Góp ý của TS Phạm Sỹ Liêm Tổng Hội xây dựng Việt Nam

Thứ Ba 11:08 07-08-2012

Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp đối với Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) do VCCI tổ chức. 31/7/2012

 MT VÀI Ý KIN SƠ BỘ ĐÓNG GÓP VÀO DỰ THẢO LUT ĐU THU

TS Phạm Sỹ Liêm

I.        V mc tiêu, phm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.      Đấu thầu là vận dụng quy lut cnh tranh.

Hiện nay trong đấu thầu mua sắm công, dạng đấu thầu để chọn lựa nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng đang có nhiều nhược điểm, nhiều kẽ hở, khiến cho nhiều dự án đầu tư xây dựng công đạt hiệu quả kém do lựa chọn phải nhà thầu kém năng lực. Các khuyết điểm, kẽ hở này đã được nêu lên và phân tích tại nhiều hội thảo chuyên đề, và cả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Còn ưu khuyết điểm của đấu thầu trong các loại hình mua sắm công khác thì chưa mấy ai đề cập đến. Dạng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì hoàn toàn mới mẻ, tuy rất cần thiết nhưng nước ta lại chưa có kinh nghiệm gì, vì vậy có lẽ phải qua thí điểm thì mới đưa vào luật được. Còn đấu thầu để lựa chọn người thực hiện đề tài/chương trình nghiên cứu khoa học của Nhà nước thì tương đối đơn giản, gần giống với thi tuyển hơn.

Đấu thầu trong các loại hình mua sắm công khác nhau đều giống nhau ở chỗ vận dụng quy lut cnh tranh thị trường để chọn bên cung ứng thích hợp nhất. Tuy vậy, quy luật cạnh tranh khi tác động đến các loại thị trường khác nhau thì có cách thể hiện khác nhau, hình thành cơ chế cạnh tranh đặc thù của thị trường đó. Vì các loại hình mua sắm công được thực hiện trong nhiều thị trường như xây dựng, bất động sản, vốn, hàng hóa, dịch vụ, cho nên dạng đấu thầu  mua sắm công trong thị trường nào thì phải phù hợp với cơ chế cạnh tranh đặc thù của thị trường đó.

Vậy nếu muốn Lut đu thu được áp dụng chung cho tất cả các loại hình mua sắm công thì chỉ nên quy định đấu thầu mua sắm công phải áp dụng quy lut cnh tranh, tức là áp dụng các nguyên tắc của quy luật đó, chứ khó quy định thực cụ thể, vì nếu cụ thể thì có thể thích hợp cho loại hình mua sắm này mà không thích hợp với loại hình khác. Sau đó, Luật giao cho Chính phủ ban hành Ngh đnh quy định cụ thể quy chế đấu thầu thích hợp cho từng loại hình mua sắm công trên cơ sở áp dụng cơ chế cạnh tranh đặc thù của thị trường mua sắm. Như vậy có thể quy định rất sâu về mỗi dạng đấu thầu, và khi cần thay đổi các quy định này thì cũng dễ dàng và ít tốn công sức hơn.

2.      Đu thu trong th trường xây dựng

2.1.Thị trường xây dựng là thị trường giao-nhận thầu thông qua ký kết hp đng đt hàng sn xut (xây dựng) công trình theo mẫu mã (hình dạng, khối lượng, chất lượng) chứa đựng trong hồ sơ thiết kế và phải hoàn thành trong thời hạn (tiến độ) quy định. Do thời hạn hợp đồng dài và việc thực hiện lại diễn ra ở ngoài trời nên trong thời hạn hợp đồng có thể xẩy ra nhiều biến động đối với các điều kiện ban đầu được ghi trong hợp đồng, khiến cho việc mua sắm công loại hàng hóa này có nhiều rủi ro cần được xét đến ngay từ khâu chọn lựa nhà thầu.

