Thực tiễn của công ty TNHH Phú Cường – Vấn đề trách nhiệm Bồi thường nhà nước

Thứ Ba 15:04 17-07-2007


CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ CƯỜNG
( THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG )

Địa chỉ     : 109 Trường Chinh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 031.3879800                                                   Fax      : 031.3878790         

Email       : phucuonghp@hn.vnn.vn                                Website: www.phucuong.com.vn 
  

 Chuyên đề tham luận
Vấn đề trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn của công ty TNHH Phú Cường
( Hà Nội, tháng 7.2007 ) 

  Kính thưa các Quý vị đại biểu!

Trách nhiệm bồi thường nhà nước là một vấn đề quan trọng trong pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước trên thế giới. Nhưng từ trước tới nay các quy định về bồi thường của Pháp luật Việt Nam được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như BLDS, Luật hành chính, Pháp lệnh cán bộ công chức, Nghị Quyết 388 của UBTV Quốc Hội …Vì vậy sự ra đời của Luật bồi thường nhà nước là một tất yếu của xã hội. 
  
Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh sau gần 04 năm mòn mỏi chờ trông thì tới đầu tháng 01.2007, đã nhận được mặt bằng để triển khai Dự án Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mẫu áp dụng công nghệ kỹ thuật cao tại phường Phù Liễn-quận Kiến An-thành phố Hải Phòng.

Ngày 06.12.2002, UBND Thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 3132/QĐ-UB phê duyệt cho UBND quận Kiến An làm Chủ Đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển đổi 143 ha ruộng trũng cấy lúa một vụ năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản tại phường Phù Liễn và phường Văn Đẩu (thuộc quận Kiến An, Hải Phòng) để sử dụng đất đai có hiệu quả và hình thành một nghề mới cho nông dân với tổng mức đầu tư dự án là 10.740 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là 7.604 triệu đồng. Đây là một trong những dự án đầu tiên ở Hải Phòng triển khai Nghị quyết lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng như các Nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, các Chính sách của Chính phủ và UBND Thành phố Hải Phòng về việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thời kỳ 2001-2010.

