Xác định thiệt hại của doanh nghiệp trong trưởng hợp GĐ doanh nghiệp bị xử hình sự oan

Thứ Ba 14:27 17-07-2007


THAM LUẬN
Xác định thiệt hại của doanh nghiệp trong trường hợp giám đốc
doanh nghiệp bị xử lý hình sự oan
 


Kính thưa hội nghị !

Tên tôi là : Lương Ngọc Phi                            58 tuổi

Địa chỉ : Số nhà 28, tổ 16, phường Quang Trung – Thành phố Thái Bình.

Chức vụ : Giám đốc công ty TNHH Thương mại Thanh Phong.

Kính thưa hội nghị !

- Ngày 1/5/1998 cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt giam khẩn cấp đối với tôi về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” theo điều 135 Bộ luật hình sự năm 1985.

- Quá trình bắt giam tôi điều tra về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”         cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Bình tiếp tục khởi tố bổ sung đối với tôi về tội “trốn thuế” theo điều 169 Bộ luật hình sự năm 1985.

- Ngày 27/4/1999 VKSND Tỉnh Thái Bình đã ra cáo trạng truy tố tôi 2 tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và tội “trốn thuế”.

- Ngày 29/9/1999 Toà sơ thẩm Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình đưa vụ án ra xét xử quy kết tôi phạm 2 tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và tội “trốn thuế” tuyên phạt 17 năm tù giam.

- Sau khi xét xử sơ thẩm, tôi đã làm đơn kháng cáo kêu oan cả 2 tội tới Toà phúc thẩm Toà án  nhân dân tối cao tại Hà Nội.

- Ngày 25, 26/4/2000 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã xét xử lại vụ án và tuyên tôi không phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” huỷ phần bản án sơ thẩm về tội “trốn thuế” để điều tra lại.

- Ngày 16/10/2006, sau thời gian dài điều tra lại tội “trốn thuế” Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với tôi về tội “trốn thuế” theo khoản 2 điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Như vậy tôi hoàn toàn bị oan, do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Với khoảng thời gian rất dài từ khi khởi tố bị can bắt giam tôi 1/5/1998  đến 16/10/2006 là 8 năm 6 tháng = 3096 ngày, trong đó có 35 tháng giam oan và hơn 68 tháng tại ngoại bị cấm đi khỏi nơi cư trú. 
   
Kính thưa hội nghị !

- Là người bị hàm oan, bị bắt giam suốt thời gian dài tôi biết rất rõ những thiệt hại về uy tín, danh dự, kinh tế, sức khoẻ, tinh thần của bản thân mình và gia đình mình. Những thiệt hại đó ảnh hưởng của nó còn rất lâu dài, nó đeo đẳng theo suốt cuộc đời của tôi chưa có hồi kết thúc. Tại hiến pháp năm 1992 ghi  nhận tại các điều 72 và 74 “người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự”.

- Ngày 17/3/2003 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 11 đã ra nghị quyết số 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Tuy nhiên đó mới chỉ là trách nhiệm của nhà nước bồi thường đối với người bị oan mà thôi, còn trách nhiệm bị thiệt hại toàn diện khi giám đốc - người đại diện theo pháp luật bị bắt oan thì nhà nước bồi thường cho doanh nghiệp như thế nào ? mà những thiệt hại đó vô cùng to lớn.

Kính thưa hội nghị !

- Năm 1992 chúng tôi gồm có 13 thành viên góp 1 tỷ năm trăm bốn mươi triệu đồng để cùng nhau kinh doanh sản xuất, được UBND Tỉnh Thái Bình ra quyết định thành lập Công ty TNHH Hoà Bình với ngành nghề kinh doanh sản xuất nông sản xuất khẩu cơ cấu tổ chức công ty TNHH Hoà Bình với 13 hành viên sáng lập, có hội đồng quản trị, tôi là người được các thành viên bầu làm giám đốc công ty - người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Từ năm 1992 đến năm 1998 doanh nghiệp do tôi làm giám đốc kinh doanh rất hiệu quả, được UBND Tỉnh Thái Bình giao cho dự án sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tạo điều kiện công ăn việc làm cho hàng vạn người dân làm nông nghiệp trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn làm ra hàng hoá nông sản, xuất khẩu cho nước ngoài đồng thời nâng cao giá trị thu nhập trên đầu diện tích.