Vì là thị trường giao-nhận thầu nên đấu thầu là phương thức được áp dụng thường xuyên trong thị trường xây dựng.

2.2. Công trình xây dng là sn phm cui cùng ca quá trình sn xut gm nhiu khâu như  khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thi công, tại mỗi khâu cần đấu thầu để lựa chọn nhà cung ứng khác nhau như nhà thầu đo đạc khảo sát, nhà tư vấn thiết kế, nhà tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu cung ứng thiết bị v.v. rồi mới có thể  đi đến đấu thầu trong khâu cuối cùng, cũng là khâu chủ chốt nhất, để lựa chọn nhà thầu thi công (bao gồm cả thầu phụ). Cách thức đấu thầu trong từng khâu nói trên có những điểm khác biệt. Ngoài ra còn dạng đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cho nhiều khâu hoặc toàn bộ các khâu (nhà thầu EPC trong xây dựng công nghiệp, hay nhà thầu Design and Build trong xây dựng dân dụng) đang ngày càng phổ biến.

Ngoài đặt hàng xây công trình mới còn có đặt hàng sửa chữa, cải tạo, phục hồi công trình cũ.

2.3. Công trình xây dng li rt đa dng, bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình thị chính, công trình giao thông, công trình thủy lợi…Do tính đặc thù của mỗi loại công trình nên nội dung đấu thầu cũng khác biệt ít nhiều, nhất là với công trình công nghiệp phức tạp như nhà máy điện, nhà máy gang thép…cần phối hợp chăt chẽ khâu xây dựng với khâu lắp đặt thiết bị, hay với công trình giao thông cần lựa chọn hai loại nhà thầu riêng biệt về đường và cầu.

2.4. Công trình xây dng thường có giá trị lớn và rất lớn so với các loại mua sắm công khác, chẳng hạn hiện thời nhà nước ta cần chi hàng năm cho đầu tư công phát triển hạ tầng khoảng 8-9 tỷ USD (kể cả vốn ODA), nếu chưa thu hút được khu vực tư nhân cùng tham gia đầu tư.

      3.    Cn có quy chế đu thu cho lĩnh vc xây dng.

Các đặc điểm của thị trường xây dựng và công trình xây dựng nói trên đều được mọi người biết đến nhưng có thể chưa được đánh giá đúng, cho nên tôi xin nhấn mạnh lại và mong các nhà lập pháp xem xét cân nhắc:

1)      Hoặc cùng lúc ra Luật đấu thầu tổng quát và Nghị định ban hành quy chế đấu thầu riêng cho lĩnh vực xây dựng;

2)      Hoặc trước mắt chỉ điều chỉnh bổ sung Luật đấu thầu hiện thời để khắc phục các nhược điểm trong đấu thầu xây dựng thời gian vừa qua.

4.      Các nguyên tắc của đấu thầu

Theo luật đấu thầu của Trung Quốc thì đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc: công khai, công bằng, công chính và thành tín. Công khai để đảm bảo minh bạch, công bằng trong đối xử với cả  bên mời thầu và các bên dự thầu, công chính trong chấm thầu và thành tín trong các hồ sơ mời thầu và dự thầu và tuân thủ kết quả đấu thầu. Đối với nước ta, tôi nghĩ nên đưa vào Luật các nguyên tắc đấu thầu là: “công khai, công bằng, trung thực và bảo đảm lợi ích quốc gia”. Riêng bảo đảm lợi ích quốc gia được thể hiện qua bảo đảm lợi ích của nhà nước trong mua sắm công, trong hoàn thiện thể chế thị trường xây dựng, trong bồi dưỡng lực lượng nhà thầu trong nước và phát triển công nghiệp quốc gia khi tổ chức đấu thầu quốc tế. Trong Tờ trình, một số nguyên tắc như công khai, công bằng, minh bạch… lại được xem là mục tiêu của việc ban hành Luật Đấu thầu, có lẽ nên điều chỉnh lại và đưa thành một điều về “các nguyên tắc của đấu thầu”.

