Bà Nguyễn Kim Dung - Tổ chức giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam góp ý Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Hội thảo VCCI ngày 13/8/2014
Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC góp ý Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Hội thảo VCCI ngày 13/8/2014
Ông Mai Đình Mạnh – Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam góp ý Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Hội thảo VCCI ngày 13/8/2014
BÁO CÁO GÓP Ý
LUẬT BAN HÀNH VBQP PHÁP LUẬT
Người tham gia góp ý: Mai Đình Mạnh
Đơn vị: Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam
Chức vụ: Tổng Thư ký Hiệp hội
NỘI DUNG GÓP Ý
1. Hệ thống luật pháp của Việt Nam trong quá trình đất nước chưa phát triển, Nhà nước đã có nhiều cố gắng để ban hành các Luật cho từng lĩnh vực trong đời sống xã hội. Các Luật và Văn bản pháp luật đã giúp chúng ta có cơ sở giải quyết nhiều vấn đề nấy sinh trong đời sống, công tác, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên hệ thống luật pháp vừa qua của Việt Nam rất nhiều và phức tạp, Luật này có những vấn đề chồng chéo lên Luật khác gây khó khăn trong quá trình thực hiện và vận dụng thực tế trong các lĩnh vực.
Việc ban hành Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật sẽ giúp các bộ ngành, cơ quan quản lý pháp luật, các tỉnh, thành phố, các địa phương có tiêu điểm, có chuẩn mực trong việc soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật từ sau khi Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật được ra đời.
2. Dự thảo Luật ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật quy định cụ thể và chi tiết về trình tự cho việc lập chương trình xây dựng VBQPPL bao gồm: Soạn thảo, thẩm tra, thẩm định trước khi được thông qua. Song để thực hiện quy trình này phải mất nhiều thời gian, tiền bạc từ ngân sách Nhà nước.
3. Điều 4 chương 1 và chương 3: Xây dựng, ban hành luật và pháp lệnh quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành và thi hành Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật rất chi tiết và rõ ràng, khách quan, công khai, minh bạch, đúng chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước.
Tuy nhiên chủ trì soạn thảo các Văn bản pháp luật do các ngành là người chủ trì do vậy cũng còn nhiều điều cần phải nghiên cứu, cần phát huy trách nhiệm của các bộ, ngành:
- Mặt tích cực: Các ngành rất am hiểu toàn bộ các vấn đề cần phải nghiên cứu, phát huy trong quá trình soạn thảo VBPL để có hướng điều chỉnh, sửa đổi hợp lý với thực tế.
- Mặt hạn chế: Nếu cơ quan chủ trì việc soạn thảo VBPL không nêu cao tinh thần khách quan sẽ dẫn đến xu hướng các VBPL được ban hành chỉ tác dụng nâng cao quyền lực của cơ quan quản lý ngành, cơ quan quản lý Nhà nước, hay nói cách khác có tình trạng vừa đánh trống vừa thổi còi.
Để khắc phục vấn đề này vừa qua chúng ta đã phát huy việc lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các cơ quan, các tổ chức, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học, luật sư, các cá nhân có tâm huyết vv... cho các VBPL trước khi quyết định ban hành đã làm cho các VBPL có sức thuyết phục hơn, đầy đủ hơn. Nhiều khi đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn dân như sửa đổi Hiến pháp vừa qua.
4. Điều 3, 4 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những Luật và Văn bản quy phạm pháp luật nào và quy định rõ về nguyên tắc xây dựng, ban hành và thi hành Văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên thời gian qua, việc ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, nhiều chồng chéo. Nhiều Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành thời gian chưa lâu đã phải có các văn bản bổ xung, điều chỉnh để phù hợp với thực tế trong điều hành và đời sống xã hội.
5. Điều 5 – Tham gia xây dựng và thi hành Văn bản quy phạm pháp luật đã nêu rõ vai trò của các cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật.
Việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia cho các Văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết, thể hiện sự tôn trọng của Đảng và nhà nước với các tầng lớp nhân dân và các tổ chức, song tránh hình thức, làm lấy lệ cho dân chủ. Do vậy các nhà làm luật thấy đúng, thấy hợp lý cần phải tiếp thu, chỉnh sửa lại dự thảo luật như vậy mới phát huy tác dụng trí tuệ của toàn dân.
Vậy thì các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp vv... sẽ tham gia vào tiến trình xây dựng Văn bản Quy phạm pháp luật khi nào. Theo tôi có hai cách, mỗi phương thức có hiệu quả riêng của nó song quy chung lại đều mang đến sự hoàn thiện cho VBQPPL khi được ban hành.
- Cách thứ nhất: Lấy ý kiến góp ý từ tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn “thẩm tra, lấy ý kiến thông qua” Văn bản Quy phạm pháp luật như hiện nay. Người chủ trì tổ chức là vai trò của VCCI, VCCI là người tập hợp các cộng đồng doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức mà bấy lâu nay đã làm tốt trách nhiệm này, được cộng đồng doanh nghiệp tín nhiệm. cách làm này thường chỉ tập hợp góp ý một hoặc hai lần, các góp ý được chuyển tới các cơ quan chức năng khi đã được VCCI cô đọng và hiệu chỉnh.
- Cách thứ hai: Lấy ý kiến góp ý từ tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp trong các giai đoạn “đề xuất xây dựng VBPL, giai đoạn soạn thảo VBPL và các giai đoạn tiếp theo”. Cách làm này mất nhiều thời gian, phiền hà, phải lấy ý kiến góp ý nhiều lần song các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp lại tiếp cận ngay từ đầu khi mới sơ khai cho việc xây dựng các Văn bản Quy phạm pháp luật, ý kiến góp ý, đề xuất các vấn đề chính sách trong các VBPL được chi tiết, sát thực với cộng đồng doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên cách làm này phức tạp như đã nói ở trên và tốn kém về tiền của, do vậy chỉ nên áp dụng cho các dự luật lớn.
6. Hiệu lực của Văn bản Quy phạm pháp luật, tổ chức thi hành Văn bản Quy phạm pháp luật. Chương 10, chương 11 Luật ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật đã quy định cụ thể, song còn nhiều bất cập trong quá trình thi hành. Các nghị định, các văn bản hướng dẫn thi hành chậm, không kịp thời, thậm chí không sát với dự luật đã ban hành gây trở ngại cho quá trình thực thi.
Do vậy để thực hiện tốt và hiệu quả Luật ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật này thì các cơ quan chức năng phải làm tốt và kịp thời các nghị định, các văn bản hướng dẫn thi hành luật khi mỗi dự luật và VBPL mới ra đời.
Trên đây là một số ý kiến góp ý để Luật ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật khi ra đời, bước khởi đầu cho các Luật và VBPL sau này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.