VCCI góp ý Dự thảo Tiêu chuẩn xếp hàng hóa an toàn trên xe ô tô

Thứ Tư 08:39 20-01-2016

Kính gửi: Vụ Khoa học công nghệ, Môi
trường và Hợp tác quốc tế –

      Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Trả
lời Công văn số
6849/TCĐBVN-KHCN,MT&HTQT ngày 10/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải về việc
góp ý Dự thảo TCVN “Tiêu chuẩn xếp dỡ hàng hóa an toàn trên xe ô tô” (sau
đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có một
số ý kiến như sau:

1.
Giá
trị pháp lý của Tiêu chuẩn

Trong
phần Phạm vi áp dụng của Dự thảo có quy định: “Tiêu chuẩn này cụ thể hóa cho Thông tư 35/2013/TT-BGTVT ban hành ngày
21/10/2013 Quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên
đường bộ.
” Thông tư 35 là một văn bản quy phạm pháp luật
giá trị bắt buộc áp dụng
. Do đó, có thể dẫn đến cách hiểu rằng toàn bộ
các quy định trong Tiêu chuẩn này cũng mang tính bắt buộc áp dụng và nếu không
thực hiện đúng thì chủ xe có thể phải chịu các trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên,
rất nhiều quy định trong dự thảo Tiêu chuẩn này chỉ nên dừng lại ở mức độ khuyến
cáo, chứ khó có thể bắt buộc áp dụng vì phụ thuộc rất nhiều vào tính đa dạng của
các hoàn cảnh thực tế.

Kinh
nghiệm hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới phân biệt rõ giữa
“luật cứng” và “luật mềm” (hard law và sort law). Luật cứng là các văn bản pháp
luật chứa đựng quyền và nghĩa vụ của các bên và mang tính bắt buộc áp dụng, nếu
không thực hiện đúng thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Luật mềm cũng do cơ
quan nhà nước ban hành nhưng chỉ mang tính khuyến nghị, hướng dẫn để doanh nghiệp
có thể tra cứu, làm theo nhưng không bắt buộc. Luật mềm thường được các quốc
gia khác áp dụng trong những lĩnh vực đòi hỏi tính kỹ thuật chuyên môn cao, rất
chi tiết.


dụ, cơ quan quản lý giao thông ban hành một số hướng dẫn kỹ thuật về cải tạo phần
thùng của xe chở hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo hướng dẫn kỹ thuật
đó thì hồ sơ sẽ được xét duyệt một cách nhanh chóng, cơ quan quản lý cũng không
cần kiểm tra nhiều. Tuy nhiên, nếu do nhu cầu đặc thù, doanh nghiệp cải tạo
thùng xe khác với tài liệu kỹ thuật đó, cơ quan nhà nước vẫn sẽ tiến hành kiểm
tra phương án cải tạo mới này, nếu đáp ứng điều kiện an toàn thì vẫn được chấp
nhận.

Với
cách tiếp cận đó, VCCI đề nghị cơ
quan soạn thảo
xác định rõ giá trị pháp lý của Tiêu chuẩn này ở mức độ khuyến
nghị, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, “luật mềm”
chứ không nên trở thành nghĩa
vụ bắt buộc.

2.
Khái
niệm hàng hóa

Dự
thảo tiêu chuẩn đang sử dụng khái niệm hàng hóa “là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua
bán, tiếp thị
”. Đây là cách hiểu về mặt thương mại của hàng hóa, nhưng chưa
chính xác về mặt vận tải.


dụ, một doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản vận chuyển khoáng sản thô từ
mỏ về nhà máy chế biến, khoáng sản thô khi đó vẫn thuộc cùng một chủ sở hữu, chưa
được đưa vào thị trường, tiêu dùng, không tiến hành trao đổi, mua bán, hay tiếp
thị. Tuy nhiên, việc vận chuyển khoáng sản thô này rõ ràng vẫn có nguy cơ gây mất
an toàn và cần phải đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn này.

Do
đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo
điều chỉnh khái niệm hàng hóa.

3.
Nghĩa
vụ cung cấp danh mục hàng hóa và các yêu cầu của khách hàng

Trong
quy trình xếp hàng hóa lên xe ô tô, Dự thảo yêu cầu khách hàng phải cung cấp đầy đủ danh mục hàng hóa và các yêu cầu về xếp
dỡ và vận chuyển trước cho người thực hiện công tác xếp dỡ/vận chuyển (ít nhất
là 02 ngày)
. Đây là nội dung mang tính quan hệ dân sự giữa người thuê vận
chuyển và người vận chuyển. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về nội dung, thời
điểm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng vận chuyển, nhà nước không
nên can thiệp quá sâu vào vấn đề này.