Tuy nhiên mặc dù đã có phê duyệt Dự án nhưng do không huy động được vốn từ nhân dân trong vùng Dự án đồng thời nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cũng không có nên trong thời gian dài dự án không triển khai được. Trước tình hình đó, UBND quận Kiến An đã kêu gọi các thành phần kinh tế vào đầu tư, trong đó có mời Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường. Đáp lại lời kêu gọi đầu tư của UBND quận Kiến An nói riêng và UBND thành phố Hải Phòng nói chung, Công ty chúng tôi đã quyết định đầu tư. Để có mặt bằng thực hiện Dự án, công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường đã phải nhận chuyển nhượng quyền sử dụng dất của các hộ dân có đất trong vùng Dự án với giá thỏa thuận là 10.000 m2 theo sự chỉ đạo của UBND các cấp. Sau khi nhận chuyển nhượng xong, Công ty chúng tôi nhanh chóng triển khai Dự án. Tuy nhiên khi Dự án bắt đầu được triển khai và đang hứa hẹn đạt kết quả tốt thì phát sinh trở ngại làm ngăn cản việc thực hiện Dự án. Đó là việc một số hộ dân quá khích có đất trong vùng Dự án dựa trên nhưng quyết định hành chính và chính sách không hợp lý của UBND các cấp để khiếu kiện, khiếu nại với những đòi hỏi rất phi lý. Trước tình hình trên, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường đã kiến nghị UBND thành phố giải quyết dứt điểm hoặc cho doanh nghiệp rút đầu tư. Đáng lẽ UBND thành phố Hải Phòng phải giải quyết xong quan hệ chuyển nhượng của nhà đầu tư với các hộ dân khiếu kiện trước thì UBND Thành phố Hải Phòng lại động viên doanh ngiệp tiếp tục đầu tư và có những bước giải quyết gây khiếu kiện kéo dài. Cụ thể là ngày 20.5.2004, UBND thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 1498/QĐ-UB phê duyệt Dự án Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mẫu áp dụng công nghệ kỹ thuật cao tại phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng; tiếp đó, ngày 15.10.2004, UBND Thành phố Hải Phòng lại ra tiếp Quyết định số 2696/QĐ-UB cho phép Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường thuê 757.403,00m2 đất tại phường Phù Liễn để thực hiện Dự án và ngày 24.12.2004 ra Quyết định số 3553k/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù. Tuy nhiên Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường vẫn chưa thể đưa Dự án vào triển khai do không có mặt bằng sản xuất dù đã đầu tư vào đây hơn 20 tỷ đồng (bao gồm tiền đền bù, tiền đã đầu tư ban đầu và các chi phí khác phục vụ Dự án...). 
Để tháo gỡ khó khăn trên, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường đã nhiều lần báo cáo, kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ với đề nghị Thủ tướng chính phủ và Chính phủ và các Bộ liên quan kiểm tra và chỉ đạo UBND các cấp của TP Hải Phòng giải quyết dứt điểm sớm bàn giao đất cho doanh nghiệp. Giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ đã lần lượt có các Công văn yêu cầu UBND thành phố Hải Phòng giải quyết và báo cáo là Công văn số 4067/VPCP-V.II ngày 22.7.2005 (Giao UBND TP Hải Phòng kiểm tra để chỉ đạo việc xử lý, giải quyết và báo cáo thủ tướng Chính phủ), Công văn số 176/PG-CCHC ngày 09.11.2005 (Yêu cầu UBND TP Hải Phòng ngiêm túc xem xét, giải quyết và thông báo kết quả xử lý trước 20.11.2005), Công văn số3951 ngày 26/7/2006 ( Yêu cầu đích danh Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng kiểm tra, giải quyết dứt điểm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ), các Công văn số 6016 ngày 20/10/2006, số 4906/CV ngày 07/11/2006, Công văn ngày 21/11/2006 đềuvới nội dung yêu cầu UBND thành phố Hải Phòng giảiquyếtvà báo cáo kết quảlên Thủ tướng Chính phủ. Hơn thế nữa, trước đó ngày 29.12.2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có công văn số 5459/BTNMT-ĐĐ gửi UBND TP Hải Phòng để trả lời và hướng dẫn một số chế độ chính sách và quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh, áp dụng trực tiếp đối với Dự án nhưng tình hình công tác thu hồi giải phóng mặt bằng vẫn dậm chân tại chỗ, chủ đầu tư Dự án là Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường vẫn chưa nhận được mặt bằng sản xuất.

Sau đó UBND Thành phố Hải Phòng đã lại thuyết phục doanh nghiệp tạm thời nhận một phần mặt bằng để lấy đất sản xuất. Ngày 02.11.2006, Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hải Phòng đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương bàn giao đất giai đoạn 1 cho Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường với diện tích là 276.942,00m2. Tuy nhiên, trên khu vực diện tích đất đã được bàn giao cho Chủ đầu tư còn tồn tại 11 hộ dân chưa nhận tiền đền bù. Tại Biên bản bàn giao đất ngày 02.11.2006 đã giao trách nhiệm cho Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường phải đưa diện tích đất trên vào sử dụng ngay, nếu quá thời hạn 12 tháng không sử dụng đất sẽ bị thu hồi; ngược lại, cũng tại Biên bản trên lại không cho phép Chủ đầu tư không được thi công trên diện tích đất của 11 hộ cho tới khi chi trả tiền xong bồi thường.

Đây là mâu thuẫn rất nghiêm trọng bởi việc thi công, sử dụng mặt bằng là phải toàn bộ, thống nhất không thể chia cắt nhỏ lẻ trong khi 11 hộ dân có đất trong khu vực được bàn giao từ trước tới nay vẫn thể hiện thái độ thiếu hợp tác. Chính việc này cũng đã gây ra những thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, thực tế Doanh nghiệp có nhận đất cũng như không có mà còn phải trả thêm chi phí thuê Công ty bảo vệ với mức phí hàng chục triệu đồng mỗi tháng, chi phí phát sinh cho việc bàn giao mặt bằng....

