Ý kiến góp ý của ông Lê Hồng Hạnh về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 08:22 07-11-2011

Tôi khẳng định giá trị báo cáo rất lớn, bất chấp cách tiếp cận như thế nào: là thông tin, nghiên cứu khoa học, nhất là trong bối cảnh hiện nay ta đang hoàn thiện pháp luật và sửa Hiến pháp. Bản thân tôi tham gia vào vấn đế rất lớn và nó liên quan đến báo cáo này và chắc chắn tôi sẽ lấy được ở đây rất nhiều thứ để đề xuất sửa chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992, đề xuất được chấp nhận không là chuyện khác nhưng với trách nhiệm của mình, dựa  trên những cái này tôi sẽ đề xuất.

Thứ hai, đây không phải cuộc tổng tiến công đầu tiên, về phía VCCI cũng đã làm hiều cuộc rồi và Chính phủ cũng đã thực hiện 1 sơ kết về thực hiện nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và có đánh giá lớn khoảng 70 trang về thực trạng trong pháp luật và mâu thuẫn tồn tại. Nhiều đánh giá trong báo cáo hôm nay các anh chị vẫn nêu chứng tỏ những gì ta nhận ra được nhưng chưa sửa được, tôi cho nhiều ý kiến là rất hay.

Tôi chỉ có những ý kiến nhỏ thôi. Thứ nhất, đóng góp của đại biểu về cơ cấu, hình thức, 1 số nội dung, tôi cho đó rất hữu ích cho việc hoàn thiện báo cáo tổng hợp, và ban soạn thảo đã có được những ý kiến rất quý. Về nội dung, có 1 điểm ở trang 2 Mục 4 các anh chị đánh giá thành công là chính pháp luật đã xóa bỏ các rào cản. Thực ra nói thế chưa chuẩn, trong báo cáo slide nói xóa bỏ các phân biệt đối xử, chúng ta chưa xóa bỏ được, xóa bỏ chỗ này nhưng lại lập nó lại chỗ khác, chúng ta chưa xóa bỏ được đúng nghĩa là xóa bỏ. Cho nên chỗ này tôi đánh giá đã xóa bỏ một số nhất định , nói xóa bỏ đánh giá chung, đặt trong bối cảnh hiện nay chưa chính xác lắm. Để báo cáo tốt hơn, tiêu chí của các anh ở đây có tiêu chí thống nhất. Nhưng nếu nói tiêu chí thống nhất trong hệ thống pháp luật chúng ta mà theo cách ta làm ở đây thì ta không tìm được đáp số. Bởi vì sao? Nếu ta nói thống nhất ở Hiến pháp, Hiến pháp cũng không cho đáp số. Bản thân Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001 cũng hàm chứa nhiều thành tố vi phạm Hiến pháp. Ví dụ: Hiến pháp quy định “quyền tự do kinh doanh của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật”, nhưng pháp luật, ông chủ tịch xã cũng ban hành văn bản, rất nhiều cái Bộ trưởng, thậm chí Chủ tịch huyện, Giám đốc sở ra những quy định pháp luật mà ta chưa giải nghĩa được những quy định đó, nhưng đó là quy định pháp luật, theo hiến pháp ông có quyền làm như thế. Như vậy bản thân hiến pháp có những quy định, ta lấy các luật chiếu vào Hiến pháp để làm vẫn chưa tạo được sự thống nhất, lấy nghị định chiếu vào luật để tìm sự thống nhất, bản thân luật đá nhau tơi bời khói lửa thì lấy đâu ra sự thống nhất. Từ thông tư chiếu Nghị định để tìm sự thống nhất thì càng dở nữa. Ngay trong một nghị định cũng tìm ra rất nhiều mâu thuẫn, do đó tiêu chí thống nhất nên chăng ta tìm ởtiêu chí mục đích. Ví dụ mục đích ta tìm sự thống nhất ở đây là phải làm sao thúc đẩy sự bình đẳng của các doanh nghiệp thì tất cả các luật, nghị định, thông tư mà ta chiếu vào đó nó cản trở quyền tự do của doanh nghiệp, của cá nhân thì ta phải phê phán, xóa bỏ, không thể chiếu vào nghị định để xóa bỏ bởi bản thân nghị định thực sự mở đường thì không thể chiếu vào đó. Do đó tình thống nhất không nên ở mặt kĩ thuật mà tính thống nhất ở chỗ mục tiêu chúng ta cần đạt tới là thúc đẩy tự do kinh doanh, quyền tự chủ doanh nghiệp thì các quy định từ văn bản a, b,c,d…có phù hợp tiêu chí đó không, thì tôi nghí đánh giá như thế hay hơn không mâu thuẫn giữa các luật và nghị định. Có những quy định không mâu thuẫn nhau nhưng cùng hạn chế tự do kinh doanh của doanh nghiệp thì sao? Chúng ta có loại không, hay do noc không mâu thuẫn nên ta để nó tồn tại? Cho nên chỗ này đánh giá 1 số tiêu chí nhất định nào đó, gọi là tiêu chí đánh giá hoặc ở đây là hợp lý, chữ hợp lý các anh lấy tiêu chí là sự phát triển bền vững thì mổ xẻ nó ra các anh không thể rà soát với tiêu chí như thế này. Vì phát triển bền vững là môi trường cũng được bảo vệ, nghĩa là chúng ta không ăn hết của cải thiên nhiên của thế hệ sau, chúng ta chén no ở thời điểm này thì thế hệ sau không có gì để làm nữa, đấy không phải phát triển bền vững. Phát triển bền vững mà doanh nghiệp có những người giàu đến mức vẩy tay 1 cái có máy bay, mua sắm giống như mua điếu thuốc, trong khi có những người nghéo đến mức ăn không có thì đó không phải phát triển bền vững. Nếu ta xét hệ thống pháp luật  mà xem  phát triển bền vững là tính hợp lý tôi cho rằng báo cáo khó đạt được tiêu chuẩn nhất định. Tôi nghĩ ở khía cạnh này, cần tìm 3,4 tiêu chí tĩnh nào đó để rà soát, không cần làm nhiều. Còn tính rõ ràng hay không về mặt kĩ thuật lập pháp…. Tôi cho rằng cái đó ta làm được về mặt kĩ thuật.

