Góp ý của bà Doãn Hồng Nhung – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thứ Ba 14:41 21-08-2012

MỘT SỐ Ý KIỄN GÓP Ý

ĐỐI VỚI DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ  THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TS. Doãn Hồng Nhung

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Email: nhungdh@ vnu.edu.vn

Thương mại điện tử tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và được người tiêu dùng đón nhận đã tạo nên một thị trường mua bán hàng hóa trên Internet khá  phong phú và sôi động. Nghị định về Thương mại điện tử là văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch thương mại điện tử trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước cần đáp ứng nhu cầu khai thác và ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động  sản xuất kinh doanh là xu hướng tất yếu  trong tiến trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế đảm bảo án toàn thông tin cũng như chất lượng hàng hóa , Nhà nước cần phát triển các giải pháp thanh toán trực tuyến sẽ thay đổi thói quen của người tiêu dùng, tạo niềm tin của khách hàng sẽ nhanh chóng khuyến kích khách hàng tiêu dùng trực tuyển. Thương mại điện tử trở thành giải pháp kinh doanh mang lại hiệu quả tốt, giúp doanh nghiệp xóa bỏ rào cản về địa lý, tăng doanh thu giảm chi phí và nâng cao cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại.

 Nội dung góp ý về Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử được chia làm hai phần cụ thể sau đây:

Phần thứ nhất: Góp ý về hình thức và nội dung của Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử .

Phần thứ  hai: Góp ý về hình thức và nội dung của Dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử .

PHẦN THỨ NHẤT

Góp ý về hình thức và nội dung của Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử :

1.1.         VỀ MẶT HÌNH THỨC:

Cần bổ sung thêm  tầm quan trọng và  vai trò của Bộ Công Thương chủ trì thực hiện Dự án. Làm rõ trách nhiệm thẩm định của Bộ Tư pháp trước Chính phủ.

-         Nên để thống nhất cách đánh thứ tự  nội dung là 1,2, 3. Không nên để (i),(ii),(iii)  tại trang 3;

-         Trang 5- 7 lại trình bày ( a); (b); (c); (d).....(g) nên đặt thành 2.1;2.2;2.3...hay 3.1;3.2;3.3 trong phần 2 Bố cục  và phần 3 Nội dung cơ bản của Nghị định  thì sẽ mạch lạc hơn.

1.2 .  VỀ MẶT NỘI DUNG:

 Tại phần I, sự cần thiết phải ban hành Nghị định về Thương mại điện tử

Việc nêu ba luật Luật Thương Mại,  Bộ Luật dân sự  ( sửa đổi ) năm 2005 là không chính xác  và Luật giao dịch điện tử  cần phải bổ sung năm ban hành và hiệu lực ban hành( năm 2005 – 29/11/2005) . Luật Thương Mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005  là luật mới , không phải là luật sửa đổi . Đề nghị  Ban soạn thảo kiểm tra và bổ sung cho chính xác cho nội dung của tờ trình Chính Phủ.

Tại phần III, các nguyên tắc xây dựng Nghị định  về Thương mại điện tử:

Tại điểm 3: “ Cần thay thế cụm từ không nhiều hơn và cũng không ít hơn ” bằng một từ : “ như ”  đã đủ ý tưởng của  ban soạn thảo.

Các nghĩa vụ pháp luật như khi tham gia hoạt động thương mại trong môi

trường truyền thống.

 Tại điểm 6: Cụm từ: “ trong một giai đoạn tương đối dài ” cần chỉnh sửa. Các quy định điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cần có tính dự đoán, dự báo các tình huống giao dịch có thể xảy ra trong tương lai trong bối cảnh tốc độ đổi mới công nghệ .

PHẦN THỨ HAI

Góp ý về hình thức và nội dung Dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử

2.1 . VỀ MẶT HÌNH THỨC:

Lỗi kỹ thuật :

Trang 4: Điều 4 Khoản 1 điểm d: “  ttử” cần bỏ bớt một chữ t.

Trang 7: Điều 5 Khoản 5 điểm d: cần sửa lại vì đang trình bày điểm (c)  sau đó lại là điểm (d) là thiếu cẩn trọng.

Cần thể hiện đúng  các thứ tự chữ cái Tiếng Việt : a, b,c,d,đ,e,g,h. Không nên tùy tiện là để (d) xong đến (e),(g)....

2.2.  VỀ MẶT NỘI DUNG:

Tại Điều 2: Khoản 2 cần phải cụ thể hóa việc tham gia hoạt động thương mại thông qua phương tiện nào, hình thức nào?  Nếu ký hợp đồng gia nhập hay chỉ kê khai đăng ký.