Sau gần 04 năm, đến đầu tháng 01.2007, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường đã nhận được mặt bằng và bắt tay vào triển khai Dự án của mình.
Việc làm của UBND các cấp của thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện cho các đối tượng quá khích có cớ để phá hoại Dự án của Công ty chúng tôi nói riêng và môi trường đầu tư chung của Hải Phòng; làm sút giảm lòng tin vào chính quyền của nhân dân cũng như Doanh nghiệp; tạo điều kiện cho cán bộ vi phạm pháp luật mà điển hình là hành vi kê khai khống diện tích để chiếm đoạt tiền đền bù của Doanh nghiệp ( Vụ án nàyđang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm).  
 Việc không nhận được mặt bằng sản xuất đã khiến Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường đã bị thiệt hại nặng nề về uy tín kinh doanh cũng như tài chính. Cụ thể, về tài chính là ngoài số tiền đầu tư hơn 20 tỷ đồng thì cho tới nay thiệt hại phát sinh từ Dự án đã lên tới hơn 5 tỷ đồng; thiệt hại về uy tín kinh doanh còn nghiêm trọng hơn rất nhiều do nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước rút Dự án và đình chỉ các Hợp đồng đã ký kết, đơn cử chỉ tính riêng đối tác là một số tổ chức  kinh tế của Australia thì Công ty Phú Cườngđã bị phạt Hợp đồng tới 100.000 AUD… 
Tới nay, dù đã đưa Dự án vào triển khai nhưng nỗi lo thì vẫn còn đó: Số tiền thiệt hại phát sinh từ dự án; uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp bị tổn hại, cơ hội kinh doanh cũng như thời gian và công sức của nghiệp chúng tôi bỏ ra để theo đuổi dự án, ai là người sẽ bồi thường, khắc phục? 
Chúng tôi hy vọng rằng sau khi có Luật Bồi thường nhà nước ra đời thì sẽ không còn doanh nghiệp nào gặp phải hoàn cảnh như Doanh nghiệp của chúng tôi mà nếu có thì cũng không còn phải đáng lo ngại nữa vì  sẽ được bồi thường thoả đáng.
Tự sự việc thức tế trên mà Công ty chúng tôi đã , tôi xin đóng góp một vài ý kiến sau nhằm xây dựng hoàn thiện Luật bồi thường nhà nước như sau:
1. Quy định cụ thể các trường hợp được bồi thường trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn như trong lĩnh vực  hành chính, các quyết định, hành vi dẫn đến tổ chức, cá nhân bị thiệt hại và phải bồi thường là: Quyết định, hành vi trái pháp luật về việc áp dụng biện pháp buộc phải tháo dỡ nhà ở, công trình; hành vi trái pháp luật trong việc quản lý đất đai, giao đất, thu hồi đất v.v..
2. Quy định chi tiết các tiêu trí và mức đền bù, nơi nhận tiền bồi thường cụ thể để người bị thiệt hại có thể tự xác định được mức bồi thường và nơi nhận tiền bồi thường của mình.
3. Về nguyên tắc bồi thường cần phải quy định: Tôn trọng quyền tự thoả thuận giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại. Trường hợp việc thoả thuận giữa các bên không thành thì  việc bồi thường sẽ phải  tuân theo một bản án hoặc quyết định có hiệu lực của toà án cấp có thẩm quyền.
4. Tiền bồi thường phải được lấy từ Ngân sách của Nhà nước. Sau đó tuỳ theo lỗi của của người có hành vi gây thiệt hại phải bồi hoàn một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bỏ ra bồi thường.
5. Việc thụ lý hồ sơ, thương lượng và giải quyết việc bồi thường không nên giao cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đã gây thiệt hại giải quyết vì như thế quá trình giải quyết sẽ bị kéo dài và sẽ không khách quan. Mà trong luật Bồi thường nên giao việc thụ lý giải quyết cho cơ quan Tư pháp thống nhất việc bồi thường sẽ tăng được độ khách quan và tính chuyên nghiệp, giảm được những thiệt thòi phát sinh cho người bị thiệt hại.
Trên đây là một số ý kiến của Công ty THNH Chế biến thực phẩm Phú Cường đóng góp xây dựng dự thảo Luật bồi thường nhà nước.
Cảm ơn Ban tổ chức đã tạo ra diễn đàn này để chúng tôi trình bày ý các kiến của mình..
Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của các Quý vị đại biểu!
Chúc hội thảo thành công tốt đẹp! 
  
