Ý kiến góp ý của GS.TS Đặng Hùng Võ về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 08:21 07-11-2011

1.        Về phần đánh giá chung về hệ thống pháp luật phục vụ cho môi trường kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước tôi cho là rất đúng.

     Hệ thuật Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và Luật đất đai thì thấy 3 luật này có những cái rất không ăn nhịp với nhau trong quá trình đổi mới. Ví dụ: khi chúng ta chuẩn bị chính sách rất lớn là giao đất hợp tác xã cho hộ gia đình, cá nhân thì Luật đất đai lần thứ nhất lại ra đời trước khi thực hiện chính sách này, tức là luật không ăn nhập với chính sách. Trong khi chúng ta có luật để bảo đảm cho việc giao đất cho tốt thì luật lại ra trước chính sách. Lần thứ hai là Luật năm 1993,thì một năm sau chúng ta có đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tức là luật cũng ra một năm trước khi chúng ta thực hiện. Tôi cho rằng điều này thể hiện tính không đồng bộ. Hoặc ví dụ: Luật xây dựng và Luật đất đai lần thứ 3 được thông qua cùng một kỳ họp Quốc hội tháng 11/2003 nhưng riêng về cơ chế nhà nước thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư, hai hệ thống luật này lại hoàn toàn khác nhau. Riêng khái niệm bồi thường và khái niệm đền bù thì hai hệ thống luật này hiểu hoàn toàn khác nhau; trách nhiệm của nhà đầu tư thực hiện việc bồi thường hỗ trợ tái định cư đến đâu, trách nhiệm của nhà nước đến đâu thì hai hệ thống luật này cũng hiểu hoàn toàn khác nhau; hay trường hợp nào phải đồng thuận (tức là trên cơ sở thương thảo), trường hợp nào thì lấy áp lực của cơ quan hành chính, hai hệ thống luật này cũng hành hoàn toàn khác nhau. Tức là cùng những gương mặt của đại biểu Quốc hội tại cùng một kỳ họp thông qua hai luật mà lại theo hai hệ thống hiểu khác nhau.

     Đấy là một phần trong nhận xét chung. Và đến bây giờ chúng ta rút ra được là chúng ta cứ đổi mới liên tục thì lại là điều dở, đổi mới thì bước nào phải ra bước đấy sẽ không ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Chúng ta cứ thấy sai thì sửa là cách đi rất tai hại. Ngay các địa phương, các huyện, xã người ta nói “các bác cứ thay đổi nghị định liên tục thế này thì chúng em ở dưới thì chết”. Tức là một nghị định mới của Chính phủ ít nhất phải một năm sau mới về được đến xã. Thế mà riêng một nghị định như seri bồi thường hỗ trợ tái định cư từ năm 2004 tới nay đã có 5 nghị định (197, 117, 84, 69, 121), tức là hơn một năm chúng ta lại điều chỉnh chính sách một lần. Ở mặt nào đó thì ý tưởng thấy sai là sửa là tốt nhưng đối với cuộc sống thực tế thì ý tưởng đó là không tốt. Cách làm như vậy làm cho môi trường đầu tư bị méo và hệ thống pháp luật không nhất quán.

2.     Về hệ thống luật đất đai.

Trong sửa đổi pháp luật đất đai chưa có một lý luận chính trị kinh tế học nhất quán, mỗi một lúc chúng ta lại luận ra một kiểu khác nhau và để chứng minh cho cách đổi mới. Như vậy là cơ sở lý luận hoàn toàn không nhất quán. Chính vì vậy mà chúng ta cứ bước từng bước rất ngắn, hiểu được đến đâu, thấy cái này chính thống nhưng có điều vô lý trong thực tế thì lại sửa một chút. Thứ hai là có nhiều ý tưởng đề xuất tiến bộ trong quá trình soạn thảo luật pháp nhưng chúng ta bị vướng một cách thức là hình như chúng ta rất sợ sẽ bị địch xâm lược bằng thị trường bất động sản là bởi vì gì cởi mở cho nhà đầu tư nước ngoài là đều bị chặn. Trong báo cáo đã nói chuyện này rất rõ. Tôi cho rằng chúng ta đang sợ bị xâm chiếm bằng chính sách đất đai tức là địch tung tiền vào mua đất thông qua môi trường đầu tư, qua các nhà đầu tư nước ngoài để xâm lược Việt Nam bằng kinh tế. Tôi cho rằng ý tưởng trước đây thể hiện điều này. Nhiều chính sách cần phải làm nhưng luôn bị chặn lại. Chính vì vậy hiện nay vướng mắc rất nhiều thứ trong quyền bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệp nay chúng ta không có bình đẳng.

Một trong những nhận định trong báo cáo tôi cho rằng rất chính xác là quyền tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư là hoàn toàn khác nhau, đấy là điều chi phối toàn bộ khu vực mà phải sửa đổi pháp luật – đó là quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư thuộc các nhóm khác nhau và cách tiếp cận đất đai khác nhau. Nó cũng chi phối đến việc bồi thường hỗ trợ tái định cư, đến việc nhà nước tự thu hồi hay đất hay tự thương thảo. Hiện nay chúng ta vẫn dùng một cách là nhà đầu tư trong nước được thuê đất trả tiền hàng năm hoặc được giao đất, nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất trả tiền hàng năm và thuê đất trả tiền một lần. Chúng ta vẫn coi nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thuê đất trả tiền một lần tương đương với nó là nhà đầu tư trong nước được giao đất trả tiền một lần. Và hai anh này là quyền tương đương nhau. Chính vì vậy nhiều khi có ý kiến là nhà đầu tư trong nước không được trả tiền một lần.

