Thông tin tổng quan Tọa đàm “góp ý kiến cho Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi”

Thứ Năm 14:58 11-04-2013

TỌA ĐÀM “Góp ý kiến cho Dự thảo

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi”

(Hà Nội, ngày 09/04/2013)

Thông tin tổng quan

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) qua bốn năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều mục tiêu đặt ra như từng bước giảm thuế suất phổ thông góp phần giúp doanh nghiệp giảm nghĩa vụ nộp thuế, tăng tích lũy cho tái đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh; tạo sự bình đẳng trong ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đổi mới công nghệ thông qua quy định cho trích lập quỹ phát triển công nghệ trước thuế TNDN… Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế, chưa phù hợp với những thay đổi của tình hình mới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã bộc lộ trong quá trình thực thi Luật thuế TNDN và đặt ra yêu cầu bổ sung, sửa đổi.

          Trong thời gian qua, Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các chuyên gia, của cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp/Hiệp hội ngành hàng.

          Các nhóm ý kiến cụ thể được trao đổi tại Tọa đàm :

1.  Việc sửa đổi Luật Thuế TNDN lần này tiếp tục tháo gỡ những hạn chế, cản trở trong quá trình thực hiện Luật trong bốn năm vừa qua. Các đại biểu đại diện cho các Hiệp hội nhất trí với những mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Thuế TNDN, đặc biệt ở các nguyên tắc:

-    Tiếp tục tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thực hiện giảm mức thuế suất chung để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh;

-    Đảm bảo đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thúc đẩy cải cách hành chính.

          2.  Về «Thuế suất phổ thông » :

-    Khoản 1 điều 10 sửa đổi thuế suất giảm xuống là 23% và bổ sung thuế suất 20% đối với DN vừa và nhỏ. Tuy đã giảm xuống còn 23%, mức này vẫn còn cao hơn một số nước, vùng lãnh thổ, chưa thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp tái cơ cấu đầu tư, vượt qua khó khăn, thách thức …

Nhìn ra thế giới, Singapore và Đài Loan có mc thuế sut thuc vào nhóm thp nht (17%); Hong Kong áp dng mc thuế sut 16,5% t năm 2008 đến nay; Thái Lan gim thuế sut ph thông xung mc 20% kể t 1/1/2013. Mc ct gim thuế sut thuế TNDN đc bit cao các nước thuc Đông Âu, ví d như Ba Lan gim t 30% xung 19%, Cng hòa Séc t 31% xung 19%, vv …

-        Lộ trình giảm loại thuế này “phú quý giật lùi” khi lần sau giảm ít hơn lần trước (từ 32% xuống 28%, sau đó xuống 25% và lần này chỉ giảm có 2%, xuống 23%).

-        Về xác định “doanh nghiệp vừa và nhỏ” để được ưu đãi: Mức doanh thu 20 tỷ đồng Việt Nam như Dự thảo Luật sửa đổi hoàn toàn không phù hợp.

          Ý kiến của các Hiệp hội tham gia Tọa đàm:

a/  Kiến nghị giảm Thuế suất phổ thông xuống 20% hoặc ít nhất cũng giảm thêm 1 % so với dự thảo và  mức thuế suất mới sẽ là 22% nhằm khuyến khích DN tích lũy vốn đầu tư, mở rộng kinh doanh và hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn, suy thoái … đồng thời sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn với các nước và có thể thu hút đầu tư mạnh hơn.

b/  Về xác định “doanh nghiệp vừa và nhỏ” để được ưu đãi: Tăng mức doanh thu lên 100 tỷ ĐVN

3.  Mức khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại:

So sánh với Luật hiện hành, Dự luật đã điều chỉnh mức khống chế chi phí khuyến mại quảng cáo từ 10% lên 15% và bỏ các khoản chi như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi danh sách về khống chế mức chi. Đây là sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng chưa triệt để.

