Góp ý của Hội kiểm toán Việt Nam về Nghị định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện thuế Giá trị gia tăng

Thứ Hai 09:05 14-03-2011

 

 

Nghị định 123/2008/NĐ-CP

Vướng mắc

Kiến nghị

Điều 5. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng

 

1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

 

2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

 

 

 

Nghị định chưa hướng dẫn luật với trường hợp xuất hóa đơn cho phần tạm ứng cho hợp đồng ký kết. Ví dụ: Hợp đồng hai bên ký kết quy định: Tạm ứng 20% kể từ ngày ký hợp đồng, sau đó bên bán xuất hóa đơn 20% ngay khi nhận tiền và đã kê khai thuế GTGT đầu ra, bên mua cũng dựa theo hóa đơn này để kê khai thuế GTGT đầu vào). (Hướng dẫn tại Công văn số 1487/TCT-CS ngày 5/5/2010, cần cụ thể trong Nghị định để tăng tính áp dụng vào thực tiễn).

 

 

 

 

 

Đề nghị hướng dẫn cho trường hợp xuất hóa đơn đối với trường hợp tạm ứng theo hợp đồng. Bên mua được phép kê khai, khấu trừ và hoàn thuế đối với hóa đơn này.

 

 

 

 

 

 

 

 

.

Điều 6. Thuế suất

Thuế suất thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng

 

1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm đ khoản này.

…..

b. Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

 

Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam.

 

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.

 

Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Vướng mắc trong việc xác định khách hàng nước ngoài là đối tượng cư trú của Việt Nam, trách nhiệm xác định thuộc về Công ty hay thuộc về khách hàng nước ngoài.

 

Nghị định có nêu một trong các điều kiện để áp thuế 0% là: “Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam”.

 

Trường hợp, Công ty A là tổ chức ở nước ngoài có thuê dịch vụ tư vấn đầu tư từ Công ty B (công ty tại Việt Nam).

 

Trong thời gian này, Công ty A có cung cấp dịch vụ lắp đặt cho một công ty C ở Việt Nam (thời hạn trên 6 tháng) và tạo thành cơ sở thường trú ở Việt Nam.

 

Dịch vụ mà Công ty B cung cấp cho Công ty A không liên quan tới công việc mà Công ty A cung cấp cho Công ty C.

 

Vậy Công ty B có được áp dụng thuế suất 0% cho dịch vụ cung cấp cho Công ty A hay không? 

 

 

 

Kiến nghị là Nghị định nên đề cập trách nhiệm xác định đối tượng cư trú, cơ sở thường trú thuộc về ai và nếu dịch vụ cung cấp không liên quan tới hoạt động của cơ sở thường trú tại Việt Nam thì được xác định thuế GTGT là 0% hoặc xác định việc sử dụng tiêu chí cơ sở thường trú tại Việt nam có còn phù hợp nữa hay không?.

Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

 

a. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;

 

 

Nghị định chưa nêu về trường hợp tính thuế GTGT đối với hàng hóa biếu tặng không do doanh nghiệp sản xuất ra. Ví dụ: Doanh nghiệp có mua quà tết, quà biếu tặng cho khách hàng, đối tác. Nhà cung cấp xuất hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp.

 

Vậy doanh nghiệp có được khấu trừ thuế GTGT của mua quà biếu này không ? Khi biếu tặng cho khách hàng, đối tác thì có phải xuất hóa đơn GTGT không?

 

 

Kiến nghị cụ thể hóa trong Nghị định là các trường hợp mua hàng biếu, tặng (hàng không do doanh nghiệp sản xuất ra) được khấu trừ thuế GTGT đầu vào do có liên quan tới doanh thu đầu ra. Khi biếu, tặng cho khách hàng thì doanh nghiệp xuất hóa đơn với thuế suất đúng với thuế suất thuế GTGT đầu vào.

Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

 

e. Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.

 

 

 

Nghị định chưa nêu về trường hợp thời điểm xuất hóa đơn và thời điểm nghiệm thu bàn giao khác nhau.

 

Ví dụ 1:

Hoá đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, trong thực tế, thời điểm lập hóa đơn và thời điểm bàn giao thường xuyên khác nhau và hay dẫn tới bên bán xuất chậm hóa đơn dẫn tới bên người mua bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình và có thể không cho hoàn thuế/khấu trừ.

