Góp ý của Hội kiểm toán Việt Nam về Nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Thứ Hai 09:06 14-03-2011

 

 

Nghị định 124/2008/NĐ-CP

Vướng mắc

Kiến nghị

Điều 3: Thu nhập chịu thuế

Nghị định chưa nêu rõ các khoản thu từ bán phế liệu, phế phẩm mà không liên quan trực tiếp lĩnh vực sản xuất kinh doanh là gì?

Phế liệu là loại vật liệu phát sinh sau một quá trình sản xuất kinh doanh không đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở kinh doanh, do vậy, các phế liệu đều liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh. Nghị định cần làm rõ Phế liệu, phế phẩm không liên quan trực tiếp tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh là gì?

 

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

 

 

Nghị định chưa đề cập tới trường hợp đặc thù mua hàng của doanh nghiệp chế xuất khi không thực hiện thủ tục hải quan nhưng nộp thuế GTGT khi mua hàng. Ví dụ: Trong thực tế, nhiều khi doanh nghiệp chế xuất phải mua hàng từ nhà cung cấp. Các nhà cung cấp này không muốn thực hiện thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế GTGT nên xuất hóa đơn bao gồm thuế GTGT 10%, DNCX cũng đồng ý trả thêm khoản thuế GTGT 10% này. Vậy DNCX có được tính khoản chi này là chi phí hợp lý, hợp lệ không?

 

 

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không nêu chi phí tiền lương, tiền công trong khi thông tư hướng dẫn Nghị định lại nêu chi tiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghị định chưa nêu về chi phí phát sinh liên quan tới tài sản cố định thuê hoạt động (ví dụ chi phí sửa chữa nhà xưởng đi thuê) được tính vào chi phí 1 lần trong kỳ hay phân bổ trong vòng 3 năm hay theo thời hạn thuê?

 

 

 

DNCX được tính khoản chi này vào chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghị định cần cụ thể hóa tiêu chí “Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương, các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể”

 

Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên cơ sở hợp đồng lao động, do vậy mọi khoản chi trả thưởng cho người lao động (tính vào chi phí doanh nghiệp) đều mang tính chất tiền lương và cần được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ.

 

Trong thực tế, tiêu chí được hưởng trong hợp đồng lao động thông thường không được nêu trong hợp đồng lao động mà dựa vào kết quả thực hiện công việc theo đánh giá hàng năm và thực hiện theo Luật Lao động. Do vậy Nghị định nên sửa đổi thành các khoản thưởng không theo Luật lao động thì không được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ.

 

Đề nghị nêu trong Nghị định về tiêu chí xác định chi phí hợp lý, hợp lệ đối với các chi phí phát sinh cho việc sửa chữa tài sản đi thuê và cần được phân bổ theo thời hạn thuê (cho phù hợp và đồng nhất với việc hạch toán bút toán phân bổ kế toán).

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

 

đ) Các khoản trích trước vào chi phí không đúng với quy định của pháp luật;

 

Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, các khoản trích trước khác theo quy định của Bộ Tài chính.

 

Nghị định chưa nêu về thời hạn thanh toán đối với các khoản trích trước định kỳ. Ví dụ: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải trích trước một số khoản ví dụ:

 

-         Điện, nước: Hóa đơn thường đến vào tháng kế tiếp.

-         Phí dịch vụ kiểm toán cho năm tài chính đó. Thông thường dịch vụ hoàn thành và có hóa đơn chứng từ trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 

Vậy những khoản trích trước nhưng thanh toán trước thời điểm nộp Tờ khai quyết toán thuế TNDN có được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ không?

Kiến nghị cụ thể hóa trong Nghị định những khoản trích trước định kỳ và thanh toán trước thời điểm nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN thì được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ.

 Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

 

“i) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khâu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính vào chi phí theo quy định của Bộ Tài chính”.

Nghị định chỉ nêu tên khoản không được trừ mà chưa nêu rõ cơ sở nào để không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.  

 

-         Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khâu trừ thì đương nhiên không tính là chi phí hợp lý, hợp lệ (do khi hạch toán kế toán thì không ghi vào tài khoản chi phí mà ghi vào tài khoản thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào.

-         Cả Nghị định và Thông tư 130/2008/TT-BTC cũng không cụ thể hóa thuế TNDN ở đây là gì? Là thuế TNDN bị ấn định hay thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp thêm ở năm hiện tại theo quyết định kiểm tra, thanh tra thuế cho nghĩa vụ thuế của các năm trước? 

-         Trong Thông tư 130/2008/TT-BTC lại mở rộng thêm “thuế thu nhập cá nhân” đối với mục này.Tuy nhiên, nếu là trả thu nhập NET thì được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ nếu ghi rõ trong hợp đồng là trả NET. Đối với trường hợp trả Gross (tức là cá nhân trả thuế) thì phần thuế này đã bao gồm trong chi phí tiền lương và chi phí tiền lương này được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ vì có hợp đồng lao động và thực chi.

 

Do vậy, kiến nghị bỏ điểm này trong Nghị định hoặc cụ thể hóa các  trường hợp này.

l) chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế

 

Nghị định cần sửa đổi phù hợp với hướng dẫn liên quan tới lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính và lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính (TT18)

 

 

Những trường hợp đã bổ sung, sửa đổi trong TT18/2011/TT-BTC thì cũng cần được sửa đổi trong cả nghị định.

 

 

Các văn bản liên quan