Công ty Luật BASICO góp ý Dự thảo Bộ luật hình sự

Thứ Hai 11:41 27-04-2015

Số: 2015/64/BASICO-CV

V/v: Góp ý dự thảo Bộ luật

Hình sự (sửa đổi).

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2015

Kính gửi:

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Công ty Luật BASICO xin gửi tới Quý Cơ quan lời chào trân trọng!

Theo Công văn số 0269/PTM-PC ngày 11-2-2015 về việc “Mời góp ý Dự thảo Bộ luật Hình sự” của VCCI, Công ty Luật BASICO xin gửi ý kiến đóng góp về một số vấn đề liên quan đến Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) như sau:

1.             Về chuyển đổi phạt tiền sang phạt tù (Điều 34, Dự thảo):

Đồng ý với phương án chuyển đổi phạt tiền sang phạt tù nếu người bị kết án cố tình không chấp hành hình phạt tiền.

2.             Về áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự đối với pháp nhân phạm tội (Điều 71, Dự thảo):

Đồng ý với quy định tại Điều 71, Dự thảo.

3.             Về nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội (Điều 72, Dự thảo):

3.1.       Xem xét sửa đổi tên Điều luật từ Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội” thành “Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân” để bảo đảm tính phù hợp.

3.2.       Xem xét việc loại bỏ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là: “Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân” (điểm b, khoản 1, Điều 72, Dự thảo). Bởi, theo nguyên tắc thông thường (nhất là đối với các pháp nhân là tổ chức kinh tế), mọi hoạt động nhân danh pháp nhân; hoặc có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân mặc nhiên được coi là hoạt động vì lợi ích của pháp nhân. Trong trường hợp, pháp nhân thực hiện hành vi để đem đến lợi ích không chính đáng cho tổ chức, cá nhân khác, thì hành vi này vẫn cần phải bị xử lý hình sự.

3.3.       Khoản 2, Điều 72, Dự thảo có quy định: “2. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Điều khoản này quy định vẫn chưa rõ, cần làm rõ phạm vi giới hạn trách nhiệm hình sự của pháp nhân và cá nhân trong cùng một vụ án để bảo đảm việc xử lý đúng người, đúng tội, tránh tình trạng một hành vi phạm tội bị xử lý hình sự nhiều lần.

4.             Đối với các quy định về hình phạt của pháp nhân, quy định tại các Điều 74, Điều 75, Điều 76, Điều 77 và Điều 78, Dự thảo:

Đồng ý với các quy định tại Dự thảo.

5.             Về việc hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền:

Đồng ý với việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền (là hình phạt chính) đối với một số tội phạm nghiêm trọng, thậm chí là tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trường hợp gây thiệt hại về tài sản. Đồng ý với việc mở rộng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Các tội phạm về môi trường.

6.             Về Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165, Luật cũ)

6.1.       Đồng ý với việc bỏ Tội danh này.

6.2.       Tương tự, nên cân nhắc bỏ Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285, Luật cũ; Điều 360, Dự thảo). Bởi, tội danh này cũng rất chung chung, phạm vi rộng, có thể sử dụng để xử lý bất cứ vi phạm nào nên dễ bị lạm dụng.

7.             Về Tội quảng cáo gian dối (Điều 168, Luật cũ):

Đồng ý với việc bỏ Tội danh này.

8.             Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 170, Dự thảo):

Đồng ý với việc mở rộng hành vi cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Dự thảo. Bởi, theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999, đối với cấu thành của Tội danh này tồn tại một số bất cập sau:

8.1.       Việc yêu cầu phải chứng minh được hành vi “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” nhiều khi không phù hợp với thực tiễn;

8.2.       Việc yêu cầu phải chứng minh được hành vi đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản là không cần thiết. Bởi, kể cả trong trường hợp, Bên vay, Bên mượn, Bên thuê tài sản sử dụng tài sản phục vụ cho những mục đích hợp pháp nhưng không đúng mục đích khi vay, mượn, thuê tài sản hoặc mục đích đã ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, thì quyền và lợi ích hợp pháp của Bên cho vay, Bên cho mượn, Bên cho thuê tài sản đã bị xâm phạm.

9.             Tội kinh doanh trái phép (Điều 198, Dự thảo):

Đồng ý với quy định về Tội danh này tại Dự thảo. Tội kinh doanh trái phép quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 là một rào cản, một hạn chế rất lớn đối với quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này chưa đến mức phải xử lý về hình sự. Nhất là đã có các tội khác như Tội trốn thuế, Tội lừa dối khách hàng, … để xử lý sai phạm.

10.         Về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 203, Dự thảo):

Cần xác định cụ thể mức lãi suất làm căn cứ để tính lãi suất cho vay là lãi suất cho vay lãi nặng. Bởi, theo quy định của Dự thảo Bộ luật Dân sự, có nhiều loại lãi suất cho vay với mức lãi suất khác nhau.

11.         Về Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều 208, Dự thảo):

11.1.   Cần xác định cụ thể hậu quả của hành vi để làm căn cứ định tội và định khung hình phạt.

11.2.   Đối với quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 208, Dự thảo:

-           Xem xét sửa đổi thành: “Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cấp tín dụng trong hoạt động tín dụng”;

-           Xem xét quy định cụ thể hơn, nếu vẫn giữ quy định như Dự thảo thì Tội danh này không khác biệt so với Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã bỏ.

12.         Về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động (Điều 218, Dự thảo):

Đồng ý với quy định về Tội danh này tại Dự thảo.

13.         Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 227, Dự thảo):

Đồng ý với quy định về Tội danh này tại Dự thảo.

14.         Về việc mở rộng phạm vi xử lý các tội phạm về chức vụ:

Không chỉ trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước mà bao gồm cả các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân. Cần đặc biệt cân nhắc khi quyết định vấn đề này.

15.         Bỏ phạt chung thân và bỏ giới hạn hình phạt có thời hạn tối đa 20-30 năm, mà thay bằng hình phạt tù không giới hạn số năm đối với từng hình phạt cũng như tổng hợp nhiều hình phạt vì:

15.1.   Vô cùng bất hợp lý, bất công bằng:

-           Không đánh giá được thực chất mức độ, tính chất hình phạt nặng nhẹ khác nhau đối với hình phạt chung thân: Nếu chưa đến mức bị tử hình thì tội đến mức bao nhiêu cũng chỉ chung thân bằng nhau;

-           Không đánh giá được thực chất mức độ, tính chất hình phạt nặng nhẹ khác nhau đối với người chịu mức hình phạt khác nhau: Tổng cộng 100 năm tù cũng bằng đúng với người bị tuyên 30 năm tù;

-           Bất công bằng giữa các đối tượng khác nhau, nếu chưa xét đến việc được ân giảm: Nếu cùng thọ 100 tuổi, thì người 20 tuổi phạm tội chung thân phải tù 80, người 70 tuổi phải tù 30 năm.

-           Bất công bằng khi xem xét giảm án tù: Người đáng 100 năm tù cũng được hưởng giống như người chịu án 30 năm.

15.2.   Vì vậy cần tuyên và cộng hình phạt theo năm tù không giới hạn để tránh bất hợp lý trên.

Trân trọng!

CÔNG TY LUẬT BASICO

Các văn bản liên quan