VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Thứ Hai 17:05 19-09-2016

PHÒNG
THƯƠNG MẠI


CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

 

Số:  2428  /PTM-PC

Vv: góp
ý Dự thảo Nghị định về

kinh
doanh dịch vụ đòi nợ

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc

 


Nội, ngày 19  tháng 9 năm 2016

Kính gửi: Vụ Tài chính
các ngân hàng và tổ chức tài chính – Bộ Tài chính

Trả lời Công văn số 11300/BTC-TCNH của
Bộ Tài chính ngày 15/8/2016 về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định về kinh
doanh dịch vụ đòi nợ (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, có một số ý kiến
như sau:

So với Nghị định 104/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, các quy định tại Dự thảo đã có những
thay đổi tích cực, đặc biệt là bỏ nhiều điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ không
cần thiết hoặc bất hợp lý. Đây là một bước cải cách rất đáng hoan nghênh từ
phía Ban soạn thảo.

Để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo theo
tinh thần cải cách tiến bộ trên, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét
một số quy định sau:

1.      Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ (Điều 4)

Khoản 1 Điều 4 Dự thảo quy định “Chỉ
những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ
… mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ”.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp
2014 thì, giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp
(chứ không phải là “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”) không còn
ghi ngành, nghề đăng ký kinh doanh nữa. Do đó, quy định này của Dự thảo là chưa
phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, đề nghị Ban soạn thảo
điều chỉnh lại quy định trên như sau: “Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp … mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ”.

2.      Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Điều
9)


Một số quy định về trách nhiệm không
cần thiết:

Điều 9 Dự thảo
quy định một số trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đối với
chủ nợ/khách nợ.

Tuy nhiên phần
lớn những trách nhiệm này là những nghĩa vụ phát sinh từ các thỏa thuận trong hợp
đồng giữa hai chủ thể này và đã được quy định tại pháp luật về dân sự do đó
không cần thiết phải quy định lặp lại trong Dự thảo.

Vì vậy, đề
nghị Ban soạn thảo rà soát lại Điều 9 và chỉ giữ lại các nghĩa vụ mang đặc
trưng riêng của dịch vụ này (ví dụ ít nhất là
bỏ các quy định tại khoản 5,
6, 7 Điều 9 Dự thảo);


Về mẫu trang phục

Khoản 11 Điều
9 Dự thảo quy định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải “cấp trang phục
cho người lao động trong vòng 30 ngày sau khi Bộ Công an có hướng dẫn về mẫu
trang phục”.

Đề nghị
Ban soạn thảo
cân nhắc
một số vấn đề sau:

·
Quy
định này được hiểu người lao động trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
phải mặc trang phục theo mẫu quy định. Đây là quy định mới so với các dự thảo
trước đây, do đó Ban soạn thảo cần có giải trình rõ ràng về mục tiêu chính sách
đối với quy định này.

·
Xét
về tính hợp lý, dường như không có lý do nào đủ thuyết phục để yêu cầu nhân
viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải mặc trang phục theo quy định.
“Trang phục” có thể để nhằm nhận diện đối tượng sử dụng nó, tuy nhiên theo quy
định tại khoản 9, 10 Điều 9 thì khi thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ, người
lao động đã phải có giấy giới thiệu, thẻ nhân viên, trên thẻ nhân viên có ảnh,
ghi rõ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ, những yếu tố này đã đủ để chủ
thể bị đòi nợ nhận biết được các chủ thể hoạt động dịch vụ đòi nợ.

Nếu cho rằng,
kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành, nghề có tác động đến an ninh trật tự và cần
phải nhận diện để kiểm soát thì yêu cầu về trang phục của nhân viên dịch vụ
kinh doanh đòi nợ là không cần thiết, bởi vì hiện tại hoạt động kinh doanh này
được xếp vào ngành nghề phải đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh, trật tự và phải
được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện này trước khi có hoạt động kinh doanh. Có
nghĩa, rủi ro của các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được kiểm soát
thông qua việc kiểm soát điều kiện và cấp phép này, hoàn toàn không cần thiết
phải kiểm soát qua trang phục.