 

Ví dụ: Trong hoạt động xây dựng: Thời điểm tính thuế GTGT là thời điểm nghiệm thu, bàn giao. Vậy nếu công trình được bàn giao vào ngày 31/8 (ví dụ) thì hóa đơn bắt buộc phải xuất đúng vào ngày 31/8. Tuy nhiên, sau khi công trình bàn giao và biên bản nghiệm thu được ký kết thì cần mất thời gian cho việc luân chuyển chứng từ do đó hóa đơn thường bị xuất chậm hơn (ví dụ xuất vào tháng 9). Trong trường hợp này, cơ quan thuế có thể coi bên bán xuất hóa đơn muộn và phạt bên bán, ngoài ra bên mua thì có thể bị cơ quan thuế làm khó khi đề nghị khấu trừ, hoàn thuế GTGT.

 

(Hướng dẫn tại Công văn số 1276/TCT-KK ngày 19/4/2010, cần cụ thể trong Nghị định để tăng tính áp dụng vào thực tiễn)

 

Nghị định chưa nêu rõ thuế GTGT bị ấn định thêm có được hoàn hay không?

(Hướng dẫn tại Công văn số 4034/TCHQ-TXNK ngày 21/7/2010, cần cụ thể trong Nghị định để tăng tính áp dụng vào thực tiễn)

 

 

 

 

Đề nghị cụ thể hóa trong Nghị định đối với trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ cho người mua không lập hoá đơn tại thời điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhưng sau đó có lập hoá đơn GTGT, có kê khai nộp thuế GTGT đầu ra đối với hàng hoá, dịch vụ xuất bán cho người mua thì người mua được khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo hóa đơn căn cứ theo thời gian ghi trên hoá đơn và không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày trên hóa đơn (hoặc quy định cụ thể thời hạn khác phù hợp).

 

Có thể quy định các trường hợp được phép lập hóa đơn tại thời điểm khác thời điểm bàn giao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị nêu cụ thể trong nghị định.

Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

….

2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

…..

Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.

 

….

 

 

 

 

Nghị định chưa yêu cầu rõ về thời hạn của việc trả chậm, trả góp có bặt buộc phải chi tiết thời hạn trong hợp đồng ký kết hay không. Trong khi đó, thông tư 129/2008/TT-BTC lại yêu cầu doanh nghiệp: ” Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua trên hai mươi triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào”.

 

Trong thực tế hoạt động kinh doanh, việc mua bán thường thay đổi và không cố định việc thanh toán theo hợp đồng thường xuyên và các doanh nghiệp cũng rất linh hoạt và hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp thanh toán muộn hơn so với thời hạn quy định vài ngày. Hoặc có trường hợp các bên quan hệ liên kết nên có thể cho nhau thanh toán muộn không thời hạn cụ thể (2 bên có thể yêu cầu thanh toán cụ thể trong 1 văn bản khác ngoài hợp đồng).

 

Thêm vào đó, việc yêu cầu doanh nghiệp theo dõi thời hạn thanh toán và ghi vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào dẫn tới việc theo dõi chồng chéo và tăng thủ tục hành chính (Việc ghi vào phần ghi chú trong bảng kê chỉ thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra doanh nghiệp) trong khi doanh nghiệp chỉ được hoàn thuế khi xuất trình đủ chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

 

 

 

Đề nghị bỏ việc ghi rõ thời hạn thanh toán trả chậm, trả góp trên Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Do thời hạn trả tùy thuộc do hai bên thỏa thuận và được quy định tại pháp luật về hợp đồng kinh tế. Chỉ nên giới hạn ở điểm phải cung cấp chứng từ thanh toán qua ngân hàng nếu muốn được hoàn thuế GTGT đầu vào tương ứng.

 

 

 

Đối với phương thức thanh toán bù trừ, Nghị định không nêu rõ nhưng Thông tư 129/2008/TT-BTC thì lại yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thêm thủ tục “Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào.”

 

Việc yêu cầu doanh nghiệp ghi vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào dẫn tới việc theo dõi chồng chéo và tăng thủ tục hành chính (Việc ghi vào phần ghi chú trong bảng kê chỉ thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra doanh nghiệp) trong khi doanh nghiệp chỉ được hoàn thuế khi xuất trình đủ chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Đề nghị bỏ việc ghi rõ phương thức thanh toán bù trừ, thanh toán qua bên thứ 3 trên Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào để giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

 

 

 

 

Các văn bản liên quan