5.      Lp 3 Trung tâm đu thu

Việc tổ chức đấu thầu mua sắm công nên được ủy thác cho 3 Trung tâm đấu thầu (hoặc gọi là Trung tâm giao dịch xây dựng) trực thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Đây là tổ chức có tính chuyên nghiệp cao, có thể đảm nhiệm tổ chức đấu thầu công khai, công bằng và trung thực, có năng lực tổ chức đấu thầu quốc tế. Việc đấu thầu chịu sự giám sát của các bên ủy thác và các cơ quan thanh tra, điều tra… nên đảm bảo được tính minh bạch.

6.      Công trình dân s thuc các lc lượng vũ trang

Dự án đầu tư các công trình dân sự thuộc các lực lượng vũ trang cũng cần đưa vào diện tổ chức đấu thầu.

7.      Bo đm li ích quc gia và an ninh quc gia

Về tổ chức đấu thầu quốc tế, cần có quy định bảo đảm lợi ích phát triển của nước ta, là một quốc gia đang trên đường công nghiệp hóa, như nhà thầu phải sử dụng vật liệu xây dựng, các trang thiết bị được sản xuất tại Việt Nam mà đạt được quy cách và tiêu chuẩn chất lượng cần thiết, và sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (ở dưới sẽ nói rõ thêm về sử dụng lao động trong nước). Để bồi dưỡng năng lực cho nhà thầu trong nước khi họ tham gia dự thầu quốc tế, chỉ cần yêu cầu họ được một Ngân hàng thương mại Việt Nam xác nhận sẽ cấp đủ vốn cần thiết để thực hiện hợp đồng giao-nhận thầu nếu được trúng thầu, còn về phần năng lực chuyên môn thì chỉ yêu cầu đã từng làm thầu phụ tại một công trình tương tự nhưng có thể có quy mô nhỏ hơn.

Để bảo đảm an ninh quốc gia trong đấu thầu quốc tế đối với các dự án có nội dung nhạy cảm hoặc ở vào địa điểm nhạy cảm, mà Nhà nước ta không muốn cho nhà thầu thuộc quốc gia không hữu hảo nào đó tham gia thì theo kinh nghiệm Ấn Độ, đề nghị Quốc hội ban hành Luật An ninh quốc gia, trong đó có điều khoản cho phép hạn chế sự tham gia của loại nhà thầu này, hoặc mua thiết bị của quốc gia này.

      ll.     Chương  l  :  Các quy đnh chung

1)Tôi nghĩ  chương về các quy định chung mà lại gồm đến 10 Mục chứa đựng đến 34 Điều thì không còn là quy định chung nữa! Thực ra chỉ có các Mục 1, 3 và 4 là có tính chất quy định chung, các mục còn lại đã là những quy định cụ thể rồi.

2)Tại Điều 1 khoản 1, chỉ nên dùng một tỷ lệ vốn nhà nước chung là 30% trở lên cho khỏi rối rắm không cần thiết, cũng không nên quy định phải dựa trên tổng mức đầu tư tính bằng tiền để yêu cầu tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn và xây lắp, vì lẽ:

·        Giá trị đồng tiền thay đổi rất nhanh chóng nhưng điều chỉnh luật lại không dễ dàng;

·        Mỗi loại công trình như dân dụng, công nghiệp, giao thông v.v. có đặc điểm riêng, khó mà quy định một mức chung phù hợp cho tất cả;

·        Trong Điều 5 Luật Xây dựng, các công trình xây dựng được phân thành loại, mỗi loại phân thành 5 cấp. Chính phủ quy định việc phân loại, cấp công trình, vậy cũng nên giao cho chính phủ quy định với mỗi loại thì từ cấp công trình nào trở lên mới cần tổ chức đấu thầu, chứ không nên quy định theo tổng mức đầu tư.