·
Tăng
chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp: việc yêu cầu phải trang bị cung cấp trang
phục cho người lao động sẽ tăng chi phí đáng kể cho doanh nghiệp và có thể là cản
trở cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động kinh doanh;

·
Trang
phục của nhân viên, người lao động thuộc về quyền tự chủ, tự quyết của doanh
nghiệp, yêu cầu bắt buộc phải có trang phục và trang phục phải theo mẫu quy định,
dường như can thiệp vào quyền này của doanh nghiệp.

·
Về
mặt thủ tục: Quy định này có thể được hiểu là làm phát sinh thêm thủ tục cấp
phép (thủ tục hướng dẫn mẫu trang phục của Bộ Công an)? “Hướng dẫn” được hiểu
như thế nào? Nếu là thủ tục cấp phép/phên duyệt đúng thì các quy định về thủ tục
này nêu ở đâu? Quy trình như thế nào (Doanh nghiệp gửi mẫu để Bộ Công an phê
duyệt hay Bộ Công an có các mẫu sẵn?…)? Bộ Công an căn cứ vào đâu để “hướng dẫn
mẫu trang phục” của doanh nghiệp? Cơ quan nào của Bộ Công an có thẩm quyền hướng
dẫn (và tại sao việc phê duyệt mẫu trang phục lại cần Cơ quan cấp Bộ thực hiện?)…
Hiện Dự thảo không có bất kỳ quy định cụ thể nào về vấn đề này.

Từ những phân
tích trên, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét bỏ quy định tại khoản
11 Điều 9 Dự thảo, đồng thời bỏ khoản 12 Điều 9, cụm từ “mặc trang phục” tại
khoản 3 Điều 10, điểm a khoản 1, cụm từ “cấp trang phục” tại điểm c khoản 4 Điều
20 Dự thảo (nội dung có liên quan đến quy định tại khoản 11).

3.      Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
(Chương 5)


Hình
thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Điều
18)

Khoản 4 Điều
18 Dự thảo quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với những vi phạm của kinh
doanh dịch vụ đòi nợ là thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh
. Quy định này là chưa phù hợp bởi trường hợp này
không thuộc các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo
quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014.

Ngoài ra,
trong khi khoản 4 Điều 18 Dự thảo có quy định về hình thức xử phạt bổ sung là
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự, tịch thu phương tiện vi phạm thì tại Điều 19, 20 Dự thảo về
các hình thức xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm không thấy có quy định
về hình thức xử phạt bổ sung này?

Do vậy, đề
nghị Ban soạn thảo
bỏ quy định tại khoản 4 Điều 18 Dự thảo.


Hình
thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đối tượng
được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Điều 19)

Điều 19 Dự thảo
quy định chung một mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức đối với ,một hành vi
vi phạm. Điều này dường như là chưa phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính ở
nguyên tắc: mức phạt đối với tổ chức gấp
đôi
mức phạt đối với cá nhân (khoản 2 Điều 24). Đề nghị Ban soạn thảo
điều chỉnh lại quy định này.

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của
VCCI về Dự thảo Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Rất mong Quý Cơ quan
cân nhắc trong quá trình sửa đổi nội dung Dự thảo Nghị định.

Ngoài ra
gửi kèm theo phụ lục một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một số doanh nghiệp gửi
cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.

Trân trọng cảm ơn.

Nơi
nhận:


Như trên


Văn phòng Chính
phủ, Bộ Tư pháp


Chủ tịch Vũ Tiến
Lộc (để báo cáo)


Lưu VT, PC

TL.
CHỦ TỊCH

KT.
TRƯỞNG BAN PHÁP CHẾ

PHÓ
TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Nguyễn Thị Thu Trang