Tại Điều 3 Khoản 12: Khái niệm Sàn giao dịch thương mại điện tử cần cụ thể hóa   và cách diễn đạt: “ một khâu hoặc toàn bộ quy trình....”.  thay bằng “Cần phải tiến hành tham gia giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại các loại được coi là hàng hóa và dịch vụ trên mạng Internet.”

Tại Điều 3 Khoản 16:  Cần bổ sung thêm: tính cụ thể, toàn vẹn, tại thời điểm giao dịch cụ thể mới có thể thuyết phục khách hàng về thời điểm giao kết . Đây cũng chính là cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Tại Điều 4 Khoản 4. Điểm c: nên bỏ cụm từ: “gièm pha” trong văn bản. Đây là ngôn ngữ nói. Nên chăng thay bằng:  “đưa tin, lan truyền sai sự thật,  đánh giá thiếu khách quan”.

Tại Điều 5: Khoản 2 điểm c: cần bổ sung thêm nội dung: Thanh tra,  kiểm tra, phố hợp với các bộ và cơ quan chuyên ngành phòng chống tham nhũng.

Tại Điều 5: Khoản 7  cần diễn đạt thận trọng để tranh hiểu lầm là Việt Nam thanh toán không dùng tiền mặt.  Mà thực tế thương mại điện tử là giải pháp hạn chế , giảm thiểu  thanh toán sử dụng tiền mặt trong lưu thông tiền tệ mà thôi.

Tại Điều 6: Khoản 1 bổ sung : Khuyến khích và tạo điều kiện nhằm thúc đẩy TM.

Khoản 2: Bổ sung : phục vụ cho phát triển  thương mại điện tử.

Khoản 6 : Bổ sung điểm c: Đào tạo, hỗ trợ và phát triển hạ tầng đầu tư thương mại.

Điều 7: Khoản 1:   Cần có quy định thời gian cụ thể cho phù hợp với hoạt động thống kê, báo cáo.

CHƯƠNG II

Điều 11: cần bổ sung nội dung: Các quy định về thay đổi thông tin và điều kiện kinh doanh phải thông báo trước ít nhất 30 ngày kể từ ngảy có sự thay đổi.

Nếu không việc phát sinh hậu quả pháp lý từ việc thiếu thông tin có thể xảy ra rủi ro sau này cho khách hàng.

Điều 20: Cần chú ý đến hiệu lực của hợp đồng và vấn đề vô hiệu.

CHƯƠNG III:

Điều 25 nên tách từng lĩnh vực sẽ có nguyên tắc đặc thù. Không nên gộp lại như vậy sẽ khó áp dụng chế tài sau này

Khoản 2 điểm b: nên bỏ cụm từ “ Không phải là người tiêu dùng”

Khoản 3: Nên đưa nguyên tắc lên trước vì việc xác định phạm vi là điều cần quan tâm trước.

Điều 26 Khoản 7: cần bổ sung nghĩa vụ tài chính, phí, lệ phí cho phù hợp với Điều 31 Khoản 1 điểm d

Điều 35 khoản 10: cần bổ sung các sàn giao dịch TM điện tử phải thực hiện báo cáo thường kỳ và bất thường nếu có yêu cầu phát sinh  hoặc do ảnh hưởng đến uy tín,hoạt động của sàn giao dịch thương mại .

Điều 36: Khoản 1 cần bổ sung về phẩm chất và mẫu mã, chất lượng

Điều 43:  Cần bổ sung: Quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại điện tử.

Điều 47: Khoản 2: cần bổ sung các bước giá khi tổ chức đấu giá

Khoản 5 cần tách thành điều khoản riêng: Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao dịch thương mại điện tử.

CHƯƠNG V

Điều 71: Khoản 1 cần bổ sung thêm điểm (d). Lợi dingj thông tin điện tử để bôi nhọ hoặc giảm uy tín của khách hàng hoặc ban hàng. Cần xử lý hậu quả gây ảnh hưởng đến An ninh trật tự và an ninh quốc phòng.

Cần thận trọng và đối chiếu với Điều 9  Luật sửa đổi bổ sung của luật Báo chí năm 1999 và Nghị định số 51 năm 2002.

Cần bổ sung  điều khoản Khen thưởng, tặng thưởng về vật chất và tinh thần  để khuyển khích gương người tốt , việc tốt  và tài năng về công nghệ thông tin thương mại điện tử cho đất nước trong tương lai.

Cần bổ sung thêm những văn bản có liên quan hết hiệu lực khi Nghị định này được ban hành và có hiệu lực thi hành trên cả nước.

Cần bổ sung quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan cấp chứng chỉ đào tạo an toàn, an ninh thương mại điện tử cho Bộ Công thương thực thi trong thời gian tới đề thực hiện tốt Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

Hà Nội, ngày 20. 08.2012

Các văn bản liên quan