VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Bộ Công an
VCCI góp ý Dự thảo QĐ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân
Kính gửi: Cục Điều tiết điện lực –
Bộ Công Thương
Trả
lời công văn số 8548/BCT-ĐTĐL của Bộ Công Thương ngày 14/09/2016 về việc lấy ý
kiến Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức
giá bán lẻ điện bình quân (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có một số ý kiến như sau:
1. Về thời gian điều chỉnh giá, mức điều
chỉnh giá và thẩm quyền điều chỉnh giá
Nếu
so sánh về thời gian, mức độ và thẩm quyền điều chỉnh tăng giá điện giữa Dự thảo
và Quyết định 69/2013/QĐ-TTg có thể rút ra bảng sau:
Thẩm |
Văn |
Thời |
Mức |
Mức |
Tập đoàn điện lực |
Quyết định |
6 tháng |
không được |
không được |
Dự thảo |
3 tháng |
3%-5% |
20% |
|
Bộ Công Thương |
Quyết định |
6 tháng |
7-10% |
20% |
Dự thảo |
3 tháng |
5-10% |
40% |
|
Thủ tướng Chính phủ |
Quyết định |
6 tháng |
trên 10% |
không giới hạn |
Dự thảo |
3 tháng |
trên 10% |
không giới hạn |
Như
vậy, có thể thấy Dự thảo đã mở rộng thẩm quyền quyết định việc tăng giá điện từ
chỗ EVN không được quyết định theo Quyết định 69 đến chỗ EVN được chủ động quyết
định tăng đến 20% giá điện mỗi năm; thẩm quyền của Bộ Công Thương cũng tăng
tương ứng từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm lên đến 40% mỗi năm.
Đây là sự mở rộng thẩm quyền tương đối lớn và cần được xem xét, cân nhắc.
Theo
số liệu thống kê từ năm 1995 đến nay, mức độ lạm phát của Việt Nam có sự biến động
mạnh giữa các năm, nhưng không có năm nào vượt quá 20% (xem biểu đồ). Như vậy,
việc trao cho EVN thẩm quyền quyết định việc tăng giá điện tối đa lên đến 20% mỗi
năm và Bộ Công Thương lên đến 40% là khá cao so với mức biến động giá bình thường.
Lạm phát của Việt
Nam qua các năm (nguồn: Tổng cục Thống kê)
VCCI
cho rằng, việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện (3 tháng, thay vì 6 tháng
như trước đây) và giảm biên độ tối thiểu điều chỉnh giá điện (tăng 3% thay vì
7% so với trước đây) là sự thay đổi phù hợp. Điều này giúp cho giá điện sẽ được
điều chỉnh linh hoạt hơn, bám sát diễn biến của các chi phí đầu vào và giúp EVN
chủ động hơn trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đi kèm với việc
rút ngắn thời gian điều chỉnh giá như vậy, cũng cần giảm ở mức tương ứng thẩm
quyền quyết định điều chỉnh giá. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa
đổi Điều 3, Điều 5 và Điều 6 của Dự thảo theo hướng như sau:
–
Nếu giá điện bình quân tăng
từ 3% đến 5% thì thẩm quyền quyết định thuộc về Bộ
Công Thương.
–
Nếu giá điện bình quân tăng
trên 5% thì thẩm quyền quyết định thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
2. Tính toán giá bán điện bình quân
Theo
Điều 4 của Dự thảo, giá điện được tính toán dựa trên các chi phí phải bỏ ra để
đưa điện đến với người mua gồm (1) chi phí mua điện; (2) chi phí dịch vụ: dịch
vụ truyền tải, dịch vụ phân phối –bán lẻ, dịch vụ điều độ, điều hành giao dịch
thị trường, quản lý chung; và (3) chi phí khác (bao gồm cả chênh lệch tỷ giá). Cách
tính giá dựa trên chi phí như vậy là hợp lý trong giai đoạn hiện nay, tuy
nhiên, cần kiểm soát tốt hơn đối với các chi phí đầu vào cấu thành vì có thể dẫn
đến nguy cơ các chi phí này được đẩy cao lên dẫn đến giá điện cuối cùng tăng
cao.
Chi phí mua điện
được xác định dựa trên thị trường điện các cấp độ và hợp đồng mua bán điện. Theo
báo cáo của Cục Điều tiết điện lực, hiện nay mới chỉ có khoảng 50% công suất
phát của các nhà máy phát điện thực hiện cơ chế chào giá trên thị trường phát
điện cạnh tranh, còn 50% sản lượng điện vẫn được thực hiện thông qua hợp đồng
mua bán điện mà không phải chào giá. Đối với trường hợp mua điện theo hợp đồng
này, do không có sự cạnh tranh nên việc kiểm soát giá mua điện cũng phải được
thực hiện tượng tự như đối với các hàng hóa độc quyền nhà nước khác. Do đó, đề
nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định cụ thể về cách tính chi phí
(chi phí nào được ghi nhận, chi phí nào không), và công khai các chi phí của
các đơn vị bán điện cho EVN mà không chào giá trên thị trường phát điện cạnh
tranh trong báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện. Ví dụ, đối với việc mua
điện theo hợp đồng của các nhà máy điện BOT cần có sự công khai rõ ràng về chi
phí xây dựng, vận hành của từng nhà máy. Tương tự đối với các trường hợp mua điện
theo hợp đồng khác.