3)Tại Điều 5, khoản 1, điểm d, yêu cầu nhà thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư thì có thực tế không hay chỉ làm phức tạp tình hình đối với nhiều loại đấu thầu?

Tại khoản 2 điểm b, đối với sử dụng lao động nước ngoài, ai sẽ đánh giá việc lao động trong nước không đủ khả năng thực hiện công việc gì và số lượng là bao nhiêu? Tốt nhất là yêu cầu nhà thầu nước ngoài phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước có đủ lao động đáp ứng yêu cầu, nếu nhà thầu phụ thiếu loại lao động kỹ thuật gì thì phải nêu rõ trong hồ sơ dự thầu để xem xét khi chấm thầu.

4)Điều 6 nên đổi tên là “Điều kiện tổ chức đấu thầu”. Điều này rất quan trọng vì nó bảo đảm sự công bằng trong đối xử với cả hai bên mời thầu và dự thầu, và nhất là bảo đảm lợi ích của bên dự thầu một khi họ trúng thầu. Điều này nên hợp nhất với Điều 27 về “Điều kiện đối với bên mời thầu”. Theo tôi nghĩ, căn cứ vào thực trạng đã diễn ra thì nên bổ sung 3 điều kiện rất quan trọng vào điều kiện tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp là:

·        Tổng mức đầu tư/Tổng dự toán phải được rà soát cập nhật lần cuối và ký duyệt cách ngày thông báo mời thầu không quá một tháng;

·        Mặt bằng xây dựng phải sẵn sàng với diện tích đủ để bên trúng thầu mở công trường và thi công liên tục trong sáu tháng; phần diện tích còn lại phải cam kết lần lượt giao đủ theo tiến độ quy định kể từ ngày chính thức khởi công;

·        Khả năng tài chính của bên mời thầu phải được nói rõ trong hồ sơ mời thầu và phải được Kho bạc bảo lãnh.

5)Điều 10 về bảo đảm dự thầu đưa ra yêu cầu giá trị bảo đảm gói thầu quá cao. Bên dự thầu chỉ cần nộp một khoản bảo đảm dự thầu với mức đủ để loại trừ những kẻ quấy rối phá bĩnh, chứ chưa phải là để đảm bảo thực hiện hợp đồng khi trúng thầu. Vì vậy phải nộp đến mức 1-3% giá trị gói thầu là quá cao, khiến bên dự thầu bị găm lại một lượng vốn không sinh lợi quá lớn trong thời gian ít nhất là 6-7 tháng! Theo tôi nghĩ chỉ 0,1-0,2% là được.

lll. Các Chương khác

Trên đây chỉ là một số góp ý cụ thể rất ít ỏi của tôi do thời gian quá ngắn mà dự thảo Luật lại gồm đến 7 Chương với 121 Điều. Vì vậy đối với các chương khác tôi chỉ đề nghị sắp xếp bố trí lại cho hợp lý hơn như sau:

Chương ll : Mời thầu

Chương lll : Dự thầu

Chương lV : Mở thầu, chấm thầu, trúng thầu

Chương V : Thương thảo và ký kết hợp đồng giao nhận thầu

Chương  Vl : Quản lý hoạt động đấu thầu và điều khoản thi hành.

 Dự thảo Luật sắp xếp các quy định pháp luật vào các chương có chủ đề như “Lựa chọn nhà thầu”, “Lựa chọn nhà đầu tư”, “Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng”, là dựa trên quan điểm và mục đích của bên mời thầu để đưa ra các yêu cầu đối với bên dự thầu, như vậy chưa phù hợp với trọng tâm của Luật là tổ chức quá trình đấu thầu.

Trên đây chỉ là một số ý kiến sơ bộ của cá nhân tôi trong tư cách chuyên gia xây dựng để kịp thời phát biểu tại hội thảo này.

Ngày 31 tháng 7 năm 2012

Các văn bản liên quan