Đại biểu Trương Minh Hoàng tỉnh Cà Mau góp ý dự thảo Luật căn cước công dân tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Quàng Thị Nguyên tỉnh Sơn La góp ý dự thảo Luật căn cước công dân tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Phạm Trường Dân tỉnh Quảng Nam góp ý dự thảo Luật căn cước công dân tại kì họp thứ 7 của QH
Phạm Trường Dân - Quảng Nam
Kính thưa Quốc hội.
Góp ý lần đầu đối với dự thảo dự án Luật căn cước công dân, tôi xin tham gia một số nội dung như sau:
Một. cơ bản tôi thống nhất nội dung Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về dự thảo dự án Luật căn cước công dân. Dự án luật này đã cụ thể hóa được quyền cơ bản của con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định, bảo đảm cho mỗi người dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khắc phục được một số thủ tục hành chính không cần thiết gây khó khăn, phiền hà cho người dân, nhất là trong việc giao dịch. Đáp ứng yêu cầu công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội và phục vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự cũng như công tác quốc phòng của đất nước.
Thực hiện Luật căn cước công dân, nhà nước sẽ cấp cho mỗi công dân một loại giấy tờ tùy thân, đặc biệt thay thế cho giấy chứng minh nhân dân hiện hành, đó là thẻ căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân có số định danh cá nhân ổn định, không trùng lặp giữa người này với người khác, giữa thế hệ sau với thế hệ trước, gắn liền với người dân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời thì số định danh cá nhân đó vẫn được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc. Vì vậy, tôi thấy rằng việc xây dựng dự án Luật căn cước công dân là việc làm cần thiết.
Hai, qua nghiên cứu nội dung cụ thể của dự án Luật căn cước công dân, tôi thống nhất với tên gọi và phạm vi điều chỉnh vào bố cục của dự án luật. Tuy nhiên, tôi thấy có một số vấn đề cần tham gia của luật như sau:
Có ý kiến còn phân vân vì sao số định danh cá nhân nêu trong dự án luật được quy định 12 số mà không kế thừa quy định 9 số như số chứng minh nhân dân ngành. Theo tôi số định danh 12 số phù hợp với thông lệ quốc tế ở nhiều nước vẫn sử dụng để quản lý dân cư, quản lý xã hội và dễ phân biệt với việc quy định 12 số đó thì để dễ phân biệt giới tính, vùng miền và thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Cơ sở dữ liệu của 12 số thì vẫn đảm bảo nhất quán với số định danh 9 số của chứng minh nhân dân không mâu thuẫn với cơ sở dữ liệu 9 số, vẫn tiện lợi trong việc tra cứu phục vụ các yêu cầu quản lý xã hội, quản lý dân cư, phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh trật tự của đất nước. Tôi đề nghị vẫn quy định số định danh cá nhân 12 chữ số như trong dự thảo luật là phù hợp.
Về thông tin tài liệu về dân cư được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu căn cước công dân tại Điều 11, tôi thấy việc thu thập thông tin tài liệu về nhóm máu cần xem xét kỹ, vì đây là chức năng của ngành y tế. Nếu quy định thu thập thông tin nhóm máu thì buộc người dân trước khi làm căn cước công dân phải đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế, phải tốn kém tiền xét nghiệm, phải đi lại khó khăn, nhất là đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới đi lại tốn kém thêm cả về thời gian, tiền bạc tàu xe. Muốn có kết quả xét nghiệm phải chờ đợi, có kết quả rồi mới đi làm căn cước công dân. Nếu cán bộ làm căn cước công dân ghi nhầm nhóm máu từ nhóm máu này sang nhóm máu khác thì hệ quả pháp lý ai chịu trách nhiệm khi thầy thuốc căn cứ vào nhóm máu ghi trong căn cước của bệnh nhân để cấp cứu điều trị, dẫn đến chết người. Theo tôi không nên đưa nhóm máu vào dự án luật này.
Về số và hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân quy định tại Điều 19. Tôi đề nghị ghi đầy đủ lại là số định danh cá nhân và hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân. Hạn sử dụng thẻ căn cước công dân ở Khoản 2, Điều 19 quy định từ khi sinh ra đến 70 tuổi phải qua 5 lần cấp đổi, không xác định hạn sử dụng đối với thẻ căn cước của người từ 70 tuổi trở lên. Theo tôi quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 2 là hợp lý. Riêng Điểm c, Khoản 2 thì quy định hạn sử dụng phải ba lần cấp đổi lại thì cần phải xem xét lại, có thể là giãn thời gian hạn sử dụng cấp đổi đến 20 năm để rút ngắn số lần cấp đổi lại nhằm hạn chế gây khó khăn, phiền hà cho người dân hoặc rút ngắn hạn sử dụng đến dưới 60 tuổi thay cho tuổi 70 như trong dự thảo.
Về thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân, quy định ở Điều 28, tại Khoản 2 điều này quy định chỉ có 2 trường hợp phải tạm giữ: Điểm a chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Điểm b quy định tạm giữ, tạm giam chấp hành án phạt tù, tôi thống nhất như dự thảo. Tuy nhiên, tôi thấy tại Khoản 3 điều này quy định công dân được nhận lại thẻ căn cước công dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính, hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, như vậy những trường hợp vi phạm hành chính cũng bị tạm giữ thẻ căn cước. Nếu tạm giữ thẻ căn cước trong trường hợp vi phạm hành chính như Khoản 3 thì phải quy định tại Khoản 2 là những trường hợp vi phạm hành chính bị tạm giữ thẻ căn cước công dân. Theo tôi những trường hợp vi phạm hành chính không cần thiết phải tạm giữ thẻ căn cước công dân. Tôi đề nghị bỏ đoạn chấp hành xong quy định xử lý vi phạm hành chính tại Khoản 3, Điều 28 dự thảo luật. Xin hết. Xin cảm ơn Quốc hội.