- Việc làm ăn của công ty đang trên đà phát triển, tạo dựng được kế hoạch sản xuất hàng nghìn ha nông sản,  tìm kiếm ổn định được đối tác nước ngoài cho việc xuất khẩu. Có uy tín trên thương trường, được ngân hàng tín nhiệm cho vay vốn, được bạn bè khách  hàng gần xa tin tưởng, được UBND Tỉnh Thái Bình đánh giá là doanh nghiệp kinh doanh đúng hướng, đạt hiệu quả, ấy vậy mà chỉ một thời gian ngắn ngủi, các cơ quan tố tụng hình sự tỉnh Thái Bình đã hình sự hoá dân sự vụ án quy kết bắt giam giám đốc công ty, niêm phong nhà cửa kho tàng, kê biên toàn bộ tài sản, tịch thu con dấu của doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, phao tin thất thiệt tuyên truyền báo chí nói xấu doanh nghiệp, tổ chức phát mại tài sản với giá rẻ mạt, đưa doanh nghiệp nhanh chóng tới phá sản hoàn toàn.

Kính thưa hội nghị !

+ Tại thời điểm khi tôi là giám đốc doanh nghiệp bị xử lý hình sự oan thì thiệt hại thực tế xảy ra đối với doanh nghiệp vô cùng to lớn.

1. Thiệt hại về tinh thần.
 
- Đặc thù của loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH với cơ cấu tổ chức các thành viên trong doanh nghiệp là anh em ruột thịt, cha, con, vợ, chồng, bạn bè thân thiết cùng góp vốn làm ăn, cho nên khi giám đốc doanh nghiệp bị xử lý hình sự thì các thành viên doanh nghiệp bị hoang mang, chán nản, giao động bị tai tiếng, bị xa lánh, bị các cơ quan tố tụng điều tra, xét hỏi, doạ dẫm, lợi dụng vợ con ốm đau bệnh tật, không ai còn thiết tha làm ăn gì nữa.

2. Thiệt hại về uy tín doanh nghiệp.

- Để xây dựng doanh nghiệp có uy tín trong làm ăn như doanh nghiệp tôi thì cũng phải mất thời gian khá dài, doanh nghiệp tôi đã mua bán hàng hoá với nhiều bạn hàng, nhiều tổng công ty trong nước, nhiều khách hàng nước ngoài rất có uy tín. Trong việc thanh toán tiền hàng, ứng vốn đầu tư đảm bảo chất lượng hàng hoá, quan hệ tín dụng với ngân hàng rất uy tín. Từ khi thành lập đến khi tôi bị bắt, riêng về mặt hàng nông sản, các bạn hàng lớn trong nước đều biết tên tuổi công ty tôi, họ rất tin tưởng khi doanh nghiệp tôi mua hàng hoặc bán hàng cho họ. Nhưng khi giám đốc doanh nghiệp bị xử lý hình sự đến nay thì tên tuổi doanh nghiệp tôi bị lu mờ, mọi giao dịch đều khó khăn ai ai cũng cho là doanh nghiệp bị phá sản.

3. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất.

- Khi bắt giam giám đốc, các cơ quan tố tụng đã tịch thu con dấu tròn của doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho các thành viên và người lao động trong doanh nghiệp mất công ăn việc làm suốt 3 năm làm thiệt hại thu nhập thực tế bị mất từ tiền lương của 13 hành viên hơn 700.000.000đ (chưa kể thu nhập của người lao động thời vụ bị mất việc).

Cộng  : 700.000.000 đồng.

4. Thiệt hại về tài sản.

a. Thiệt hại do không thực hiện được hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Đầu năm 1998 doanh nghiệp tôi ký hợp đồng, sản xuất kê vàng ở 27 HTX trong tỉnh Thái Bình và 4 HTX ở tỉnh Hà Nam với diện tích gần 700ha, sản lượng thu hoạch khoảng 2000 tấn kê hạt với giá doanh nghiệp mua vào 3.000.000đ/tấn. Trước đó doanh nghiệp đã ký hợp đồng bán cho khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc 450USD/tấn tương đương = 5.400.000đ/tấn, do không thực hiện được hợp đồng cho nên đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp 5.000.000.000đ lợi nhuận .