Do
đó, VCCI đề nghị bỏ nghĩa vụ này
của khách hàng trong tiêu chuẩn mà để các bên tự do thỏa thuận.

4.
Nghĩa
vụ thông báo cho cảnh sát giao thông về vận chuyển hàng dài và rộng

Trong
gạch đầu dòng cuối cùng của mục “Để xây dựng
phương án xếp hàng, người có chuyên môn
thực hiện công tác xếp hàng phải tuân thủ những quy tắc xếp hàng cơ bản

có quy định “Cần thông báo cho cảnh sát
giao thông về hoạt động vận chuyển loại hàng này
.” Đây là một thủ tục hành
chính nhưng lại chưa được làm rõ về tính cần thiết, trường hợp cần và tính khả
thi. Cụ thể như sau:


Trường hợp nào cần thông báo? Dự thảo
quy định phải thông báo khi vận chuyển loại hàng này và câu trước đó nói về
hàng dài và rộng. Tiêu chí hàng dài và rộng chưa được định nghĩa rõ. Như vậy là
chưa rõ trường hợp nào lái xe phải thông báo cho cảnh sát giao thông, trường hợp
nào không phải thông báo


Thủ tục thông báo như thế nào? Thông báo
cho cảnh sát giao thông của những đơn vị nào? Nội dung thông báo bao gồm những
gì? Nếu không thông báo thì có bị xử lý không?

Với
nhiều điểm chưa rõ ràng của quy định này, và cũng để tránh phát sinh thủ tục
hành chính, đề nghị cơ quan soạn thảo
quy định theo hướng khuyến nghị chủ xe phải thông báo mà không phải là một
nghĩa vụ bắt buộc.

5.
Hợp
đồng vận chuyển, hợp đồng xếp dỡ hàng hóa

Nhiều
quy định của dự thảo Tiêu chuẩn đề cập đến hợp đồng vận chuyển, hợp đồng xếp dỡ
hàng hóa hoặc nghĩa vụ ký hợp đồng của các bên. Ví dụ: điểm g của phần Quy
trình xếp hàng hóa trên xe ô tô quy định: “Khách
hàng xác nhận lại thông tin về lô hàng, phương án xếp hàng và thời gian, địa điểm
thực hiện trước khi ký hợp đồng xếp dỡ hàng hóa.
” hoặc điểm b của mục
Người thực hiện công tác xếp hàng kiểm tra phương tiện vận chuyển phải “Ký kết hợp đồng với người vận chuyển hàng
hóa
”. Các nội dung này can thiệp quá mức vào quyền tự do hợp đồng của các
bên, trong khi vấn đề này đã được quy định tại Bộ luật Dân sự.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
loại bỏ các nội dung về hợp đồng; đồng thời rà soát dự thảo Tiêu chuẩn để loại
bỏ các quy định can thiệp quá mức vào quyền tự do thỏa thuận của các bên
.

6.
Người
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ xếp dỡ hàng hóa

Một
số nội dung của dự thảo Tiêu chuẩn đề cập đến việc phải có người có trình độ
chuyên môn thực hiện các công việc như: “xác
nhận vào hồ sơ xếp hàng
”, “xác nhận
phương án dỡ hàng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
”. Quy định như vậy có thể dẫn
đến cách hiểu rằng một cá nhân muốn được coi là “người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ xếp dỡ hàng hóa” thì phải
đáp ứng một số điều kiện và được quyền làm một số công việc mà người khác không
được làm. Quy định này cũng không thực sự cần thiếtcan thiệp sâu
vào quyền tự sắp xếp, bố trí nhân sự của đơn vị vận tải.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
bỏ các quy định có liên quan.

7.
Kỹ
thuật soạn thảo và dẫn chiếu

Các
mục của Dự thảo không được đánh số, đánh chỉ mục, gây khó khăn cho người đọc.
Trong khi đó, nhiều đoạn của dự thảo lại dẫn chiếu theo số chỉ mục. Ví dụ, dẫn
chiếu đến “bước 3 trong mục 2.1.1 và bước 3 trong mục 2.1.3” (cuối trang 11)
nhưng do tài liệu không được đánh chỉ mục nên không thể tra cứu được thông tin này.

Do
đó, đề nghị Ban Soạn thảo hoàn
thiện về mặt hình thức của Dự thảo để doanh nghiệp tiện theo dõi.

Trên
đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về Dự
thảo TCVN “Tiêu chuẩn xếp dỡ hàng hóa an toàn trên xe ô tô”. Rất mong Quý cơ
quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Trân
trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan./.

Các văn bản liên quan