Ý kiến góp ý của GS. TS Đặng Văn Thanh về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 08:22 07-11-2011

     Thứ nhất, về báo cáo rà soát tôi đánh giá rất cao, có sự chuẩn bị rất công phu và tích cực, nội dung phong phú. Đã làm rõ chủ đề là rà soát và từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung các hệ thống luật hiện hành.

     Thứ hai, về quan điểm xem xét.

     Thứ nhất, nên chăng tách bạch cho rõ: Thứ nhất, đã là luật pháp thì phải nói rõ điều gì hiện nay không còn phù hợp hoặc chưa đúng cần sửa. Thứ hai, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển để phát sinh mới, mà đã phát sinh mới thì đòi hỏi luật cách đây 5-7 năm đặt ra được mà bây giờ vẫn đặt ra được. Chẳng hạn Luật doanh nghiệp có cả một quá trình của nó, từ chỗ là doanh nghiệp nhà nước rồi doanh nghiệp tư nhân… tiến tới một doanh nghiệp chung khá là vất vả. Ngay lúc đó chưa tính được tập đoàn thế nào? Lúc đó mới chỉ đưa chưpng về nhóm doanh nghiệp, bây giờ lại phát sinh tập đoàn. Lúc này là lúc phải đó điều khoản chế tài về tập đoàn, mặc dù cũng chưa hình dung hết được về tập đoàn như các công ty con, công ty mẹ dưới dạng tổng công ty 90, 91… Tôi đề nghị làm rõ những điều chưa hợp lý, mâu thuẫn, chưa đúng và cần phải sửa đổi.

      Thứ hai, cần chỉ ra những vấn đề phát sinh tiếp hay những gì sắp tới đây. Nêu những vấn đề hiện nay đang phát sinh mà chúng ta chưa điều tiết được. Cần tính xem 3-5 năm nữa thì phát sinh cái gì?

     Thứ ba, về nội dung rà soát. Chúng ta rà soát luật hay rà soát việc tổ chức luật. Bởi vì rất nhiều vấn đề nêu trong báo cáo này là do vấn đề thực hiện, hướng dẫn, nhận thức của người dân cũng như toàn xã hội. Cho nên mới có chuyện có luật mới là điều khoản của luật cũ vẫn chưa có hướng dẫn. Về chủ trương Quốc hội hiện nay rất đúng. Chúng ta cố gắng giải quyết dần các luật khung, tăng dần các luật. Quốc hội ra hai vấn đề là: từ nay trở đi các luật trình ra Quốc hội buộc phải có các nghị định kèm theo, chỉ có điều là không đầy đủ hoặc sau đó ban hành chậm; thứ hai, chương cuối cùng của luật không có câu Chính phủ hướng dẫn thi hành luật này mà quy định rõ là Chính phủ  hướng dẫn điều bao nhiêu của luật này. Tôi cho đó là tiến bộ, chỉ có điều trong quá trình thực hiện bị méo mó đi bởi vì người soạn ra luật nhiều khi vẫn đứng ra bảo vệ quyền lợi nào đó. Cho nên rất nhiều luật bị ảnh hưởng. Tôi đề nghị tập trung rà soát luật, tách riêng phần tổ chức luật.

     Cuối cùng đề nghị: thứ nhất, nên kiến với Quốc hội nâng cao tính chất luật để hạn chế việc hướng dẫn quy định lạ bởi vì nhiều khi trình một đằng lại đi một chỗ khác.

     Thứ hai, nên có kỷ cương không nên ép quá. Rất nhiều luật muốn thông qua nhưng không trình hoặc trình chậm, hay rất nhiều luật không thông qua nhưng lại chuẩn bị rất tốt dẫn đến không thống nhất.

     Thứ ba, nên có kiến nghị cụ thể hơn với Quốc hội các hướng.

Các văn bản liên quan