Tôi thấy báo cáo liên kết rất chặt với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Bộ Tư pháp được giao với bộ, ngành khác tiếp tục thực hiện cho được nghị quyết 48. Tôi có chia sẻ: chúng ta cố nhiều để hệ thống pháp luật đỡ cồng kềnh, mập mờ. Nhưng đến thời điểm này, các anh nói rừng luật nhưng tôi cho rằng ta đang có rừng nhiệt đới về luật, nó chằng chịt dến mức độ không tưởng tượng. Ví dụ rừng bạch dương… còn tìm cách để đi, chứ rừng nhiệt đới không trách Doanh nghiệp tìm cách để luồn,bởi không thể chui ra rừng nhiệt đới. Đây là nhiệm vụ  ta nên làm để hệ thống pháp luật đơn giản, hiệu quả, gần gũi với nhân dân, hiện nay không đạt được điều đó. Mặc dù qua thực hiện nghị quyết 48, từ 27 văn bản pháp luật, giờ ta giảm được còn 19 cái, nhưng  hệ thống pháp luật với 17 loại văn bản quy phạm pháp luật thì điểm này ta đứng nhất thế giới về nguồn luật.Với hệ thống 19 văn bản, hàng chục cơ quan khác nhau, 62, 63 Ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân,  126 các đơn vị cộng huyện…anh chị tưởng tượng chúng ta có bao nhiêu hệ thống pháp luật, nên tôi cho rằng cần đơn giản hóa hệ thống pháp luật, ban hành văn bản pháp luật. Tôi nghĩ nên rút bớt các loại văn bản, nên chăng chỉ luật thôi. Chính phủ có thể có ban hành văn bản Nghị định, các Bộ trưởng sao phải có nghị định? Các ông thực hiện điều hành nên phải ra văn bản điều hành sao lại là văn bản quy phạm pháp luật? Nên phải giảm tối đa để khi nói đến Luật thì chỉ Quốc hội, chừng mực nào đó Chính phủ có thể có quy định , ông chủ tịch huyện, Bộ trưởng cũng ra quy tắc xử sự chung cho xã hội tôi nghĩ không hợp lý.

Thứ hai, tôi cho rằng cấn đổi mới quy trình pháp luật và trong nội dung trong này đã toát lên: luật bộ nào do bộ đấy xây dựng thì chắc chắn còn nhiều mâu thuẫn, bất cập. Tôi cho rằng đổi mới quy trình ở chỗ các bộ ngành nêu yêu cầu về chính sách đối với quản lý ngành đó, còn soạn thảo do tổ chức, cơ quan khác có thể nhìn nhận vấn đề trong tổng thể hệ thống pháp luật, nhìn nhận cả vấn đề moi trường , đầu tư, tài chính…trong tổng thể mới xử lý được yêu cầu pháp luật. Trong Đại hội Đảng lần thứ 11 nhấn mạnh rõ phải đổi mới quy trình khi xây dựng pháp luật, đây là điểm chúng ta phải tiếp tục làm.

Thứ ba, trong pháp luật kinh tế tôi quan tâm, chia sẻ và bằng cách nào đó truyền thông điệp tới Quốc hội: là đến lúc phải để cho thẩm phán có sự sáng tạo của mình trong việc áp dụng pháp luật, không thể bắt ngồi chiếu từng chữ để áp dụng pháp luật. Tư duy pháp luật Mĩ là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn để người áp dụng sáng tạo pháp luật trong chừng mực nào đó, giống như khái quát hóa, chứ chúng ta đòi chi tiết từng mục một, thì không thẩm phán nào làm được. Nên tôi yếu cầu trong luật phải có sự vận dụng sáng tạo từ đó có  người đối lại sự vận dụng đó là luật sư thì sẽ tốt hơn.

Điểm nữa , trong hệ thống pháp luật của mình cần xác định cái nào của doanh nghiệp cái nào của các nhân người kinh doanh. chính phủ, Quốc hội ôm vào mình việc mở văn phòng đại diện, thì cách mở như thế nào, làm thế nào để doanh nghiệp làm.Có những tranh chấp mà tôi thấy sử dụng pháp luật không giải quyết được. Ví dụ: có công ty bầu ban kiểm soát, họ có người họ bầu nhưng  hụt đi chút tiêu chuẩn nhưng 100% cổ đông đồng ý bầu vào, nhưng lên luật Tòa án gạt lại, đây là vấn đề của doanh nghiệp cần gì luật can thiệp chỗ đó. Tôi nghĩ chừng nào không tách ra được chức năng quản lí là nên quản lí cái vĩ mô, còn cái của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thì để họ làm thì chừng đó hệ thống pháp luật của ta mới là quản lý chứ không phải thúc đẩy quan hệ phát triển.

 Để phát huy được báo cáo tôi sẽ cố gắng đưa vào đề xuất để hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Các văn bản liên quan