Cộng = 5.000.000.0000 đồng

b. Thiệt hại do không thực hiện được hợp đồng mua hàng hoá của HTX

- Sau khi ký hợp đồng bán hàng cho khách nước ngoài xong thì doanh nghiệp triển khai sản xuất, ứng vốn, giống, phân bón đầu tư trước cho cho các HTX với giá trị hàng trăm triệu đồng. Nhưng sau khi giám đốc bị bắt, hợp đồng không thực hiện được, doanh nghiệp không mua sản phẩm cho HTX, vì vậy HTX không thanh toán giá trị vật tư đã ứng làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại 235.000.000 đồng.

Cộng =  235.000.000 đồng

- Sản phẩm các HTX không tiêu thụ được bị ứ đọng nhiều năm, bán tiêu thụ nội địa từ 1.500.000đ/tấn đến 2.000.000đ/tấn, hàng vạn hộ lao động bị thiệt  hại, cơ cấu kinh tế ở các vùng nguyên liệu đảo lộn phải chuyển đổi sang sản xuất cây trồng kém hiệu quả, không tập trung, mất lòng tin vào chính sách của nhà nước. Các  HTX bị thiệt hại hàng tỷ đồng.

c. Thiệt hại thực tế từ tài sản bị thu giữ, bị tịch thu, bị kê biên bán phát mại.

- Sau khi tôi bị bắt, các cơ quan tố tụng tỉnh Thái Bình đã tịch thu của doanh nghiệp tôi tiền
mặt                                                               =     504.000.000đ

- Kê biên bán phát mại 281.000kg hạt ý rĩ với giá trị mua vào tại thời điểm
 =   1.800.000.000đ

- Kê biên bán phát mại 31.000kg hạt kê giống Nhật Bản giá trị mua vào tại thời điểm                                                                       =    1.550.000.000đ.

- Kê biên bán phát mại 1 xe du lịch 4 chỗ ngồi còn mới giá trị mua vào tại thời điểm                                                                       =       450.000.000đ.

Tổng cộng  :                       4.304.000.000 đ

Ấy thế mà toàn bộ tài sản trên bán với giá rẻ mạt chỉ thu về được với số tiền
                            941.000.000đ.

Các cơ quan tố tụng đã làm thiệt hại cho doanh nghiệp = 3.363.000.000đ

5. Thiệt hại do các cơ quan tố tụng bắt giam oan các bạn hàng làm ăn với doanh nghiệp.

- Khi Giám đốc doanh nghiệp bị xử lý hình sự oan, các cơ quan tố tụng lại bắt giam luân tất cả, các bạn hàng đang làm ăn với doanh nghiệp còn nợ nần tiền hàng của doanh nghiệp làm cho họ bị phá sản không có khả năng thanh toán nợ cho doanh nghiệp được nữa, làm thiệt hại cho doanh nghiệp : 2.077.000.000đồng.

Cộng  :  2.077.000.000 đồng.

6. Thiệt hại do không được sử dụng khai thác tài sản.

a. Doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay bạn hàng 3% tháng khoản tiền cơ quan tố tụng tịch thu 504.000.000đ kể từ khi giám đốc bị bắt đến nay 108 tháng gây thiệt hại cho doanh nghiệp = 1.650.000.000 đồng.

b. Doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay ngân hàng 1,75%/ tháng khoản tiền đầu tư cho 27 hợp tác xã trồng kê 235.000.000đ từ khi giám đốc bị bắt đến nay 108 tháng gây thiệt hại cho doanh nghiệp = 444.000.000đ

c. Doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay ngân hàng 1,75%/ tháng khoản tiền mua lô hàng ý rĩ 281.000kg giá trị 1.800.000đ từ khi giám đốc bị bắt đến nay gây thiệt  hại cho doanh nghiệp = 3.403.000.000 đồng.

d. Doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay cho ngân hàng 1,75%/ tháng khoản tiền mua lô  hàng kê giống trị giá 1.550.000.000đ từ khi giám đốc bị bắt đến nay gây thiệt hại cho doanh nghiệp = 2.929.000.000 đồng.

e. Doanh nghiệp phải trả lãi vay ngân hàng 1,75%/tháng khoản tiền 2.077.000.000đ khách hàng nợ bị cơ quan tố tụng bắt oan, 108 tháng gây thiệt hại cho doanh nghiệp  = 3.926.000.000đồng.

