Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Văn Thuận – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Thứ Ba 09:05 05-09-2006

Kính thưa tất cả các đồng chí.

Tôi xin phép tham gia vào một số nội dung còn có ý kiến khác nhau theo gợi ý của đồng chí Phó Chủ tịch điều hành cuộc họp.

Thứ nhất, xung quanh một số ý kiến băn khoăn về tiêu chí không về mục đích lợi nhuận, thì ở đây được hiểu như thế nào? Anh em chúng tôi trong nhóm trực tiếp giúp Ủy ban Thường vụ hoàn thiện dự thảo luật này, chúng tôi thấy nghiên cứu tất nhiên là không đọc được hết, nhưng những đạo luật của các nước, các quốc gia có trong tay thì một trong những tiêu chí cơ bản, nếu nó không nói là cơ bản bậc nhất là không vì mục đích lợi nhuận, chúng tôi dịch được như thế thôi chứ không biết có đúng không nó là Nirbrofit và Nirbrofit rồi phi Chính phủ tự nguyện đấy là yếu tố không thể tách rời của hội, tất nhiên của người ta, thế thì ở chúng ta phi lợi nhuận ở đây với không hoàn toàn đồng nhất với mục đích kinh tế hay lợi ích kinh tế, đấy là cách giải thích như vậy và nó được hiểu trước hết như đồng chí Chủ tịch Quốc hội nói là hội tổ chức ra không phải vì mục tiêu làm kinh tế cho dù hội đó là hội nghề nghiệp và mục tiêu số một là bảo vệ lợi ích của hội và các hội viên. Các hội muốn làm kinh tế thì tổ chức các hình thức như doanh nghiệp hoặc các nhóm. Ở chúng ta chủ yếu là doanh nghiệp, nhưng có một số tương đối như Hội tin học, Hội kiến trúc sư thì tổ chức các nhóm thực hiện dự án. Những nhóm đó và doanh nghiệp đó thì họ phải hoạt động theo nguyên tắc lợi nhuận, lợi nhuận này hoàn toàn khác theo luật kinh tế, không ai phản đối chuyện đó cả, nhưng hội thì không được.

Điều thứ hai, quan trọng hơn là các lợi nhuận thu được thông qua các hoạt động kinh tế của các hội, các đơn vị thuộc hội không được chia cho các thành viên trong hội, mà lấy cái đó để nuôi bộ máy, chi phí vào các hoạt động của hội để bảo đảm cho bằng được mục tiêu là vì mục đích của hội, vì tôn chỉ và Điều lệ của hội, ta hiểu vấn đề như vậy, không phải là quên mất yếu tố kinh tế trong này. Chúng tôi xin báo cáo lại suy nghĩ như thế và ý tưởng chúng tôi tiếp thu được, hướng là như vậy.

Vấn đề thứ hai là một số những nội dung liên quan đến Liên hiệp, sáng nay anh Quốc Anh nói có cả một số nội dung về quản lý Nhà nước. Báo cáo các đồng chí, một trong những mục tiêu xây dựng luật này là thể chế hóa đường lối của Đảng, quan điểm của Đảng mà đây khẳng định từ Đại hội IX, đến Đại hội X đó là khắc phục tình trạng hành chính hóa trong tổ chức và hoạt động của hội. Không đặt vấn đề tổ chức của hội có cấp trên cấp dưới và cũng không thể buông lỏng hoạt động của hội được. Phần buông lỏng hay không chúng tôi sẽ báo cáo sau, nhưng trước hết Liên hiệp trong này được xây dựng theo hướng là một hình thức tổ chức của hội.

Nếu chúng ta định tiếp thu ý kiến việc này thì báo cáo các đồng chí trong quá trình làm anh em chúng tôi cũng đã làm việc nhiều lần với các đồng chí lãnh đạo Liên hiệp các Hội khoa học và có thể nói cũng tiếp thu rất nhiều ý kiến các đồng chí, trao đổi đi, trao đổi lại và tạo sự đồng thuận với nhau. Nhưng một số ý kiến các đồng chí phát biểu ở đây dường như ý kiến của các đồng chí vẫn còn sót lại. Ý Liên hiệp muốn như là cấp trên của các hội, tức là bảo đảm điều hòa phối hợp hoạt động các hội thành viên, thì tôi thấy nó lại trái với tôn chỉ mục đích, lại hành chính hóa, lại có cấp trên cấp dưới. Và cũng cố gắng làm thế nào để khắc phục, để tránh thành một hệ thống, tức là Trung ương có hội, tỉnh có hội và trên này như là cấp trên và dưới như là cấp dưới, cách như thế là không được. Sửa theo luật này, dự kiến Luật về hội của chúng ta ra đời là phải khắc phục được điều đó. Cho nên phải xác định trước hết Điều 1 là hội có thể tổ chức theo hội đơn nhất hoặc liên hiệp còn liên hiệp có rất nhiều hình thức: Tổng hội, Liên đoàn v.v.... nhưng không phải là cấp trên của các hội thành viên. Các hội thành viên hoạt động theo điều lệ tôn chỉ mục đích chứ không phải chịu sự điều hòa chỉ đạo, tư tưởng là như thế. Nếu bây giờ chúng ta muốn duy trì cái đó thì cũng đề nghị các đồng chí cho ý kiến, nhưng hướng là không làm việc đó.

