Ý kiến góp ý của ông Lê Quốc Đạt về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 08:23 07-11-2011

Tôi phát biểu dưới hai góc nhìn: một là của người hiểu biết pháp luật, hai là đại diện cho doanh nghiệp, đối tượng mà luật ta đang bàn điều chỉnh.

Thứ nhất luật ta rà soát hôm nay các nhân tôi đánh giá đây là báo cáo hết sức công phu, đến phút cuối vấn được bổ sung ý kiến, đấy là tiếp thu rất cầu thị của ban soạn thảo báo cáo. Ngoài những hội thảo chúng tôi tham gia, những tài kiệu tham khảo, hiện nay, toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp chúng tôi dần dần cảm thấy cởi mở hơn những năm qua, dù có những góc nhìn chưa chắc đã trùng quan điểm chúng tôi, hay có những công việc chưa chắc thuận lợi nhưng về quan điểm cá nhân tôi đã được cải thiện. Hiện nay, doanh nghiệp đã được kê khai hải quan, kê khai thuế qua mạng, trong năm nay được phép tự in hóa đơn, tôi cho đó đã cởi mở hơn rất nhiều và đã giảm bớt gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế làm ra hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho xã hội, là bộ phận quan trọng đóng góp nguông thu ngân sách, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư, nên quan điểm của tôi hôm nay không phải nhặt ra hạt sạn mà phát biểu vấn đề mang tính chất tảng đá: vấn đề đối xử giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là người nộp thuế đóng góp vào ngân sách và ngân sách trả lương cho các cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng doanh nghiệp chúng tôi khi đi gặp cán bộ quản lý nhà nước thực sự rất bức xúc. Tôi đưa ra 2 ví dụ tái chiều nhau, 1 cái rất bức xúc, 1 cái rất thỏa mãn. Năm 2005 tôi thành lập công ty TNHH, trụ sở công ty ở tại nhà tôi cách trụ sở cơ quan thuế 300m. 5 lấn tôi từ nhà tôi ra cơ quan thuế mua hóa đơn, lần thứ 5 cán bộ thuế vẫn nói không với lí do người phụ trách ấn chỉ chưa có mặt và với tính của người lính biên giới thức dậy , tôi đập cửa đồng chí Cục trưởng, xông vào và nói: tôi hỏi anh tôi đại diện công ty này, 5 lần tôi mua hóa đơn thì có được gải quyết không? May mắn là đồng chí chi cục trưởng cũng là một người lính, đã làm tôi mềm xuống và rút điện thoại hỏi người phụ trách ấn chỉ đâu, trong ddienj thoại nói em đang xịt lốp xe ở trên chợ Bưởi. Đồng chí ra gọi bộ phận hành chính: mày lên chợ bười đón nó về ngay, thì chưa đầy 5 phút đồng chí phụ trách ấn chỉ có mặt, vấn đề ở đây là thái độ. Tôi có nói, các anh chị hết sức tạo điều kiện cho chúng em, chúng em thành công sẽ không quên ơn.Nhưng không có việc thành công mới cảm ơn, đồng tiền đi liền khúc ruột, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, phong bì vào bay ngay, không nằm đấy. Lí do doanh nghiệp như vậy, trong việc sử đổi 16 luật gần đây thì nên đưa ra vấn đề phải coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ không phải quản lý thông thường, vì doanh nghiệp nộp tiền vào ngân sách để ngân sách trả lương cho cán bộ, vậy sao cán bộ không phục vụ doanh nghiệp. Hiện nay ta nói đến dịch vụ công, chúng tôi đến đăng kí sử dụng dịch vụ có nộp lệ phí, phí trong phí ngoài có cả, tại sao chúng tôi không được phục vụ. Chúng tôi vào Đồng Nai làm việc được người dân kêu ca rất thèm muốn được phục vụ.

Vì vậy, tôi có những kiến nghị rất nhỏ và mong được luật hóa:

Thứ nhất phải thể hiện thái độ giao tiếp của cán bộ với doanh nghiệp. Thứ hai quy định rõ việc cung cấp thông tin của cán bộ đối với doanh nghiệp khi có yêu cầu. tôi cho rằng phải được luật hóa, không được luật hóa chúng tôi không có căn cứ để khiếu kiện, nếu được luật hóa thì đảm bảo nền kinh tế sẽ có hành lang thông thoáng hơn cho doanh nghiệp.

Hiện nay doanh nghiệp đã được cải cách nhiều nhưng vẫn vất vả với hệ thống báo cáo. Ví dụ cuối năm chúng tôi vẫn phái báo cáo các loại với cơ quan thuế, rồi sang cơ quan thống kê nộp 1 số văn bản. Theo tôi với trình độ phát triển công nghệ thông tin hiện nay, trình độ tiếp thu sử dụng công nghệ số , cơ quan quản lý Nhà nước cần phải được đầu tư và giảm tải cho doanh nghiệp chúng tôi, 1 mẫu biểu báo cáo chúng tôi phải nộp và sau khi nhập vào của ngành thuế thì những ngành khác như bảo hiểm, lao động thương binh xã hội, ngành thống kê dựa vào đó search ra những thông tin mình cần, tránh để doanh nghiệp làm quá nhiều báo cáo trong 1 năm.

Về những quy định mang tính chất hình thức hiện nay nên bãi bỏ, thí dụ thành lập công ty kinh doanh bất động sản, vốn điều lệ 6 tỷ trở lên, rồi chứng chỉ về sàn, thẩm định giá…cái đấy không cần thiết, không đi vào đời sống. Chúng tôi được biết khi cần không có gì không mua và thuê được, vậy luật quy định như thế với thực tiễn có ăn nhập không, nếu không lần rà soát này nên cương quyết đề nghị tháo gỡ.

Cuối cùng theo tôi trong việc đề xuất sửa đổi 16 luật lần này chúng ta lưu ý nhiệm kì quốc hội lần này đã đưa ra nghị quyết sửa đổi Hiến pháp, vì vậy sửa đổi luật không nên nóng vội trành việc lại trái hiến pháp.

Các văn bản liên quan