Tổng cộng : (1.650.000.000đ +  444.000.000đ + 3.403.000.000đ
            + 2.929.000.000đ +3.926.000.000đ)  =  12.352.000.000đ
 
Như vậy : Tổng thiệt  hại các cơ quan tố tụng gây ra cho doanh nghiệp tôi là:

1. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất                       =      700.000.000đ

2. Thiệt hại do không thực hiện hợp đồng nước ngoài         =   5.000.000.000đ

3. Thiệt hại do không thực hiện hợp đồng với HTX   =      235.000.000đ

4. Thiệt hại do bắt oan đối tác làm ăn bị phá sản       =   2.077.000.000đ

5. Thiệt hại tài sản tịch thu, kê biên, bán phát mại      =   3.363.000.000đ

6. Thiệt hại do không được sử dụng khai thác tài sản và lãi phát sinh phải trả nợ ngân hàng:                                                            = 12.352.000.000đ

Cộng                                                 = 23.727.000.000đ

(Hai mươi ba tỷ bẩy trăm hai mươi bẩy triệu  đồng chẵn)

Đây là khoản tiền rất lớn mà Nhà nước phải bồi thường cho doanh nghiệp do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra trong khi thi hành công vụ.

Kính thưa hội nghị !

Đã gần 10 năm qua, kể từ ngày tôi bị các cơ quan tố tụng tỉnh Thái Bình khởi tố điều tra, truy tố, xét xử, bắt giam oan đối với tôi 1/5/1998 thì việc xác định cơ quan tố tụng nào phải giải quyết bồi thường thiệt hại vô cùng khó khăn.

Thứ nhất : Các cơ quan tố tụng khi đã biết vụ án bị oan rồi thì họ co cụm lại với nhau, tìm cách trốn tránh trách  nhiệm bồi thường thiệt hại cố tìm những từ ngữ chưa  hoàn chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật để lách luật.

Thứ 2: Khi đã biết rõ phải bồi thường rồi thì họ lại đổ lỗi cho nhau, đổ lỗi cho nhận thức, cơ quan này đùn đẩy cho cơ quan tố tụng khác và cuối cùng họ đẩy trách nhiệm cho tập thể 3 ngành tố tụng.

Thứ 3: Khi đã xác định chính thức cơ quan nào phải chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường, thì họ kéo dài thời gian thương lượng, gây khó dễ cho người bị oan. “Ngày 13/6/2006 toà án nhân dân tỉnh Thái Bình chính thức tổ chức buổi trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai đối với tôi, nhưng sau đó trải qua 6 lần thương lượng kéo dài gần 1 năm nữa, ngày 8/5/2007 Toà án mới ra được biên bản thương lượng không thành”. Cơ quan giải quyết bồi thường thiếu tinh thần hợp tác họ vẫn nhìn tôi bằng con mắt là kẻ phạm tội, chánh án uỷ quyền cho 2 thẩm phán thương lượng giải quyết bồi thường, nhưng hội đồng thương lượng bị vô hiệu hoá, chẳng giải quyết được gì cả, chánh án quyết định tất cả.

Sự nhận thức của cơ quan tố tụng là đổ lỗi cho tập thể, chẳng cá nhân ai việc gì cả. Người bị oan muốn kiện đến đâu thì kiện, các cơ quan tố tụng chẳng bao giờ quan tâm tới đời sống của người bị oan và doanh nghiệp bị thiệt hại đang vô cùng khó khăn.

Kính thưa hội nghị !