Điều này xuất phát từ một điểm là chúng ta công nhận sở hữu toàn dân về đất đai, vậy thì tính tương đồng giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng của ta với các nước công nghiệp là khác nhau. Chính vì vậy định danh là của ta không theo chuẩn định danh của quốc tế là chỉ có quyền sở hữu tuyệt đối và quyền được thuê (có thời hạn). Còn của ta chia ra thuê đất trả tiền một lần và hàng năm, rồi giao đất, Luật 2003 cố gắng đồng nhất khái niệm thuê đất trả tiền một lần và giao đất trả tiền một lần, đối với doanh nghiệp trong nước thì được giao đất trả tiền một lần, doanh nghiệp nước ngoài thì được thuê đất trả tiền một lần, hai anh có quyền và nghĩa vụ tương đương. Nhưng sự thực cách tiếp cận như thế không đúng. Hơn nữa trong quá trình trước đây cũng có những cách tiếp cận đối với dự án đầu tư gọi là quá vì nhà đầu tư. Ví dụ như các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán mà nhà đầu tư được giao đất vô thời hạn, hay nói cách khác dự án đầu tư này được thực hiện vô thời hạn. Mà một án đã được thực hiện vô thời hạn thì chẳng có nước nào làm như thế cả. Riêng đối với đất ở của ta là đi hơi quá đà so với kể cả các nước công nghiệp phát triển. Các nước công nghiệp phát triển họ cũng không cho quyền sử dụng đất ở rộng rãi và tuyệt đối như thế. Ví dụ Singapore đất ở chỉ được cao nhất là 999 năm đối với đất mà cha ông để lại. Còn của ta đất được giao mới cũng là vô thời hạn. Đối với hộ gia đình, cá nhân giao vô thời hạn là đúng. Nhưng đối với tổ chức mà giao đất ở vô thời hạn là không đúng. Nó làm cho nhà đầu tư hiện nay có tiền giữ hết đất và trong tương lại không còn đất để làm gì nữa. Bởi vì cứ biện ra là đất ở, nguồn gốc đất ở rồi một hồi là tất cả loại đất đó thành loại nhà đầu tư sử dụng lâu dài. Đây là điều đi quá đà so với những cần thiết của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đối với đất đai. Điều này bắt đầu từ năm 1998 chứ không phải năm 2003. Đến nay thì cho nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh, xây dựng nhà ở để bán, chúng ta cũng đành phải cho theo quy định trong Nghị định 84 là được giao đất, thuê trong thời hạn dài nhất là 70 năm, phải trả tiền sử dụng đất cho nhà nước giống nhà đầu tư trong nước. Hết thời hạn thì đương nhiên được kéo dài. Đây mới là điều đáng lưu tâm.

Để tạo một môi trường đồng nhất không khó. Thứ nhất, tất cả các dự án đầu tư xác định là có thời hạn. Hình thức nếu là ngắn hạn thì nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần, hoặc là cho thuê đất trả tiền hàng năm. Và chỉ có hai cái đó, chứ ngắn hạn thì không được có giao đất. Trong nước cũng là thuê đất trả tiền một lần và được quyền chuyển nhượng bất động sản, còn nếu không được chuyển nhượng thì cho thuê đất trả tiền hàng năm. Đây là trong điều kiện chúng ta chưa có gì thay đổi về chế độ sở hữu. Như vậy thì nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn tương tương.

Đối với đất ở thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng lâu dài, nhưng đối với doanh nghiệp dứt khoát phải có thời hạn. Dự án đầu tư phải được kết thúc, hết thời hạn phải bán hết nhà, chứ không có chuyện hết thời hạn lại để nhà đấy rồi vài trăm năm chưa bán hết. Nên tại sao có tình trạng nhà cứ bị đầu cơ là do chính chúng ta đã giao thời hạn sử dụng đất vô thời hạn cho doanh nghiệp có dự án đầu tư.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài chúng ta có thể cho phép nhận chuyển nhượng, thuê hoặc nhận góp vốn của hộ gia đình, cá nhân mà điều này trước đây khi thông qua Quốc hội là Quốc hội rất ngại chuyện này, thường bác quy định này. Theo tôi là được thực hiện quyền này trong phạm vi dự án đầu tư đã được xét duyệt, tức là không phải tất cả các nơi đều được nhận chuyển nhượng, nhưng tại một dự án đã được xét duyệt về địa điểm thì trong phạm vi dự án thì được nhận chuyển nhượng thuê hoặc nhận góp vốn. Chúng ta kiểm soát bằng phạm vi địa điểm đã được xác định thì được quyền này.

Chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập một chế độ sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các doanh nghiệp để có được tính thống nhất, đảm bảo giữa trong nước với ngoài nước; đồng thời có thể giải quyết được các việc khác như việc các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán mà mua từ 51% tỷ lệ cổ phiếu trở lên, hoặc doanh nghiệp nước ngoài được tham gia vào việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Đấy là những cái tắc mà chúng ta gặp khi chưa giải quyết được cơ sở của cách tiếp cận đất đai của một doanh nghiệp nước ngoài khi không phải là nhà đầu tư vào Việt Nam, cũng như việc thế chấp bằng bất động sản tại các tổ chức tín dụng nước ngoài. Đây cũng là một ách tắc từ lâu mà đáng ra phải cho ngân hàng có pháp nhân nước ngoài, nhưng chúng ta chưa cho được là bởi vì cơ chế tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp nước ngoài chưa phải là nhà đầu tư hiện nay chưa có. Nhưng nếu như cách tôi nói vừa rồi thì chúng ta có thể xác lập được một chế độ sử dụng đất phi nông nghiệp, rồi kể cả đất nông nghiệp cho các doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động trong môi trường đầu tư một cách thống  nhất, có hệ thống. Điều này chúng ta hoàn toàn có thể làm được. 

Các văn bản liên quan