VCCI góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra
Ông Mai Đình Mạnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam góp ý Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Hội thảo VCCI ngày 13/8/2014
Bà Nguyễn Kim Dung – Tổ chức giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam góp ý Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Hội thảo VCCI ngày 13/8/2014
ĐÓNG GÓP Ý KIẾN ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI
Chuẩn bị bởi: Bà Nguyễn Kim Dung
Tổ chức giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam
Trong khuôn khổ Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật mới”, thay mặt cho Tổ chức giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam, một tổ chức chuyên về giảng dậy tiếng Anh và đã hoạt động tại Việt nam gần 20 năm, tôi xin phép được chia sẻ ý kiến về tác động và ảnh hưởng của các văn bản pháp luật được ban hành không chi tiết, chưa sát với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp đã và sẽ gây ra những trở ngại không thể khắc phục và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và lòng tin của doanh nghiệp ra sao.
Cụ thể với việc xây dựng văn bản pháp luật trọng lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Có rất nhiều khía cạnh để đóng góp trong việc xây dựng văn bản pháp luật, tuy nhiên tôi chi xin phép đề cập đến 3 khía cạnh sau :
1. Lộ trình xây dựng văn bản pháp luật (Luật, Nghị định, Thông tư ): Lộ trình giữa Luật/Nghị định và Thông tư khoảng cách quá lâu:
Đề nghị phải có lộ trình xây dựng Luật/ lộ trình xây dựng Nghị định/lộ trình xây dựng Thông tư, trách nhiệm hoàn thành dự thảo Nghị định, Thông tư trong thời hạn nhất định. Tránh trường hợp Nghị định được ban hành nhưng phải đến 5 năm sau, Thông tư mới được ban hành, ví dụ như: Nghị định số 06/2000/ND-CP của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học được ban hành ngày 6/3/2000, nhưng đến ngày 14/4/2005 Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP mới được ban hành. Vậy doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong 5 năm đó, và cơ quan quản lý sẽ điều hành và quản lý hoạt động của doanh nghiệp ra sao để đảm bảo minh bạch?
Đơn cử một ví dụ khác: Nghị định 73/20012 quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được ban hành ngày 26/9/2012 nhưng đến nay đã gần 2 năm, Thông tư hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Điều này dẫn đến việc áp dụng Nghị định chưa đúng, tùy thuộc vào cách hiểu và diễn giải của chuyên viên thụ lý hồ sơ.
2. Giai đoạn soạn thảo văn bản pháp luật và lấy ý kiến: Lấy ý kiến theo thể thức nhất định để thống nhất
- Ở giai đoạn này, đề nghị cho phép doanh nghiệp tham gia xây dựng nội dung chính cần phải có dựa trên nhu cầu thực tế hoạt động. Cơ quan nhận văn bản góp ý cần đưa ra lộ trình/hình thức đóng góp ý kiến/thời hạn để đảm bảo các doanh nghiệp tham gia theo đúng quy trình và thống nhất; từ đó cơ quan quản lý có thêm khung sườn để xây dựng chính sách sao cho hiệu quả và sát thực tế nhất.
- Việc đóng góp ý kiến của doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra thể thức và yêu cầu đóng góp. Việc không có các quy định cụ thể về đóng góp ý kiến sẽ khiến cơ quan tiếp nhận thông tin sẽ không thể xử lý hết ý kiến đóng góp dẫn đến bỏ sót những ý kiến góp ý thực sự xác đáng.
3. Hiệu lực trở về trước của văn bản pháp luật
- Thời điểm áp dụng văn bản pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, nếu không quy định rõ, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý không biết phải áp dụng ra sao gây khó khăn cho việc triển khai trong thực tế.
- Hiệu lực của văn bản không những phải ghi rõ thời điểm áp dụng mà còn phải ghi rõ áp dụng theo hình thức nào. Ví dụ: điều khoản chuyển tiếp của Điều 74 Nghị định 73/2012 cho phép không phải xét duyệt lại theo quy định mới nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Tuy nhiên, Nghị định không nói rõ hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định nào? Nghị đinh mới hay cũ? Trường hợp này cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định mới 73/2012/NĐ-CP dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng theo quy định.
- Việc hiệu lực không rõ ràng dẫn đến doanh nghiệp không có cơ sở để thực thi và cơ quan quản lý thì sẽ tự áp dụng theo cách hiểu của mình.