- Việc chứng minh thiệt hại của doanh nghiệp không có gì khó khăn, mọi thiệt hại đều có thể tính toán bằng con số được. Cái khó của việc giải quyết bồi thường là các văn bản pháp luật ra đời còn nhiều kẽ hở, còn bất cập, chưa rõ ràng, gây thiệt hại cho người bị oan và doanh nghiệp.

Thiệt hại tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Trong khi các doanh nghiệp đều có hệ thống kế toán, chứng từ sổ sách ghi chép đầy đủ theo quy định kế toán thống kê.

- Tài sản cố định của doanh nghiệp sử dụng, có khấu hao giá trị sử dụng còn lại, nếu khi phát mại dưới mức giá trị của nó thì Nhà nước phải bồi thường giá trị tài sản và lãi vay hợp pháp tới khi giải quyết bồi thường xong.

- Tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở, nếu khi phát mại không đúng giá trị thực của nó thì Nhà nước phải bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.

- Riêng tài sản lưu động là hàng hoá, tiền bạc bị xâm phạm, bị phát mại thì nhà nước phải bồi thường bằng giá trị mua vào bán ra theo giá thị trường tại thời điểm thu giữ, đồng thời phải bồi thường cả khoản lãi suất tiền vay hợp pháp của doanh nghiệp tới khi giải quyết bồi thường xong.

Thí dụ:  Tại điểm a, khoản 2 điều 8 Nghị quyết 388 trong việc trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị xâm phạm, có ghi rõ: “Trong trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng, bị huỷ hoại thì thiệt hại được xác định tương đương với giá trị tài sản bị thiệt hại tại thời điểm giải quyết bồi thường”. Như vậy đối với vụ án oan của tôi thì từ khi tôi bị bắt đến nay đã gần 10 năm nếu nhà nước giải quyết bồi thường cho tôi số tiền tài sản mà giá trị thị trường mặt hàng lúc đó tại thời điểm lại thấp hơn lúc mua cách đây gần 10 năm thì giải quyết thế nào? mà số tiền này vay ngân hàng vẫn sinh lãi, làm sao doanh nghiệp trả đủ Ngân hàng cả gốc và lãi được. Hơn nữa hiện trạng tại các bản án của Toà xét xử tuyên về phần dân sự lại ghi rằng : “Kể từ ngày có đơn thi hành án, hàng tháng ... A... còn phải chịu một khoản tiền lãi đối với số tiền chưa thi hành xong theo tỷ lệ lãi nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định”. Do vậy khi giám đốc doanh nghiệp bị oan, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị thu giữ, bị kê biên, bán phát mại thì Nhà nước phải bồi thường toàn bộ tài sản đó bằng giá trị bán ra tại thời điểm thu giữ và phải bồi thường cả khoản lãi hợp pháp của tổng giá trị tài sản tới khi giải quyết bồi thường xong. Có như vậy việc nhà nước bồi thường cho doanh nghiệp mới được công bằng.

Việc chứng minh thiệt hại do không được khai thác từ tài sản, không phải là không chứng minh được một khi giám đốc bị bắt oan thì các đối tác làm ăn của doanh nghiệp thường xù nợ không hoàn trả các khoản tài sản đã đầu tư, họ lấy lý do đổ lỗi cho doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước phải bồi thường cả khoản tiền này và lãi phát sinh thì doanh nghiệp mới không thiệt thòi.

Kính thưa hội nghị !

Để xây dựng luật bồi thường Nhà nước, là người bị hàm oan doanh nghiệp tôi đã bị thiệt haị rất lớn vì vậy tôi kiến nghị :
1. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, sự hoạt động đa dạng của các thành phần kinh tế, nâng cao trách nhiệm của các công chức nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, tôn trọng dân chủ bình đẳng của mọi người, mọi doanh nghiệp để quy định việc nhà nước phải bồi thường cho doanh nghiệp về các thiệt hại mà mình gây ra trong quá trình thi hành công vụ. Tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xây dựng và ban hành luật bồi thường Nhà nước.

2. Đề nghị xây dựng luật bồi thường nhà nước là phạm vi bồi thường cho doanh nghiệp toàn diện, mọi thiệt hại mà cơ quan Nhà nước gây ra, kể cả khi cán bộ, công chức, viên chức không có lỗi trong khi thi hành công vụ.

