VCCI góp ý Dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ
Kính gửi: Vụ Pháp luật
Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp
Trả lời Công văn số 1043/GM-BTP của Bộ
Tư pháp ngày 28/10/2016 về việc mời thẩm định Dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có một số ý kiến như sau:
Ngày 17/8/2016, VCCI đã có Công văn số
2205/PTM-PC góp ý Dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ (sau đây gọi tắt là Dự thảo).
Theo Báo cáo tổng hợp giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo thì nhiều ý kiến
của VCCI đã được tiếp thu và được giải trình rõ ràng. Điều này thể hiện tinh thần
cầu thị từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo.
Để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo, VCCI
có một số ý kiến sau, rất mong Quý Cơ quan và cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc,
xem xét:
1. Hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Khoản 1 Điều 52 Dự thảo quy định về
điều kiện mà tổ chức đầu tư nước ngoài phải đáp ứng nếu hoạt động đo đạc và bản
đồ ở Việt Nam là:
–
Có
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền
–
Có
ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo quy định trên thì sau khi có giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục để xin chấp thuận
của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải xin
văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường dường như là chưa hợp lý và
tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư ở điểm:
–
Ở
một số trường hợp, trong quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan
cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã phải xin ý kiến của các cơ quan nhà nước
có liên quan đến ngành, nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đầu tư. Do đó, yêu cầu
nhà đầu tư phải xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền sau khi có giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư có thể trùng lặp về quy trình và tạo gánh nặng về thủ
tục cho doanh nghiệp;
–
Theo
quy định tại khoản 3 Điều 48 thì “tổ chức tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ
phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật – quy
định này được hiểu áp dụng cho tất cả các
chủ thể không phân biệt về nguồn gốc vốn. Như vậy, để hoạt động đo đạc và bản đồ,
nhà đầu tư nước ngoài cũng phải thực hiện để được cấp phép. Cơ quan có thẩm quyền
cấp phép trong trường hợp này cũng là Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong quá
trình cấp phép cơ quan này sẽ xem xét việc đáp ứng các điều kiện để được thực
hiện đo đạc và bản đồ hay không. Do đó, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện 2 lần
xin phép tại 1 cơ quan có thẩm quyền là chưa hợp lý;
–
Xét
về tính minh bạch: Dự thảo không quy định về trình tự, thủ tục cũng như tiêu
chí để Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận/từ chối nhà đầu tư nước ngoài. Điều
này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong thực tế áp dụng.
Từ những phân tích trên, đề nghị
Ban soạn thảo bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52, tức là bỏ điều kiện
“có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
Đối với tổ chức nước ngoài hoạt động
đo đạc và bản đồ theo nội dung hợp đồng, hợp tác với tổ chức trong nước hoặc tổ
chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải “đăng ký với cơ quan nhà nước về đo đạc
và bản đồ” (khoản 2 Điều 52 Dự thảo), tuy nhiên Dự thảo lại không quy định về
thủ tục đăng ký cũng như nội dung của việc đăng ký. Đề nghị Ban soạn thảo
quy định cụ thể về thủ tục đăng ký này.
2. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động đo đạc và bản đồ
Theo quy định tại Điều 53 thì:
–
Tổ
chức tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ có trách nhiệm đăng ký thông tin về
năng lực hoạt động đo đạc và bản đồ của mình với cơ quan chuyên môn về đo đạc
và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
–
Cá
nhân hành nghề độc lập trong hoạt động đo đạc và bản đồ có trách nhiệm đăng ký
thông tin về năng lực hành nghề của mình với cơ quan chuyên môn về đo đạc và bản
đồ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú
Quy định trên vừa chưa hợp lý vừa
chưa rõ ràng ở điểm:
–
Quy
định này có được hiểu là sau khi có giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ, doanh
nghiệp lại phải thưc hiện thêm 1 thủ
tục nữa là đăng ký thông tin về năng lực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Theo quy định tại Điều 48 (quy định chung về điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt
động đo đạc và bản đồ) và Điều 51 (Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ) thì
doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động bản đồ không phân loại theo năng lực
hoạt động. Như vậy, thì doanh nghiệp sẽ dựa vào căn cứ nào để đăng ký về năng lực
hoạt động đo đạc và bản đồ của mình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Và cơ
quan nhà nước sẽ dựa vào đâu để xem xét đánh giá năng lực của doanh nghiệp?
–
Theo
tinh thần của Dự thảo thì doanh nghiệp được phép hoạt động đo đạc và bản đồ sau
khi được cấp phép. Do đó, yêu cầu sau khi doanh nghiệp có giấy phép phải thực
hiện thêm thủ tục đăng ký thông tin năng lực đo đạc và bản đồ sẽ tạo gánh nặng
về thủ tục hành chính trong khi đó cơ
quan nhà nước có thể nhận biết và kiểm soát doanh nghiệp đo đạc và bản đồ thông
qua hoạt động cấp phép cũng như hậu kiểm sau này;
–
Xét
về tính minh bạch thì Dự thảo không quy định rõ trình tự thủ tục về đăng ký
năng lực đo đạc và bản đồ, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký những thông tin gì? Điều
này có thể sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thực tế áp dụng.
–
Phân
tích các điểm tương tự trên đối với trường hợp cá nhân hoạt động độc lập.
Từ những phân tích trên, đề nghị
Ban soạn thảo bỏ quy định tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ phải
đăng ký thông tin về năng lực hoạt động đo đạc và bản đồ khoản 1, 2 Điều 53 Dự
thảo.
Trên đây
là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với Luật đo đạc và bản đồ. Rất
mong Quý cơ quan soạn thảo cân nhắc.
Trân trọng
cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.