                                                                       
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
SỰ VIỆC CỦA CễNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ CƯỜNG[1] (KIẾN AN- HẢI PHÒNG

 
Ngày 06/12/2002, UBND TP Hải Phũng ra quyết định số 3132/QĐ-UB về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển đổi 143 ha ruộng trũng cấy lúa 1 vụ năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản tại phường Phù Liễn và phường Văn Đẩu, quận Kiến An với tổng mức vốn đầu tư dự án là 10.740 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là 7.604 triệu đồng, vốn huy động nhân dân tham gia là 3.136 triệu đồng. Tuy nhiên, mặc dù đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng do nhân dân trong vùng dự án không có vốn đầu tư đồng thời nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng không có, nên trong thời gian dài dự án không triển khai được. Trước tỡnh hỡnh đó, UBND quận Kiến An đó kờu gọi cỏc thành phần kinh tế vào đầu tư, trong đó có Công ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cường tham gia. Để có mặt bằng thực hiện dự án, Công ty đó phải nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân có đất trong vùng dự án với giá thỏa thuận. Sau khi nhận chuyển nhượng xong, công ty đó nhanh chúng triển khai dự án. Nhưng khi dự án bắt đầu được triển khai thì nảy sinh trở ngại làm chậm tiến độ thực hiện khiến Công ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cường thiệt hại nặng nề về tài chính và phá vỡ kế hoạch của nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là do một số phần tử quá khích kích động các hộ dân trong vùng dự án phá hoại dự án để trục lợi cá nhân. Khu dự án trước đây là khu đồng trũng, nhiều nơi hoang hóa, nếu canh tác thỡ chỉ trồng được một vụ lúa năng suất thấp, đường đi lối lại không có. Đến khi Công ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cường triển khai dự án, những đối tượng này đó kớch động một số hộ dân khác tập trung hàng trăm người ra khu dự án đỡnh chỉ, đập phá máy móc, các công trỡnh xõy dựng của cụng ty cụng ty, đánh người, đốt nhà của Ban quản lý dự án, chiếm lại đất để tự ý canh tác...

Đứng trước tỡnh hỡnh khú khăn trên và chứng kiến sự thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương, cụng ty Phú Cường đó xin rỳt đầu tư và yêu cầu UBND quận Kiến An, là đơn vị mời cụng ty tham gia dự án và trực tiếp hướng dẫn việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân trong vùng dự án, có trách nhiệm thu hồi lại số tiền công ty đó đầu tư hoàn trả lại cho DN. UBND TP Hải Phũng và UBND quận Kiến An đó đề nghị công ty tiếp tục đầu tư.

Tháng 5/2004, UBND TP HP đó ra Quyết định số 1498/QĐ-UB chấp thuận mô hỡnh nụng nghiệp kiểu mẫu ỏp dụng cụng nghệ kỹ thuật cao tại phường Phù Liễn, quận Kiến An, Hải Phòng.

Ngày 15/10/2004, UBND TP Hải Phũng ra quyết định 2696/QĐ-UB cho phép Công ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cường thuê 757.403 m2 đất tại Phù Liễn quận Kiến An (thuộc khu đất đó được chuyển đổi để thực hiện dự án của UBND quận Kiến An) để thực hiệndự án và ngày 24/12/2004 ra tiếp quyết định 3553/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù.
Việc bàn giao mặt bằng, đưa dự án của Công ty Phú Cường vào hoạt động, dù muộn nhưng có ý nghĩa quan trọng và gúp phần cải thiện hỡnh ảnh về mụi trường đầu tư ở thành phố Hải Phòng.
 
--------------------------------------- 
 

Bài viết 1:
Những bài học từ việc giải phóng mặt bằng dự án tại Kiến An 
 


Việc dự án xây dựng mô hình nụng nghiệp kiểu mẫu áp dụng công nghệ cao tại quận Kiến An (TP Hải Phòng) triển khai chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Sau ba năm "giẫm chân tại chỗ", vừa qua, các đơn vị chức năng TP Hải Phòng đó vào cuộc, giải quyết vướng mắc, bàn giao toàn bộ 75 ha đất cho chủ dự án. Qua đây, có thể rút ra nhiều bài học nhằm cải thiện môi trường đầu tư của thành phố.