3.Đề nghị xử lý nghiêm minh người đứng đầu cơ quan gây ra thiệt hại và cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước gây ra thiệt hại trên cơ sở định lượng, định khung cụ thể. “Nếu không như vậy thì họ sẽ đổ lỗi cho tập thể hoặc đổ lỗi  do nhận thức pháp luật…”.

Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã dành cho tôi khoảng thời gian dài để nêu nên được ý kiến của mình góp phần nhỏ bé vào công việc xây dựng luật bồi thường nhà nước, trong đó có việc nhà nước bồi thường cho doanh nghiệp một khi giám đốc doanh nghiệp bị các cơ quan tố tụng khởi tố, truy tố xét xử oan..

Kính chúc hội nghị thành công tốt đẹp !
 
Thái Bình, ngày 17 tháng 7 năm 2007
Lương Ngọc Phi
Giám đốc C.ty TNHH Thương mại Thanh Phong
Điện thoại : 0913.019.576
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
SỰ VIỆC OAN SAI CỦA ÔNG LƯƠNG NGỌC PHI VÀ CÔNG TY TNHH HÒA BÌNH (TỈNH THÁI BÌNH)
 
Khởi đầu của vụ án oan
Cụng ty Khai thỏc chế biến nụng hải sản xuất nhập khẩu Hũa Bỡnh (sau đây viết tắt là Cty Hũa Bỡnh) được thành lập từ năm 1992, do ông Lương Ngọc Phi làm giám đốc đó trở thành một trong số ớt cụng ty lớn ở Thỏi Binh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông Lương Ngọc Phi đó thay mặt cụng ty viết dự ỏn cú tờn “Sản xuất nụng sản xuất khẩu kờ hạt - vừng đen (mè) 1996 - 2001”. Ngân hàng Công thương Thái Bỡnh đó cho Cty Hũa Bỡnh vay tổng số tiền gần 5,5 tỉ đồng.

Năm 1998, do bị một số đối tác chậm thanh toán nên Cty Hũa Bỡnh gặp khú khăn và đó phỏt sinh nợ quỏ hạn đối với Ngân hàng Công thương Thái Bỡnh số tiền 5,5 tỉ đồng.

Cụng an tỉnh Thỏi Bỡnh ra quyết định khởi tố vụ án hỡnh sự, khởi tố bị can Giỏm đốc Lương Ngọc Phi về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”.

Ngày 1/5/1998, ụng Phi bị bắt khẩn cấp.

Ngày 6/7/1998, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnhkhởi tố ông Phi thêm tội “Trốn thuế”.

Công an đó phỏt mại hàng loạt tài sản bị kờ biờn của Cty trong thời gian khởi tố vụ ỏn gồm 20 tấn kờ giống, 1 tấn vừng, 10 tấn kờ xuất khẩu trị giỏ 1,4 tỉ đồng, nhưng chỉ được hội đồng định giá bán hơn 28 triệu đồng; lô hàng ý dĩ 290 tấn trị giỏ hơn 2 tỉ, nhưng chỉ phát mại được 300 triệu đồng; chiếc xe ôtô vừa mua xong của ông Phi trị giá 25.000USD bị bán với giá 120 triệu đồng.

Tháng 9/1999 TAND tỉnh tuyên phạt 14 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và 3 năm tù tội "Trốn thuế". Tổng mức hỡnh phạt mà ụng Phi phải chấp hành là 17 năm tù và buộc ông phải bồi hoàn số tiền 475 triệu đồng tiền “trốn thuế”.