Thứ hai, xung quanh quản lý Nhà nước cũng muốn có một ý để đổi mới góp phần vào đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, cũng phải nói thật lâu nay thì hầu như về tổ chức biên chế, mọi thứ kể cả các hoạt động đối ngoại của hội là hầu hết do các ban của Đảng nắm, bây giờ khi chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền, khi chúng ta xây dựng một luật trong điều kiện hội nhập có nên tiếp tục duy trì như thế nữa không? Vì thế cho nên chúng tôi tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội rằng phải có quản lý Nhà nước, về mặt Nhà nước phải quản lý, còn phân công trong Đảng là việc khác, có thể việc này giao cho Bộ Nội vụ nhưng cũng có thể việc khác giao cho Bộ Ngoại giao, nhưng xu hướng ở chỗ này quản lý, tôi chỉ nói chỗ quản lý có thế thôi.

Tóm lại chúng ta định làm như thế nào, nếu duy trì mô hình như cũ thì không cần những điều này nữa, khi mà đã muốn đổi mới phương thức quản lý lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thì phải có quản lý Nhà nước.

Vấn đề thứ ba, xung quanh một số ý kiến cho rằng một số quy định trong này nó không đúng, ví dụ ý anh Đường nói về Khoản 2, Điều 5, thì báo cáo anh Đường Luật về luật sư chúng ta vừa thông qua rồi, quản lý luật trogn Luật về luật sư nó khác, cấp giấy phép khác trong này, chẳng nhẽ ta lại bảo luật này theo luật này thì luật kia Quốc hội ban hành bỏ hay sao. Chỉ nói đơn cử thế thôi hoặc một số hiệp hội theo Luật Doanh nghiệp có những quy định người ta đã tổ chức thành lập rồi, có thể có những quy định về hội nghề nghiệp, như thế thì chúng ta phải tuân thủ theo cái đó hoặc hội kiểm toán chẳng hạn v.v... tóm lại có những quy định ở đây, ngoài ý để giải mã cho được đối với hội tổ chức chính trị xã hội xử lý thế nào, thì nó còn có ý kiến như vậy nữa. Còn về nguyên tắc của mỗi quốc gia, chúng tôi đọc những luật trong tay chúng tôi có được thì nói chung là quản, thứ nhất là quản về tổ chức, anh thành lập điều lệ thế nào, số lượng hội viên thế nào, tất cả họ quy định, tới đây chắc chắn chỗ anh Đỗ Quang Trung phải có điều lệ mẫu, có hướng dẫn là như vậy để họ làm, họ quản lý chặt chứ có phải không chặt đâu, chứ không phải đơn giản như chúng ta bảo là không can thiệp vào hội đâu. Trong hội tổ chức Ban lãnh đạo có loại gì, còn các loại khác, ví dụ đại hội chắc chắn là phải có rồi, quyền hạn của hội thì phải nói là quyền hạn của hội chứ không thể nói là quyền hạn của Ban lãnh đạo. Tóm lại, những nội dung này chúng ta không phải là tự chúng ta đặt ra mà những nội dung này chúng ta đã tiếp thu những quy định của chính chúng ta, đấy là Sắc lệnh, ngay Điều 2 anh Đường nói là vô duyên hay gọi là không hợp lý. Xin thưa anh Đường là Điều 2, cốt lõi nội dung, cốt lõi của Sắc lệnh do Hồ Chủ tịch ký, lập ra phải được tư tưởng như thế để đưa vào đây trên cơ sở tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Cho nên, chúng tôi đề nghị những ý như thế, chứ không phải ngẫu nhiên mà đưa nó vào. Tôi xin có một số ý kiến như thế.

Các văn bản liên quan