Góp ý của Bà Trịnh Thanh Hiền về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 08:20 07-11-2011

Thứ nhất tôi đề nghị chỗ phần tổng quan nên chia các mục rõ ràng, tôi đề nghị với tư cách là người sẽ nhận bản này. Thứ nhất các anh viết tràng giang đại hải, các chữ rất giống nhau, rất khó nhìn. Ví dụ : mục I, các anh ghi là mục tiêu, đánh đậm; thứ hai là phạm vi nghiên cứu, thứ ba là tiêu chí, thứ tư là quá trình thực hiện hoặc nghiên cứu và mục thứ năm là kết quả nghĩa là kết quả đạt được ở đây là gì. Như vậy phần tổng quan nên rõ ràng.

Thứ hai là phần những tác động tích cực của pháp luật hiện hành. Ở đây, tứ nhất quan điểm của tôi là phải có, không như anh Phụng nói, có là để mị dân, đọc lên thấy hay mới đọc phần dưới, mà phải có vì trong báo cáo chi tiết đều có đánh giá phần ưu điểm. Tôi thấy báo cáo chi tiết phần ưu điểm dưới còn nhiều hơn phần trên của các anh. Thứ hai, khi gọi là rà soát thì phải có ưu điểm, khuyết điểm. Nên theo tôi có là vì lí do đấy. Trong phần tác động tích cực, tôi đề nghị các anh cũng phải tương tự như phần bất cập, phải có phần đánh đậm, vì tên tiêu đề rất có tác động, nhìn vào là thấy được ngay. Tôi đề nghị 1,2,3,4,5..các anh phải có phần đánh đậm, có phần giải trình thêm.

Phần bất cập các anh đã rất chi tiết nên tôi không có ý kiến.

Phần kiến nghị, tôi nghĩ rằng kiến nghị của chúng ta là hoàn thiện hệ thống pháp luật và làm thế nào để luật đi vào cuộc sống. Trong phần đối với quốc hội, tôi nghĩ trong thực  tế, các nước hay có việc Quốc hội phải làm là giải thích luật. Ở Việt Nam thực sự mà nói chưa làm được việc giải thích luật, gọi là bình luận khoa học, tôi thấy thiếu phần đấy. Nó không phải là bản hướng dẫn nhưng nó là sự giải thích của những người làm ra câu chữ đó, tôi đề nghị quốc hội phải có phần này, do ai làm ra để  Quốc hội thông qua thì tùy nhưng phải có để thống nhất.

Thứ hai, để pháp luật đi vào cuộc sống, tôi thấy từ luật, nghị định , thông tư có rất nhiều và người thực hiện rất khó khăn. Trong một lần tôi tham gia hội thảo với nhà pháp luật  Pháp luật Việt – Pháp, ông luật sư người Pháp nói với tôi, tại sao Việt Nam không ban hành những bộ, ví dụ ở bên Pháp ban hành bộ luật dân sự, điều bao nhiêu, bao nhiêu văn bản bên dưới 1 điều nó đưa xuống bao nhiêu, người ta đọc 1 điều người ta hiểu dưới điều đó có bao nhiêu nghị định, thông tư chỉ với một điều đấy, gọi là pháp điển hóa, tôi thấy rất có tác dụng với người dân, đặc biệt là doanh nghiệp. không thể đi vào rừng văn bản thế này, đến người soạn thảo không biết có bao nhiêu văn bản, tôi thấy rất khó khăn. Tôi có hai kiến nghị đấy để pháp luật thực thi.

Đối với báo cáo chuyên ngành, tôi đề nghị mỗi luật để đầu dòng riêng, để liền thế này, ví dụ: lên luật doanh nghiệp để tiêu đề luật doanh nghiệp to lên để người sử dụng dễ sử dụng. Trong phần thống nhất, tôi đồng ý với ý kiến: sự thống nhất này là thống nhất giữa văn bản trên và dưới, thống nhất ngang thì chưa có một báo cáo nào. Nếu các anh có sức, có lực, có thể làm nữa, như anh Đặng Hùng Võ đã nói mâu thuẫn giữa luật nọ luật kia, ở đây mình phân tích từng hệ thống luật một, còn liên 16 luật này có đá nhau không, tôi đề nghị có một báo cáo chuyên đề riêng. Nếu các anh chưa làm thì tôi thấy ở đây chưa có móc xích giữa các luật với nhau. Đấy cũng là sự thống nhất, không chỉ trên dưới mà là ngang.

Riêng báo cáo chuyên đề về lĩnh vực hàng hải, tôi đề nghị tên phải viết chính xác là Bộ luật hàng hải Việt Nam, không phải nhiều luật Việt Nam đều có tên Việt Nam đằng sau mà chỉ có một số luật, nên tên luật phải viết chính xác. Thứ hai, bên cạnh những ưu điểm, hôm trước trong bài tham luận chuyên ngành tôi đã nói, với tư cách cơ quan quản lý nhà nước, sẽ thụ lý và trình quốc hội dự án luật này trong nhiệm kí này. Chúng tôi thấy có nhiều ý kiến tán đồng, đặc biệt phần doanh nghiệp liên quan đến hợp đồng. Tuy nhiên tôi góp ý thêm , nếu có thể được, nhóm ccs tác giả trong các nội dung các anh phải chỉ rõ nó nằm ở văn bản nào, trong này nó khá lẫn lôn giữa luật, nghị định, thông tư. Chúng ta sửa cái này cái kia nhưng không biết nó nằm ở đâu. Ví dụ: phạt vi phạm hành chính không nằm trong luật mà nằm trong nghị định số bao nhiêu. Hoặc có một số kiến nghị chung chung, ví dụ hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của thuyền viên, đọc rất khó tiếp thu.

Các văn bản liên quan