Vấn đề chuyển quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm chuyển rủi ro – Luật sư Võ Nhật Thăng

Thứ Hai 10:57 12-09-2011

MỘT SỐ Ý KIẾN BỔ SUNG BÁO CÁO RÀ SOÁT LUẬT

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2005

LS Võ Nhật Thăng

Trọng tài viên VIAC

1-/ Vấn đề chuyển quyền sở hữu hàng hóa:

1.1- Luật pháp quốc tế đề cập vấn đề này như thế nào?

Vấn đề chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong các công ước thương mại quốc tế và trong luật pháp của các nước trên thế giới là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Bản thân Công ước Viên 1980 cũng không đề cập tới vấn đề này. Incoterms - một tập quán mua bán quốc tế được áp dụng rộng rải trong thương mại quốc tế - cũng không hề đã động gì tới vấn đề chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong các điều khoản liên quan.

Theo giải thích của ICC thì luật pháp của nhiều nước quy định một bên gọi là đã nắm được quyền sở hữu hàng hóa khi bên đó, hoặc là trực tiếp hay gián tiếp, đã có được trong tay mình các loại chứng từ thể hiện quyền định đoạt hàng hóa như vận đơn đường biển- một chứng từ thể hiện quyền định đoạt hoặc chuyển giao hàng hóa. Vì vậy trong các hợp đồng mua bán quốc tế các bên cần quy định rõ khi nào thì người mua sẽ trỡ thành người sở hữu hàng hóa. Trong một số trường hợp người mua có thể chưa trở thành người sở hữu hàng hóa khi mà người bán- theo quy định của điều khoản quyền bảo lưu sở hữu hàng hóa- vẫn đang còn nắm giữ quyền này tới chừng nào anh ta thu được tiền bán hàng từ người mua. Chính vì vậy, Điều 92 của Bộ luật hàng hải Việt nam đã quy định “ người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho ngừoi nhận hàng hợp pháp nếu chưa chuyển giao ( to be vested) quyền này cho ngừoi khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu hành trình, có quyền thay đổi ngừoi nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu….” Thực tế tinh thần và lời văn của quy định này trong Bộ luật hàng hải Việt nam bắt nguồn từ học thuyết “ Stoppage in transitu” của luật Anh.

1.2- Quy định của Luật thương mại Việt nam:

Điều 62 của Luật thương mại Việt nam quy định : “ Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa:

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.”

Rất lấy làm tiếc là tuyệt đại bộ phận hợp đồng xuất nhập khẩu hiện nay của các doanh nghiệp Việt nam với các đối tác nước ngoài không bao giờ quy định thời điểm nào thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao, trong khi đó thì đại bộ phận hàng Việt nam xuất khẩu theo điều kiện FOB còn nhập khẩu thì theo điều kiện CIF hoặc CFR. Như vậy theo tinh thần và lời văn nói trên của Điều 62 Luật thương mại thì sau khi giao hàng xuống tàu ở cảng Việt nam gần như mặc nhiên quyền sở hữu hàng hóa đã nằm trong tay người mua của nước ngoài trong khi đó thì việc thu hồi tiền bán hàng của người bán hàng ở Việt nam sẽ gặp khá nhiều rủi ro.

1.3- Khuyến nghị sửa đổi:

Từ tình hình nói trên theo tôi cần sửa đổi lại Đièu 62 trong Luật thương mại như sau:

“Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua kể thừ thời điểm người bán đã được thanh toán tiền hàng hoặc đã nhận dược cam kết sẽ thanh toán tiền hàng của người mua.”

2.- Vấn đề thời điểm chuyển rủi ro:

2.1- Luật thương mại Việt nam 2005 ra đời khi chưa xuất hiện INCOTERMS 2010. Từ 1/1/2011 trở đi INCOTERMS 2020 đã được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Điểm khác nhau nổi bật giữa INCOTERMS 2010 với các chế bản trước đó là INCOTERMS 2010 áp dụng cho cả thương mại nội địa. Một thay đổi nổi bật nữa trong INCOTE RMS 2010 là ranh giới “lan can tàu” để xác định thời điểm chuyển rủi ro đã bị hũy bỏ và thay và đó là boong tàu ( on board). Ngay cả trường hợp giao hàng cho người vận tải ( không phải là tàu biển) sử dụng xe tải thì trách nhiệm giao hàng của người bán cũng phải bốc hàng lên phương tiện do người mua chỉ định ( on the means of transport).

Trong các Điều từ 57 đến 61 cuả Luật thương mại Việt nam chỉ quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang ngừoi mua là: “ khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền.”

2.2- Khuyến nghị thay đổi:

Cần nghiên cứu thay đổi ranh giới chuyển rủi ro trong các Điều từ 57 đến 61 của Luật thương mại cho phù hợp với thực tiến quốc tế.

Các văn bản liên quan