Ngày 26/4/2000, Tũa phỳc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đó xử phỳc thẩm vụ ỏn núi trờn. Sau khi xem xột, nghiờn cứu hồ sơ, Hội đồng xét xử đó kết luận: “Việc ụng Phi chưa trả tiền cho Nhà nước là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân này là có thật và chính đáng. Do đó, hành vi của ông Phi không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN. Số tiền ông Phi cũn nợ ngõn hàng, trỏch nhiệm của ụng Phi cựng với Cty Khai thỏc chế biến nụng hải sản xuất khẩu Hũa Bỡnh phải thanh toỏn, nhưng đó chỉ là trách nhiệm dân sự”. Cũn với tội “Trốn thuế”, Tũa ỏn tối cao trả hồ sơ về Tũa ỏn tỉnh Thỏi Bỡnh để “giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra”. Với tội trốn thuế, sau 2 lần Tũa tối cao trả lại hồ sơ, Công an Thái Bỡnh ra bản kết luận chớnh xỏc: “Cty Hũa Bỡnh chỉ thiếu 4,8 triệu đồng tiền thuế”. Ngày 12/12/2003 VKSND tỉnh mới quyết định đỡnh chỉ điều tra tội trốn thuế.

Ngày 30/3/2001 ông Phi được trả tự do. Ông Phi đó được minh oan sau 1.066 ngày ngồi tù và trong tỡnh trạng mất sạch tài sản.

Quá trình đòi bồi thường thiệt hại

Cuộc họp giữa 3 ngành: Cụng an, Toà ỏn, Viện Kiểm sỏt tỉnh ngày 22/11/2004 thống nhất ụng Phi khụng thuộc diện bồi thường theo Nghị quyết 388 của UB Thường vụ QH (UBTVQH). Tuy nhiên, tại cuộc họp lónh đạo liên ngành giữa Tũa ỏn NDTC, Bộ Cụng an, VKSND tối cao ngày 25/10/2005 đó thống nhất xỏc định ông Lương Ngọc Phi bị oan ở cả hai tội đó bị khởi tố điều tra nên được áp dụng Nghị quyết 388 để bồi thường thiệt hại. Nhưng do cũn cú nhiều quan điểm khác nhau về xác định cơ quan nào đứng ra giải quyết bồi thường nên theo đề nghị của Thường trực Uỷ ban Pháp luật Quốc hội ngày 13/12/2005, một cuộc họp liên ngành với sự có mặt của UB Pháp luật của Quốc hội và Ban Nội chính trung ương được tổ chức. Kết quả, cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại cho ông Lương Ngọc Phi là TAND tỉnh Thái Bình.

Mói đến ngày 13/6/2006, TAND tỉnh Thái Bỡnh đó chớnh thức tổ chức buổi xin lỗi doanh nhân Lương Ngọc Phi, Giám đốc Công ty Khai thác chế biến nông hải sản xuất nhập khẩu Hũa Bỡnh (Thái Bình) vỡ đó kết ỏn oan sai ụng Phi hai tội danh "Lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN" và "Trốn thuế".

Từ mức đòi bồi thường oan sai là 18,3 tỉ đồng năm 2004, đến nay mức đũi bồi thường đó lờn đến con số hơn 23 tỉ đồng. Tất cả những con số đũi bồi thường đều được ông Phi thống kê rành mạch, có cơ sở và dựa vào Nghị quyết 388 .

Căn cứ tính thiệt hại:

Thời điểm ông Phi bị bắt Cty TNHH Hoà Bỡnh là một trong số ớt DN làm ăn hiệu quả của tỉnh Thái Bỡnh và thường xuyên tạo việc làm cho hàng nghỡn lao động. Cty Hũa Bỡnh khụng hoạt động được và lâm vào cảnh bị phá sản hoàn toàn. Hàng ngàn hộ nông dân nghèo ở Thái Bỡnh mất thu nhập từ các mặt hàng nông sản xuất khẩu đó ký với Cty TNHH Hoà Bỡnh khi ụng Phi bị bắt. Trong 1.000 ngày ụng ngồi tự oan, vợ con ụng đầu đường cuối chợ nuôi nhau, tài sản công ty và tài sản gia đỡnh bị tịch thu, phỏt mại lờn tới hàng tỷ đồng không biết đi đâu về đâu.

Số tiền bồi thường này theo ông Phi tính toán gồm:

- Thiệt hại về tinh thần;

- Tổn hại sức khoẻ;

- Thu nhập bị mất trong thời gian bị bắt giam;

- Thiệt hại về tài sản bị thu giữ, kờ biờn

- Thiệt hại không được khai thác từ tài sản.

Đến nay vẫn chưa giải quyết xong việc bồi thường. 
  
  

  
 

Các văn bản liên quan