Xin được điểm qua vài nét về dự án mô hỡnh nụng nghiệp kiểu mẫu ỏp dụng cụng nghệ cao do Công ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cường (sau đây gọi tắt là Công ty Phú Cường) làm chủ đầu tư: Cuối năm 2002, UBND thành phố Hải Phũng phờ duyệt dự ỏn chuyển đổi 143 ha ruộng trũng cấy lúa một vụ sang nuôi trồng thủy sản tại hai phường Phù Liễn và Văn Đẩu (quận Kiến An), tổng vốn hơn 10,7 tỷ đồng, nhằm sử dụng đất đai hiệu quả và hỡnh thành nghề mới cho nụng dõn.

Sau một thời gian dài không khai thác được vốn, quận kêu gọi các thành phần kinh tế vào đầu tư, Công ty Phú Cường đóng trên địa bàn có nguyện vọng tham gia và thành phố đồng ý cho cụng ty thực hiện.

Khi tiếp cận, thấy khu đồng trũng này phải bỏ vốn đầu tư lớn để xây dựng hạ tầng, công ty chỉ chấp nhận giá đền bù 10 nghỡn đồng/m2 (3,6 triệu đồng/sào) dưới hỡnh thức nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất của các hộ nông dân đến năm 2020. Nhiều hộ dân không đồng ý mức giá trên, quận phải vận dụng, dùng tiền chuyển nhượng quỹ đất 5% bù giá, hỗ trợ thêm bỡnh quõn 3.000 đồng/m2 cho nông dân để thực hiện dự án. Thành phố đồng ý dự ỏn mụ hỡnh nụng nghiệp công nghệ cao của Phú Cường, quy mô 75 ha, sau khi chi trả 7,5 tỷ đồng cho các hộ dân, công ty đó đầu tư hơn hai tỷ đồng thi công ngay trong tháng 1-2004.

Tuy nhiên, một số đối tượng đó tập trung khiếu kiện, cản trở dự ỏn, hủy hoại tài sản, làm mất trật tự địa phương. Tỡnh hỡnh diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều hộ dõn đó nhận tiền đền bù vẫn chiếm lại ruộng. Các đối tượng được Công ty HAJUCO (Hà Nội), trực tiếp là ông Vũ Văn Lợi, Phó Giám đốc Công ty tư vấn, khiếu kiện về quyết định thu hồi đất của thành phố Hải Phũng, đũi hỏi đền bù theo giá mới (áp dụng từ 1-1-2005), xử lý cỏn bộ sai phạm...

Công ty Phú Cường đó nhiều lần bỏo cỏo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng thành phố Hải Phũng giải quyết dứt điểm và sớm bàn giao mặt bằng cho DN.

Qua quá trình điều tra, cơ quan chức năng TP Hải Phũng đó khởi tố, bắt tạm giam 13 cỏn bộ mắc sai phạm, đồng thời lónh đạo thành phố xuống đối thoại trực tiếp, vận động nhân dân giao mặt bằng cho chủ dự án. Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hà Nội khẳng định, hành vi tư vấn của ông Vũ Văn Lợi và Công ty HAJUCO là trái pháp luật. UBND thành phố đó chỉ đạo các ban, ngành liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp giải quyết kiến nghị của nhân dân. Được sự phối hợp chặt chẽ của Công an thành phố Hải Phũng, đến giữa tháng 12-2006, toàn bộ các hộ dân đó nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng, đưa dự án vào hoạt động.

Ông Hoàng Văn Kể, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phũng cho biết: "Bài học rỳt ra qua cụng tỏc giải phúng mặt bằng tại dự ỏn là các đơn vị, ban, ngành phối hợp chặt chẽ, nắm chắc tỡnh hỡnh, vận động quần chúng; tập trung giải quyết dứt điểm từng việc và toàn bộ các khiếu kiện; thành phố chỉ đạo sát sao việc củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, xử lý một số cỏn bộ sai phạm; xây dựng hạ tầng cơ sở; vận dụng linh hoạt các chế độ chính sách; xử nghiêm các trường hợp cán bộ vi phạm và những cá nhân có hành vi kích động, gây rối...".

