Góp ý của ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai

Thứ Hai 09:09 14-03-2011

 

Hội thảo về những vướng mắc về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Nghị định 123/2008/NĐ-CP và Nghị định 124/2008/NĐ-CP” ngày 11/3/2011 tại Tp.HCM do Bộ Tài Chính và VCCI phối hợp tổ chức.

 

Nguyễn Ngọc Tuấn

Chuyên viên Kế toán – Thuế

Phó chủ nhiệm CLB XNK Tỉnh Đồng Nai

 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế giá trị gia tăng đã có hiệu lực hơn 2 năm. Trong quá trình triển khai thực hiện hai Luật thuế này đã phát sinh nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp nói riêng và các đối tượng khác nói chung.

Những thắc mắc của doanh nghiệp xoay quanh thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan hầu hết đến các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện các quy định về thuế, gặp khó khăn vì giữa các văn bản hướng dẫn không ăn khớp nhau, hoặc giải quyết của các cơ quan thuế chưa "đi đến nơi về đến chốn", Hiện do còn thiếu sự hướng dẫn nên rất nhiều doanh nghiệp không biết xử lý như thế nào trong việc tính toán, cộng gộp các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh để thỏa mãn yêu cầu theo quy định của thuế. Thay vì chỉ đưa ra những trả lời chung chung, mang tính chất tham khảo và thoái thác hẹn hồi âm cho doanh nghiệp như những lần trước, các câu trả lời của đại diện cơ quan thuế đã đi thẳng vào vấn đề: Doanh nghiệp làm như vậy là đúng hay sai, được phép hay không được phép, kèm với những hướng dẫn thực hiện cụ thể.

 

v                       Về thuế GTGT

   Điểm 2b ở điều 8 nghị định 123: “ Cơ sở kinh doanh.. không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế tóan, hóa đơn, chứng từ thì thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng” . Nội dung trên ảnh hưởng dây truyền đến việc mua bán, kinh doanh không xuất hóa đơn bán hàng, gây thất thu ngân sách nhà nước đồng thời tạo bất bình đẳng với các tổ chức cá nhân thực hiện tốt chế độ kế tóan, hóa đơn. Ví dụ: Hộ kinh doanh A hoặc người tiêu dùng thường chọn mua hàng của cơ  sở  kinh doanh Bên B bởi bán hàng hóa không xuất hóa đơn với giá  chỉ 10.000.000 đồng. ( do B   mua hàng hóa cũng không lấy hóa  đơn đầu vào, đỡ tốn 10 % thuế GTGT) trong khi gần khu vực đó nhiều công ty doanh nghiệp bán cùng lọai hàng hóa 10.000.000 chưa thuế GTGT , thuế GTGT 1.000.000 đồng, tổng cộng là  11.000.000 đồng. Nên chăng qui định tất cả tổ chức cá nhân kinh doanh phải thực hiện  nghiêm đầy đủ chế độ kế tóan, hóa đơn.    

   Điểm 1c điều 6 nghị định 123 qui định: hàng hóa dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện: “ có hợp đồng xuất khẩu” thực tế khách hàng nước ngòai thân quen, thanh tóan TTR, phía nước ngòai họ chỉ email đơn đặt hàng  hoặc thông báo mã hàng cần mua là doanh nghiệp vừa và  nhỏ  cung cấp ngay mà  không cần chờ    kết hợp đồng bởi họ thanh toán  ứng trước tiền. Nên chăng mở rộng “đơn đặt hàng hay thông báo mua hàng…chỉ    chữ    của phiá nước ngòai  cũng đáp ứng tựa như hợp đồng mua bán xuất khẩu. Tránh tình trạng làm giả hợp đồng để hợp thức hóa chứng từ. Bởi luật định hàng hóa xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% còn có tờ khai hải quan, Bill of Lading, thanh toán qua ngân hàng. Mà thực tế hiện nay xuất khẩu mặt hàng kinh doanh, ngành hải quan cũng không cần nộp hợp đồng vào bộ tờ khai xuất khẩu.

 

 

 

v                       Về thuế TNDN

     Ở điềm 1b điều 9 nghị định 124: Bên A “ Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt” trên thực tế có một số người họ cũng xin được miễn phí phế liệu củi, mùn cưa ngành gỗ. Họ có xe tải đến các doanh nghiệp để thu dọn mặt bằng lấy củi phế liệu gỗ, họ xin được rất nhiều nơi, doanh thu người thu nhặt họ bán cho Cty A mỗi ngày vài chục triệu đồng. Cty A kê khai bảng kê theo qui định thì cơ quan thuế không chấp nhận chi phí hợp lệ vì cho rằng họ kinh doanh chứ không là người trực tiếp thu nhặt. Thực tế họ cũng trực tiếp đi xin thu nhặt phế liệu các công ty gỗ mang về bán. Nên chăng qui định thu nhập của người trực tiếp thu nhặt không vượt qúa mấy lần mức lương tối thiểu hoặc doanh thu thu nhặt dưới 5 triệu hay 10 triệu.

    Điểm 1a Điều 9 nghị định 124, khỏan chi thực tế phát sinh :Thực tế đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngòai khu công nghiệp thường dùng tài sản nhà riêng làm trụ sở và cũng là nơi sản xuất kinh doanh. Họ tận dụng một phần mặt bằng gia đình sãn có xây cất thành xưởng để sản xuất kinh doanh giải quyết vài chục lao động, về qui định tài sản cố định để trích khấu hao không đáp ứng được vì doanh nghiệp không thể có giấy phép xây dựng xưởng trong khu dân cư và trong giấy đăng ký kinh doanh cũng ghi nhận “ không sản xuất tại trụ sở”. Doanh nghiệp có đầu tư nhưng không có chi phí khấu hao dẫn đến tính thuế TNDN cũng ảnh hưởng sai lệch. Nên chăng tìm cách thaó gỡ và cũng nên khuyến khích ưu đãi thuế TNDN…hơn nữa cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng vào các cụm công nghiệp phục vụ khối dân doanh. Thực tế địa bàn phường Tân Hòa ( thuộc Biên Hòa-ĐN) đã có qui họach làm cụm công nghiệp gỗ từ 15 năm nay, hiện nay có gần 100 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng đất đai vẫn là của tài sản cá nhân mua bán chuyển nhượng và hạ tầng vẫn đừơng đất .

 

        

Các văn bản liên quan