Tuy nhiên, đối với việc đặt mức khống chế chi phí khuyến mại, quảng cáo, nhiều doanh nghiệp và các Hiệp hội vẫn cho rằng chưa hợp lý và cần được bãi bỏ mức giới hạn này, bởi các lý do sau:

·        Trong suốt 14 năm qua có không biết bao nhiêu đối thoại , kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp , ý kiến chuyên gia , hội thảo khoa học vv…, cả trước và sau kỳ sửa đổi thuế TNDN năm 2008 nhưng đến nay vẫn còn vướng mắc và những quy định này vẫn tồn tại mặc dù nó là trở ngại đáng kể cho các doanh nghiệp phát triển.

Nếu như trước đây (vào cuối những năm 90), khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… là phù hợp nhằm bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chi cho những hoạt động này không lớn do không có tiềm lực tài chính và cũng không có nhu cầu, nhưng vị thế nền kinh tế nước ta ngày nay đã khác, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cũng mạnh lên, nhu cầu quảng cáo, khuyến mại cũng lớn lên rất nhiều. Duy trì qui định này quá lâu thực chất cản trở các thương hiệu trong nước giành vị trí xứng đáng của mình trên thị trường và làm cho các nhãn hiệu nước ngoài có lợi thế hơn hẳn.

·        Nhiều doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, việc khống chế chi phí này khiến doanh nghiệp trong nước khó xây dựng và phát triển thương hiệu, luôn bị thua thiệt khi cạnh tranh với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường được hỗ trợ chi phí này từ công ty mẹ để thực hiện chiến lược đầu tư nhãn hiệu của họ ở nước ngoài nên không hạn chế chi phí này. Chỉ có doanh nghiệp trong nước hoặc chờ đợi tiếp tục được nhà nước bảo hộ nên không quảng bá sản phẩm của mình hoặc muốn quảng bá thì lực bất tòng tâm vì khoản chi này không được trừ khi tính thuế doanh nghiệp nên lại thôi hay quảng bá một cách “yếu ớt“. Thực tế này khiến thị trường tràn ngập qủang bá hàng của doanh nghiệp ngoài nước , người tiêu dùng chịu tác động từ quảng cáo của các sản phẩm nước ngoài nhiều hơn làm trầm trọng thêm tâm lý sính hàng ngoại của người dân và tăng nhập siêu vì thương hiệu ngoại được quảng bá nhiều hơn thương hiệu của doanh nghiệp trong nước. Rào cản trong chi phí quảng cáo, tiếp thị nếu được duy trì dù ở mức nào cũng sẽ tiếp tục hạn chế khả năng cạnh tranh của DN trong nước với DN nước ngoài.

Hơn nữa, trong khi VCCI và các Hiêp Hội ra sức tổ chức các khóa đào tạo nâng cấp cho doanh nghiệp về quản trị kinh doanh trong cơ chế thị trường trong đó nhấn mạnh quảng bá, tiếp thị, khuyến mại hàng hóa là khoản đầu tư tất yếu trong quá trình sản xuất - kinh doanh để thúc đẩy doanh thu bán hàng và xây dựng thương hiệu trên thị trường . Trong khi đó qui định của nhà nước lại liệt khoản này vào chi phí và bị khống chế theo % của chi phí.  Doanh nghiệp rất khó đổi mới nếu chính sách của Nhà nước không đổi mới.

*   Dùng biện pháp khống chế trần để quản lý chỉ phù hợp trong thời kỳ bao cấp. Qui định này không phù hợp và lỗi thời trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, gây nên những bất cập không cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp phải tìm mọi cách để sản phâm của mình bán được trên thị trường. Vì vậy qui định nhằm hạn chế chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại chính lại hạn chế, cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp.

*   Cạnh tranh trên thị trường hiện nay không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành mà còn phải marketing sản phẩm ( quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, thông tin về sản phẩm  vv...). Do đó, việc nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, nghiên cứu thị trường; quảng bá, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ; khuyến mại ... là những hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp, khâu tất yếu của quá trình sản xuất – kinh doanh. Chi phí cho các hoạt động này không phải là chi phí thông thường, như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... mà phải được xem là loại chi phí đầu tư, cần được khuyến khích.

