Trích ý kiến của ĐBQH Hoàng Văn Xim – Tỉnh Hà Tây

Thứ Ba 09:04 05-09-2006

Kính thưa Hội nghị,
Về cơ bản chúng tôi nhất trí với nhiều nội dung đã được tiếp thu và giải trình trong Dự thảo Luật về Hội, tôi chỉ thêm có một số ý kiến sau đây:
Thứ nhất, nói chung tôi vẫn nhận thấy một điều là nhận thức của xã hội về Hội tôi cảm thấy có một cái gì đó nó chưa đúng với vai trò và tính chất của hội. Tôi cho rằng với một xu hướng xây dựng xã hội công dân thì việc hình thành hoạt động của các hội cực kỳ quan trọng và các hội thì không phải đây là những tổ chức nhỏ bé hoặc có gì đó, mà đây là những tổ chức ưu việt của một xã hội và những hội rất lớn như hội quốc tế cũng là những hội và những hội quốc gia, những hội ở khu vực. Tôi nghĩ rằng nó không phải là một tổ chức quan trọng, mà nó là tổ chức rất quan trọng của xã hội. Cho nên, với nhận thức như vậy tôi nghĩ rằng việc xây dựng, ban hành luật này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đi vào một số vấn đề cụ thể trong Điều 1 khái niệm về hội tôi cũng băn khoăn và tôi đề nghị một số từ sau đây:
Thứ nhất, hội là một tổ chức gồm những người, thì có lẽ không phải gồm những người mà thành viên của hội có thể là tổ chức, có thể là cá nhân, cho nên có thể đây gồm những thành viên thì nó mới chính xác hơn.
Thứ hai, nói rằng hội là tổ chức tự nguyện thì có lẽ đưa chữ "tự nguyện" đây hơi sớm.
Thứ ba, có một số ý kiến xoay quanh vấn đề có cụm từ "không vì mục đích lợi nhuận" ở đây không, quan điểm của tôi thì tôi đề nghị vẫn giữ từ này. Với cách hiểu như thế này là hoạt động chung của hội là hoạt động không vì lợi ích lợi nhuận, song hoạt động của các thành viên và hoạt động của các đơn vị hội dưới dạng như một doanh nghiệp thì những hoạt động đó phải vì lợi ích lợi nhuận. Cho nên tôi nghĩ rằng đưa cụm từ vào đây cũng hợp lý. Chính vì vậy, tôi đề nghị sửa đoạn như sau: hội là những tổ chức bao gồm những thành viên có cùng nhu cầu, mục đích hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền và lợi ích.v.v...Tôi nghĩ như vậy nó sẽ phù hợp hơn, đấy là cái thứ nhất.
Thứ hai, Điều 4, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội, ở khoản cuối cùng là nguyên tắc tuân theo pháp luật và Điều lệ của hội, khoản này tôi thấy băn khoăn là tuân theo pháp luật thì đúng rồi, nhưng tuân theo Điều lệ của hội thì có hợp lý không, vì từ nguyên tắc là tôn chỉ của hội thì nó xây dựng thành Điều lệ của hội. Cho nên, nếu nói là tuân theo Điều lệ của hội, chỗ này nó lại không hợp lý lắm cho nên tôi đề nghị sửa đoạn ấy thành tuân theo Hiến pháp, pháp luật và đạo đức pháp luật, tức là hoạt động của hội phải tuân theo những nguyên tắc ấy, còn Điều lệ của hội thì phải tuân theo tôn chỉ, mục đích của hội đã đặt ra, khi xây dựng Điều lệ của hội rồi.
Ý thứ ba, Điều 8, trách nhiệm quản lý Nhà nước về hội, Khoản 3 có quy định như thế này, Bộ và cơ quan ngang bộ trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm để hội tham gia các chương trình, dự án, đề tài.v.v...thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, cho đến hết, trong này tôi đề nghị ở đoạn 1 là trên cơ sở nhiệm vụ của mình thì các Bộ và cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tạo điều kiện để các hội tham gia các hoạt động này thì đúng hơn, còn có trách nhiệm để hội tham gia thì nó mang tính chất cứng và nó gò bó quá. Ở đoạn thứ hai là thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo v.v... không biết đoạn này chủ ngữ của nó là cái gì, không biết chủ ngữ của nó là Bộ, cơ quan ngang Bộ hay là chủ ngữ của nó là hội vì nó ở đoạn 2, nếu chủ ngữ của nó là Bộ, cơ quan ngang Bộ thì công tác thanh tra, kiểm tra này thì đây là chức năng đã được quy định trong luật về tổ chức Nhà nước, còn nếu chủ ngữ của nó là hội thì tôi nghĩ hội lại không có chức năng này, cho nên tôi đề nghị nghiên cứu lại đoạn này cho nó chính xác hơn.
Thứ tư, về tên và biểu tượng của hội được quy định ở Điều 12. Về cơ bản tôi nhất trí với điều này, song tôi có một suy nghĩ như thế này đề nghị các đồng chí nghiên cứu, vì tên của hội nhiều khi rất nhạy cảm, có khi có tên nó lại chưa chắc đã phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội và nó mang tính chất nhạy cảm về tư tưởng và ý chí. Ví dụ họ đề ra là tôi thành lập một hội chống tham nhũng thì tôi nghĩ nó lại rất phức tạp, cho nên tôi đề nghị thêm một câu ở đây là tên của hội là phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội thì mới rõ nghĩa này, tránh những tên mang tính nhạy cảm thì rất phức tạp.
Điều 15 về đại hội thành lập hội, trong này xoay quanh vấn đề Điều lệ của hội. Trong này quy định Điều lệ của hội là cơ quan có chức năng phải công nhận Điều lệ của hội khi hội đã báo cáo dự thảo điều lệ này, nhưng sau đó đến khi đại hội hội Điều 21 lại quy định rằng Đại hội hội sẽ thông qua Điều lệ của hội, tôi có băn khoăn thế này, giả sử Điều lệ của hội ban đầu được cấp có thẩm quyền công nhận rồi, nhưng khi ra Đại hội người ta sửa điều lệ ấy đi thì việc điều lệ sau khi thông qua Đại hội đó thì giải quyết như thế nào? Có được công nhận hay không thì lúc ấy đề nghị các đồng chí tính toán một bước như vậy cho phù hợp.
Điểm cuối cùng, Điều 16, thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký thành lập hội, ở đây có quy định Bộ Nội vụ cấp đối với các hội trong toàn quốc và nhiều tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép cho những hội mà hoạt động ở trong tỉnh, trong phạm vi một tỉnh. Cũng nhiều ý kiến, có ý kiến tôi đề nghị đối với hội nó có đặc điểm của nó, nên tôi đề nghị Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập đối với những hội trong toàn quốc và ở nhiều tỉnh, còn Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép đối với những hội hoạt động chủ yếu ở một tỉnh , để tránh trường hợp hôm nay tôi thành lập ở tỉnh này, mai tôi mở rộng ra tỉnh bên cạnh, lúc đó giải quyết hậu quả như thế nào. Tôi nghĩ hoạt đ ộng chủ yếu ở một tỉnh thì Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép. Cuối cùng tôi đề nghị riêng đối với những hội không có tư cách pháp nhân, trong này giao cho Chính phủ quy định, nếu được tôi đề nghị xây dựng một chương trong đó có một số điều quy định một cách cụ thể về hoạt động của các hội này. Bởi v ì tôi nghĩ luật này điều chỉnh chủ yếu đối với những hội có tư cách pháp nhân, c òn những hội kia rất đơn giản, có khi ta chỉ dùng một vài điều quy định những nét chung nhất hoạt động của hội đó, đỡ phải giao cho Chính phủ hướng dẫn nội dung này. Đây là một luật khá nhạy cảm, cho nên tôi đề nghị sau khi ban hành có sự hướng dẫn, sự chỉ đạo một cách hợp thời và thống nhất, tránh t ình trạng có những cái hiểu khác nhau, dẫn đến hậu quả về sau khó mà giải quyết được.

Các văn bản liên quan