Chi phí dịch vụ
lại được tính dựa trên chi phí đầu vào của các đơn vị cung cấp dịch vụ cộng với
lợi nhuận định mức. Các chi phí đầu vào của các đơn vị cung cấp dịch vụ này
cũng cần được công khai trong báo cáo về chi phí giá điện cuối cùng. Do đó, đề
nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về việc công khai chi phí của
đơn vị cung cấp dịch vụ trong báo cáo về chi phí sản xuất kinh doanh điện.
Đối với chi phí khác,
dự thảo mới chỉ đề cập đến chi phí biến động tỷ giá mà chưa nêu rõ các chi phí
khác (ngoài biến động tỷ giá) còn có chi phí nào nữa. Do đó, đề
nghị cơ quan soạn thảo liệt kê rõ các loại chi phí khác, hoặc bỏ nội
dung này.
Chi phí biến động tỷ giá
có thể được xác định dựa trên các thông tin từ thị trường (ví dụ, lấy trung
bình tỷ giá của nhiều ngân hàng lớn) để làm căn cứ tính mà không cần phải quy định
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét, quyết định hàng năm. Do đó, đề
nghị cơ quan soạn thảo quy định cách xác định chi phí biến động tỷ
giá dựa trên các thông tin khách quan.
3. Công khai, minh bạch cơ chế điều chỉnh
giá điện
Nguyên
lý để tính giá bán lẻ điện bình quân theo dự thảo hiện nay là dựa trên tổng chi
phí sản xuất, truyền tải và phân phối điện cộng với lợi nhuận định mức hợp lý.
Đây là nguyên lý phù hợp khi chưa có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Tuy nhiên,
để nguyên lý này được áp dụng một cách đúng đắn còn cần có sự công khai minh bạch
và bảo đảm sự tham gia của các bên liên quan. Mặc dù Điều 3.7 của Dự thảo đã
quy định: “Việc điều chỉnh giá bán
điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch“. Tuy nhiên, quy định
này nói riêng và toàn bộ dự thảo nói chung chưa có yếu tố “bảo đảm sự tham gia của các bên liên quan“.
Trong
quan hệ mua bán điện, có sự tham gia của bên bán điện, bên mua điện và Nhà nước.
Bên bán lẻ điện là các công ty con trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được
EVN đại diện tham gia ở nhiều khâu trong Dự thảo này. Về phía Nhà nước có vai
trò của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, về phía
bên mua điện thì mới chỉ có quy định rất mờ nhạt về sự tham gia của Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Điều 7.1 về kiểm tra chi phí sản xuất
điện hàng năm, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ “có thể mời“, chứ không phải là bắt buộc. Như vậy, sự tham gia
của bên mua điện trong việc quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện chưa được bảo
đảm. Bên mua lẻ điện bao gồm hai thành phần chính là hộ gia đình và các doanh
nghiệp sử dụng điện. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa
đổi, bổ sung Điều 3.7 của dự thảo thành “Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch,
bảo đảm sự tham gia của bên bán điện, bên mua điện và có sự kiểm soát của
Nhà nước“. Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm các
biện pháp để bên mua điện có thể tham gia vào cơ chế điều chỉnh giá điện tại tất
cả các khâu từ tính toán, kiểm tra cho đến kiến nghị, đàm phán phương án điều
chỉnh giá điện qua nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:
–
Bổ sung quy định về công khai văn bản
báo cáo của EVN gửi cho Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hàng quý và hàng năm về
chi phí sản xuất kinh doanh điện trong thời gian trước đó và tính toán giá bán
điện bình quân theo công thức tại Điều 4.2.
–
Sau khi báo cáo này được công bố, Bộ
Công Thương dành thời gian để các đơn vị sử dụng điện (doanh nghiệp và hộ gia
đình) xem xét các thông tin trong báo cáo này. Các đơn vị sử dụng điện sẽ có
quyền gửi ý kiến về báo cáo của EVN và kiến nghị về việc giảm hoặc mức điều chỉnh
giá điện.
–
Bổ sung quy định bắt buộc mời đại diện của
bên mua điện gồm một số doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng
điện lớn (như Hiệp hội Thép, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội cơ khí…), đại diện Hội
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức
xã hội khác trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện tại Điều
7.
–
Sửa đổi quy định về công bố kết quả kiểm
tra theo Điều 7.1.c bao gồm toàn bộ báo cáo của EVN (bao gồm cả báo cáo chi phí
của các bên bán điện theo hợp đồng và chi phí của các đơn vị cung cấp dịch vụ)
cùng với báo cáo kiểm tra của Bộ Công Thương phối hợp với các bên liên quan
trên trang Thông tin điện tử.
Trên
đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về Dự thảo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá điện bán lẻ bình
quân. Kính mong Quý Cơ quan xem xét, cân nhắc.
Trân
trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan./.