Góp ý của ông Nguyễn Văn Châu – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam

Thứ Ba 11:07 07-08-2012

                                GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO LUẬT ĐẤU THẦU

                              ____________________________

                                                                        Nguyễn Văn Châu, PCT-Tổng thư ký

                                                                          Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam

Chúng tôi hoan nghênh việc sử đổi Luật Đấu thầu, xin góp ý một số nội dung:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

          Dự thảo lần này đưa thêm nhà thầu là “nhà đầu tư” là đúng, phù hợp với thực tế hiện nay.

-         Về nội dung “Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư

vấn, hàng hóa, xây lắp theo các hình thức mua, thuê, thuê mua bao gồm:”

Cần làm rõ nội dung “dịch vụ phi tư vấn” và “dịch phi tư vấn” , giải thích

 như Điều 4 của dự thảo chưa bao quát.

- Về nội dung  “Dự án, chương trình sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển (bao gồm cả dự án, chương trình của doanh nghiệp nhà nước) theo nguyên tắc lũy tiến như sau:

- Đối với dự án, chương trình có tổng mức đầu tư đến 10 tỷ đồng: sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên trong tổng mức đầu tư của dự án, chương trình;

- Đối với dự án, chương trình có tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng: sử dụng từ 25% vốn nhà nước trở lên trong tổng mức đầu tư của dự án, chương trình;

- Đối với dự án, chương trình có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên: sử dụng từ 20% vốn nhà nước trở lên trong tổng mức đầu tư của dự án, chương trình.

Xem lại có cần thiết quy định chi tiết tỷ lệ % như dự thảo hay nên giao Chính phủ quy định.

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

          Xem lại điều kiện “hạch toán tài chính độc lập”, tổ chức, doanh nghiệp thì đúng, nhưng với nhà thầu là cá nhân có còn phù hợp không?  Dự thảo quy định “đáp ứng đầy đủ các điều kiện”.

Điều 13. Đảm bảo cạnh tranh trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Hoan nghênh dùng cụm từ “đảm bảo cạnh tranh trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”  không dùng cụm từ  “đảm bảo cạnh tranh trong quá trình đấu thầu”. Như vậy là chuẩn, tránh những rắc rối không đáng có trong việc  lựa chọn nhà thầu.

          Điểm 1. “d) Nhà thầu tham dự thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư dự án.”

          Cần xem kỹ, và điều chỉnh với các trường hợp Bộ, ngành là chủ đầu tư, nhà thầu là các tổ chức, doanh nghiệp có vốn Nhà nước (trên 50%). Hiện vướng nhiều về yêu cầu này.

Điều 14. Đấu thầu trong nước, quốc tế

          Nên quy định phù hợp với Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) quy định về mua công (Chính phủ).

Mục 5. Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

          Và các Điều 15. Đấu thầu rộng rãi, Điều 16. Đấu thầu hạn chế, Điều 17. Chỉ định thầu.

          Đề nghị nên áp dụng các hình thức  quy định trong Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương là:

-         Đấu thầu công khai: Toàn thể các nhà cung cấp đều có thể nộp hồ sơ dự thầu.

-         Đấu thầu lựa chọn: Bên mời thầu mời những nhà cung ứng đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn nộp hồ sơ dự thầu.

-         Đấu thầu hạn chế: Bên mời thầu lien lạc với một (nhiều) nhà cung ứng mà mình lựa chọn với điều kiện là nhà cung ứng đó đáp ứng một trong số những tiêu chí quy định.

Quy định như vậy sẽ đảm bảo tính công khai, quyền lựa chọn của Bên mời

 thầu, không bị những sức ép không đáng có của nhiều phía.

Điều 28. Điều kiện với tổ chuyên gia

Đề nghị xem lại điều kiện 1. “Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu” và điều kiện 3. “3. Có tối thiểu ba (03) năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công thực hiện trong tổ chuyên gia; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu hai (02) năm”.

Đây là quy định mang tính cục bộ, liệu chương trình đào tạo, bồi dưỡng  nghiệp vụ của ta đã chuẩn chưa? Trình độ của tổ chức, cá nhân đào tao và chất lượng đào tạo? Nên quy định trong các văn bản dưới dạng “Nghị định” hoặc “Thông tư” hướng dẫn.

Điều 29. Đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu

Nhất trí nên quy định trong Luật nhưng không nên đưa chi tiết, nên đưa vào Nghị định hoặc Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Điều 48. Hủy thầu

          Đề nghị không nên đưa điểm 2.b. “Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”. Đây là công việc khi xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu, không nên vì hồ sơ không áp ứng yêu cầu mà sử dụng biện pháp “Hủy thầu”, sử dụng biện pháp này coi chừng rắc rối về Luật. Nếu các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, cứ tiến hành phân tích, tập hợp đủ các yếu tố không đạt để loại là hợp lý.

Chương 5. Hợp đồng

          Hoan nghênh quy định về hợp đồng tại các Điều 68 (Nguyên tắc xây dựng hợp đồng), Điều 69 (thành phần hợp đồng), Điều 70 (Nội dưng cơ bản của hợp đồng), Điều 71 (ký kết hợp đồng) và Điều 72 (bảo hành).

Riêng Điều 74. Hình thức hợp đồng

Khuyến nghị nên áp dụng hình thức hợp đồng, điều kiện hợp đồng của FIDIC.

Về các Điều 110 (Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và đầu tư) và Điều 111 (Trách nhiệm và quyền hạn cảu của Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các cấp).

          Bộ KH&ĐT trách nhiệm về xây dựng và hướng dẫn và quá trình thực hiện, nhưng quy định như điểm “3. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu của các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ” nên xem lại, trách nhiệm này là của các Bộ ngành hoặc UBND các cấp làm chủ đầu tư hoặc cấp quyết định đầu tư của dự án. Tại sao không quy định nhiệm vụ như trê n cho các Bộ, ngành chủ dự án.

          Xin ảm ơn.

Các văn bản liên quan