Góp ý của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Nhượng – Quảng Bình

Thứ Sáu 09:30 26-11-2010

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp.

Kính thưa Quốc hội.

Về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, tôi xin được phát biểu một vài ý sau đây:

Thứ nhất, qua nghiên cứu Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban tư pháp, tôi bày tỏ sự đồng thuận rất nhiều vấn đề, nhiều nội dung mà trong Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban tư pháp.

Về gợi ý của đoàn thư ký sáu vấn đề, tôi xin được bắt đầu từ điểm thứ sáu là về cơ chế kiến nghị và xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tôi cho rằng sửa đổi lần này của Bộ luật tố tụng dân sự nói chung đạt được một sự theo đánh giá của tôi, theo suy nghĩ của tôi thì đạt được một sự cách mạng rất lớn vì nó giải quyết được những vấn đề mà nó khúc mắc từ xưa, từ xa và nó cũng đáp ứng được nguyện vọng, một số suy nghĩ của các đại biểu Quốc hội của khóa trước. Chúng tôi thấy rằng trong thực tế xét xử, hoạt động xét xử thì cấp xét xử cao nhất đó là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành những quyết định. Thực tế mà nói tuy ít nhưng cũng có những quyết định sau đó phát hiện sai lầm, thậm chí là sai lầm nghiêm trọng. Hoặc sau những quyết định đó còn phát hiện được những tình tiết mới mà nó làm thay đổi cả nội dung của sự việc trước đó. Tuy nhiên, theo luật hiện hành mặc dù biết như vậy nhưng không có cơ chế để sửa. Nếu đối chiếu lại với bản chất của chế độ ta là dân chủ, văn minh và nhân văn, nhưng để thừa nhận một điều thấy sai rồi, thậm chí là sai lầm nghiêm trọng, thấy thiếu sót nhưng không có cơ chế để sửa là một điều hết sức băn khoăn.

Chúng ta đang phê phán thái độ vô cảm trước những thực tiễn thấy được những sai lầm mà không sửa được. Chúng ta thấy sai mà dừng lại ở đó thì tôi nghĩ rằng không thỏa đáng. Cho nên chúng tôi rất vui mừng vì sửa đổi lần này điểm là cơ chế để kiến nghị sửa đổi, để xem xét lại nếu có sai lầm. Đấy là một sự tiến bộ rất lớn.

Chúng tôi thấy trong lịch sử các triều đại phong kiến của nước ta cũng có lúc có những án oan dường như để lại rất nhiều người biết. Ví dụ, thời hậu Lê vụ án oan của Nguyễn Trãi. Nhưng mãi 22 năm sau đời vua Lê Thánh Tông người ta đã anh thanh minh giải oan, minh oan cho việc đó. Dưới thời đại chúng ta tại sao lại không có cơ chế để xem xét nếu như phát hiện là sai lầm. Cho nên tôi rất ủng hộ sửa đổi lần nay.

Tuy nhiên, như các đại biểu trước đã phát biểu những quy định trong điều luật này thì thấy có cơ chế xem xét, nhưng cần phải tiếp tục nghiên cứu để có những quy định về các chủ thể được quyền kiến nghị theo hướng như Quốc hội hôm qua đã thông qua Luật tố tụng hành chính thì rất cần thiết. Trên quan điểm, nền tảng như thế chúng tôi đồng tình với vấn đề này.

Tôi xin được bày tỏ việc sửa đổi, bổ sung Điều 284, 288 về phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vi phạm pháp luật và thời hạn kháng nghị. Tôi đồng tình với những sửa đổi trong quy định của điều này. Nếu phát hiện được sai lầm rồi thì chấp nhận chuyện không phụ thuộc vào thời hạn ghi trong điều luật này để có thể chúng ta tiếp tục xem xét và minh oan cho những việc vừa qua chúng ta có sai lầm. Đây là một điểm chúng tôi thấy rằng qua những kỳ họp Quốc hội khóa trước chúng ta cũng đã có những trăn trở, thấy rõ những vấn đề như vậy. Theo quan điểm của tôi, không chỉ trong tố tụng hành chính, tố tụng dân sự mà còn có thể tiếp tục đề nghị Quốc hội, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nghiên cứu để có thể có những quy định sửa đổi những điểm tương đồng trong tố tụng dân sự. Xin hết ý kiến.

Các văn bản liên quan