Dự ỏn xõy dựng mụ hỡnh sản xuất nụng nghiệp kiểu mẫu áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao đó thể hiện chủ trương đúng đắn, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lợi ích lâu dài của người dân. Đó là, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập khi dự án đi vào hoạt động. Qua đó, nông dân có điều kiện tiếp cận kỹ thuật mới, làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất lạc hậu. Hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, đưa dự án vào hoạt động sau rất nhiều khó khăn có thể nói là một thành công lớn về mặt kinh tế - xó hội, gúp phần ổn định trật tự và tạo môi trường tốt về thu hút đầu tư trên địa bàn.

Tuy nhiên, Giám đốc Công ty Phú Cường Nguyễn Thị Ngân, cho biết: Với DN đầu tư như Phú Cường, thời cơ kinh doanh cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng sống cũn tới dự ỏn. Hơn thế, đây là dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực có rủi ro cao. Chậm triển khai dự án trong thời gian quá dài đó khiến cụng ty thiệt hại nặng về uy tớn kinh doanh cũng như tài chính.
Qua tỡm hiểu chỳng tụi được biết, việc kiểm kê, lập phương án bồi thường hỗ trợ để thu hồi đất ban đầu đó để xảy ra sai sót, nhiều hộ dân có sự thỏa thuận chuyển nhượng với chủ đầu tư, một số cán bộ lợi dụng chiếm đoạt tài sản.

Theo ý kiến chỳng tụi, chớnh quyền thành phố Hải Phũng và cỏc cơ quan chức năng đó thiếu kiờn quyết thỏo gỡ vướng mắc dự án ngay từ đầu, để tỡnh trạng này diễn ra trong thời gian dài, đến khi khắc phục hậu quả phải tốn nhiều thời gian, cụng sức.
 
(Nguồn: http://www.thanhtra.gov.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Theo-Dong-Ho-so/Nhung_bai_hoc_tu_viec_giai_phong_mat_bang_du_an_tai_Kien_An/) 
 

Bài viết 2
Lập khống hồ sơ đất, phó chánh thanh tra nhận 7 năm tù


Tại phiên xử vụ lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền đền bù đất đai tại dự án nuôi trồng thuỷ sản của Công ty TNHH Phú Cường, ngày 9/2, TAND Hải Phũng tuyờn phạt Bựi Đức Mạc (nguyên phó chánh thanh tra quận Kiến An) 7 năm tù; Nguyễn Hữu Thảo (Sở Tài nguyên môi trường Hải Phũng) 30 thông tự...

Liên quan vụ án, hai cựu chủ tịch phường Tràng Minh và Phù Liễn, quận Kiến An, là Phạm Thị Tim và Vũ Thanh Kiếm bị phạt lần lượt 3 năm và 30 tháng tù. Trần Huy Chiến (nguyên cán bộ địa chính phường Phù Liễn, quận Kiến An) nhận án 17 năm; Phùng Mạnh Văn (nguyên cán bộ thống kê UBND phường Phù Liễn) 13 năm.

Năm 2003, trong quá trỡnh lập danh sỏch làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân cho Công ty Phú Cường, Trần Huy Chiến, Phùng Mạnh Văn cùng các bị cáo trên đó lập 8 hồ sơ khống. Họ khai không đúng sự thật về gần 32.000 m2 đất công ích của phường Phù Liễn, chiếm đoạt trên 600 triệu đồng tiền đền bù.

Tháng 4/2005, Thanh tra quận Kiến An lập đoàn thanh tra do Bùi Đức Mạc làm trưởng đoàn để xác minh sự việc. Nhưng "ông" thanh tra này nhận 40 triệu đồng tiền hối lộ từ Trần Huy Chiến và đồng bọn để "lờ" đi những sai phạm trên.
(Theo Lao Động)
 
 

[1] Cty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm tiêu thụ tại thị trường trong nước và XK.
 

Các văn bản liên quan