*   Chính sách tận thu về thuế TNDN với biện pháp quy định khống chế chi phí quảng cáo như trên được coi là "lợi bất cập hại". Đó là một trong những rào cản lớn nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Đồng thời, điều đó mặc nhiên đã đặt các DN trong nước vào thế "thua trên sân nhà" trong việc cạnh tranh với các DN có vốn đầu tư nước ngoài và yếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bởi, không được thừa nhận vào chi phí hợp lý, các DN Việt Nam không có nguồn nào khác để quảng cáo, giới thiệu về DN và sản phẩm của mình như các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

*   Bỏ giới hạn chi phí quảng cáo, khuyến mại là khuyến khích khả năng sáng tạo, kinh doanh và thu lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó Nhà nước cũng không thất thu bởi khoản chi của doanh nghiệp này đồng thời là khoản thu của doanh nghiệp khác cung cấp dịch vụ này và Nhà nước đã đánh thuế đối với khoản thu này. Ngoài ra, việc áp dụng Luật quản lý thuế một cách hiệu quả cũng sẽ góp phần hạn chế gian lận và đảm bảo nguồn thu Ngân sách trong trường hợp này.

Dỡ bỏ khống chế trần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại sẽ thiết thực góp phần kích cầu trong nước, làm khởi sắc nền công nghiệp quảng cáo và phụ trợ ở Việt Nam .

Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay các doanh nghiệp chỉ có cách đẩy mạnh thông tin hàng hóa và khuyến mại mạnh mẽ ở mọi kênh thông tin và bán hàng thì mới kích thích dược nhu cầu mua hàng trên thị trường. Hoạt động này càng nhiều sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành quảng cáo, dịch vụ phụ trợ như thiết kế, in ấn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm vv…

·        Việt Nam là một trong ít nước trên thế giới có quy định về mức khống chế như trên đối với chi quảng cáo và khuyến mại. Điều này làm cho chi phí thuế thực của doanh nghiệp tăng lên trung bình khoảng 42% - 80% so với chi phí thuế danh nghĩa tùy trường hợp (khoản chi quảng cáo và khuyến mại càng cao so với tỷ lệ doanh thu thì mức tăng chi phí thuế thực càng lớn). Đây là một điểm hạn chế lớn trong quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kết quả khảo sát khoảng 50 nước trên thế giới cho thấy, chỉ còn có Việt Nam và Trung Quốc thực hiện khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại ... Tuy nhiên mức khống chế này của Trung Quốc là 15% trên tổng doanh thu hàng năm. Thậm chí, một số ngành (m phm, dược, đ ung gii khát) được phép khu tr ti đa 30% doanh thu hàng năm. Số vượt mức khống chế có thể được chuyển sang khấu trừ vào các năm tiếp theo. Tình trạng này làm cho Việt Nam  dễ bị xem là “một mình một chợ” trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Hoạt động quảng cáo, khuyến mại có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của người tiêu dùng, của doanh nghiệp cũng như của quốc gia. Vì vậy, chính sách thuế của một đất nước không nên hạn chế doanh nghiệp chi tiêu cho các khoản chi về quảng cáo và khuyến mại

·        Đã đến lúc gỡ bỏ trần khống chế về chi phí quảng cáo, khuyến mại. Điều đó có thể sẽ làm cho NSNN giảm một khoản thu từ thuế TNDN trong ngắn hạn nhưng sẽ được bù đắp qua các nguồn thu khác (dịch vụ quảng cáo, dịch vụ phụ trợ như thiết kế, in ấn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm vv…). Không nên tiếp tục theo đuổi chính sách tận thu mà rất cần những chính sách, biện pháp cởi mở để nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

·        Nói tóm lại, việc khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại là li bt cp hi đi vi c doanh nghip ln người tiêu dùng và nn kinh tế.

Tác hại dễ nhìn thấy nhất của quy định là làm hạn chế các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu. Thương hiệu là tài sản vô hình quý giá, thậm chí còn hơn gấp nhiều lần so với tài sản hữu hình. Để có được thương hiệu tốt, người kinh doanh cần đầu tư trong thời gian dài với quy mô vốn không nhỏ cho cả trước, trong và sau khi sản phẩm, dịch vụ được sản xuất. Do đó, nếu doanh nghiệp Việt Nam bị khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại ... sẽ rất khó khăn cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu. Kết quả là, Việt Nam sẽ khó có được những thương hiệu lớn, mang tầm quốc tế.

Trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần, sản phẩm của các công ty trong nước sẽ bị thua nhiều nhãn mác hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ngay trên sân nhà. Bởi lẽ, dù Nhà nước có khống chế thì doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài vẫn thực hiện việc quảng cáo, tiếp thị... theo chiến lược chung của công ty mẹ. Mặt khác, các công ty mẹ ở nước ngoài vẫn bơm tiền quảng cáo không hạn chế.

Đối với một số doanh nghiệp trong nước muốn vươn ra thị trường quốc tế, việc khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị làm giảm khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị trường vì khó cạnh tranh với công ty nước ngoài không bị khống chế chi phí này.

Ngoài ra, việc khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại còn hạn chế cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Đó cũng là tác hại trực tiếp của chính sách giới hạn chi phí quảng cáo trong xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, tình trạng sính hàng ngoại, thích nhập hàng mang những thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài của người tiêu dùng Việt Nam cũng là hệ lụy của việc khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị.

Đối với nền kinh tế, tác hại do chính sách này gây ra thể hiện trên nhiều mặt: hạn chế năng lực cạnh tranh quốc gia; ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư bên ngoài do chính sách khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại được khấu trừ, nên trên thực tế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu quy chung lại thường phải đóng thuế cao hơn thuế suất thu nhập doanh nghiệp danh nghĩa. Thậm chí, một số công ty phải đóng với mức 40%-45% so với thuế thu nhập doanh nghiệp danh nghĩa là 25%.

*   Việc dỡ bỏ mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mại mang lại lợi ích cho Việt Nam từ cả 3 góc độ: Cho nn kinh tế, cho người tiêu dùng và cho cộng đồng doanh nghiệp.

-    Với nn kinh tế, luật thuế của Việt Nam sẽ giống như luật thuế của các nước khác, thu hút được thêm đầu tư nước ngoài và khuyến khích các nhà ĐTNN đã đầu tư ở Việt Nam mở rộng đầu tư, tăng tính cạnh tranh cho Việt Nam; giảm lạm phát và tăng khả năng sinh lời cho các công ty hiện hữu từ đó tăng số thuế nộp cho Nhà nước; chi phí sản xuất giảm xuống do không phải hạn chế mức khấu trừ thuế các chi phí quảng cáo, khuyến mại sẽ khuyến khích đầu tư sản xuất ở Việt Nam thay vì nhập khẩu hàng thành phẩm; tạo thêm việc làm cho ngành truyền thông quảng cáo và liên quan sẽ làm tăng GDP đầu người và tăng năng suất quốc gia …

-    Vi người tiêu dùng: Được có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mại … và từ đó thực hiện quyền lựa chọn của mình; được cung cấp hàng hóa với giá hợp lý và tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới và doanh nghiệp mới cũng như công nghệ mới, lợi ích mới từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe và giáo dục, bảo vệ môi trường.

-    Với cộng đồng doanh nghiệp: Dỡ bỏ tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là biện pháp ý nghĩa, là giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN trong điều kiện kinh tế toàn cầu suy giảm và khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam hiện nay; Cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ cho phép tăng trưởng nhanh hơn trong bối cảnh giá cả đầu vào tăng cao. Các doanh nghiệp được chủ động đầu tư và tính toán chi phí và đặc biệt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khả năng cạnh tranh thông qua đầu tư vào nhãn hàng và thương hiệu trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

Xét vai trò và tác động của quảng cáo và khuyến mại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có xây dựng và phát triển thương hiệu Việt, tiếp cận và giữ vững thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, trên cơ sở quyền lợi của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, tỷ lệ khống chế này cần được dỡ bỏ.

Kiến nghị: Dỡ bỏ hoàn toàn qui định khống chế chi phí quảng cáo , tiếp thị, khuyến mại trong Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp sửa đổi trình Quốc Hội phê duyệt vào tháng 5/2013.

Trường hợp không thể thực hiện được điều này (với những lý do chính đáng và thuyết phục được giải trình rõ ràng) thì cân nhắc nâng mức giới hạn lên nữa, trước mắt được nâng lên 15% -20 % trên tổng doanh thu và tiếp theo đó sẽ có lộ trình dỡ bỏ hoàn toàn.

Các văn bản liên quan