Góp ý của Đại biểu Quốc hội Hồ Văn Năm – Đồng Nai
Kính thưa Chủ tọa,
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Qua nghiên cứu dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự, trước hết bản thân tôi nhất trí với Tờ trình của Ban soạn thảo về sự cần thiết phải sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự trong thời gian vừa qua. Qua nghiên cứu bản thân tôi xin có một số ý kiến như sau:
Thứ nhất, về xác định tôi xin khẳng định vai trò của Viện kiểm sát, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định phương hướng cải cách tư pháp trong thời gian tới, xác định ngành kiểm sát vẫn giữ hai chức năng. Một là chức năng thực hành quyền công tố và hai là chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp chứ không khẳng định "Viện kiểm sát chuyển thành Viện công tố " như định hướng của Nghị quyết 49, đó là nghị quyết, đó là định hướng. Hiện nay, Bộ Chính trị vẫn khẳng định Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng, một là kiểm sát hoạt động tư pháp, hai là thực hành quyền công tố. Trong thời gian vừa qua, để giúp cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố thì tôi cũng thống nhất như Tờ trình của Ban soạn thảo. Luật Tố tụng hiện hành thời gian vừa qua làm rất hạn chế chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát, bởi vì nếu thực hiện theo Điều 21 của Bộ luật tố tụng dân sự cũ thì Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa khi có đơn khiếu nại của một trong các bên đương sự về thu thập chứng cứ của tòa án. Tuy nhiên, các hoạt động khác thì không tham gia và nếu thực hiện như vậy thì Viện kiểm sát không hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vì qua thực tế thì Viện kiểm sát chỉ kiểm sát các vụ án dân sự qua bản án của tòa án và thường là bản án của tòa án không gửi kịp thời cho Viện kiểm sát, nếu nhận được bản án thì cũng hết thời gian kháng nghị, do đó cần thiết phải sửa đổi vấn đề thứ nhất.
Thứ hai, trong hoạt động tố tụng các đại biểu khẳng định là cốt ở đôi bên nhưng đặc thù của pháp luật Việt Nam là trình độ dân trí còn rất thấp, nhận thức pháp luật của người dân cũng rất hạn chế. Vấn đề thứ hai, cốt ở đôi bên thì do hai bên tự đưa ra chứng cứ để chứng minh, tòa án chỉ ngồi chính giữa phán quyết trên cơ sở chứng cứ của các bên tham gia đưa ra. Nhưng đặc thù của Việt
Thứ hai là Viện kiểm sát cũng không thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình.. Một là bản án về trễ. Hai là mượn hồ sơ thì cũng có lý do là cũng không mượn hồ sơ được, bởi do có chống án, hồ sơ được chuyển lên Tòa án cấp trên không thể tham gia nghiên cứu hồ sơ được để làm cơ sở kháng nghị đối với các bản án có vi phạm trong quá trình xét xử.
Thứ ba là chúng tôi nhất trí với dự thảo là Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các vụ án từ khi thụ lý vụ án để thực hiện tốt chức năng của mình. Từ đó mới bảo đảm cho Tòa án xét xử được khách quan, chứ không như đại biểu Loan nói là Viện kiểm sát tham gia thì có những vụ án xét xử không khách quan là không đúng. Từ đó đến giờ coi như chưa có một cơ sở nào để khẳng định có một vụ án nào về dân sự mà Viện kiểm sát tham gia đưa ra xét xử không khách quan, Viện kiểm sát tham gia để giúp cho Hội đồng xét xử, giúp cho Tòa án xét xử bảo đảm được khách quan và chính xác, vận dụng đúng pháp luật, chứ nói là Viện kiểm sát tham gia nhiều không bảo đảm khách quan là không đúng, cái đó là phủ định hết những thành quả, những đóng góp của ngành kiểm sát như đại biểu Loan ở Tiền Giang nói như vậy là chúng tôi không đồng tình.
Vấn đề thứ hai là phát biểu quan điểm của viện kiểm sát. Tôi có quan điểm khác, phát biểu quan điểm của viện kiểm sát ở đây không phải là tranh luận, nó khác hơn lĩnh vực hình sự, hình sự là viện kiểm sát đưa ra để buộc tội mới bảo vệ quan điểm theo bản cáo trạng, tranh luận với luật sư, với bị cáo, còn đây là vụ việc dân sự khác, viện kiểm sát đưa quan điểm qua quá trình kiểm sát điều tra, kiểm sát hồ sơ vụ án dân sự, nghiên cứu hồ sơ vụ án ngay từ đầu, phát biểu quan điểm của mình trên cơ sở đánh giá chứng cứ, trên cơ sở thu thập chứng cứ và vân dụng pháp luật giúp cho Hội đồng xét xử đưa ra một nhận định, một bản án chính xác, bởi vì đặc thù của Việt Nam khác với các nước là không phải 100% Hội thẩm nhân dân tốt nghiệp cử nhân luật, có bằng cử nhân luật. Hai là Hội thẩm nhân dân là những người kiêm nhiệm, kiêm nhiệm nhưng không chuyên sâu, không có chuyên trách. Ba là thời gian nghiên cứu hồ sơ rất hạn chế. Do đó quan điểm của tôi viện kiểm sát phát biểu là nhằm tạo một cơ sở để hội đồng xét xử, nhất là các Hội thẩm nhân dân có một đánh giá chứng cứ, đánh giá vận dụng pháp luật một cách chính xác đúng theo quy định của pháp luật còn nếu viện kiểm sát không tham gia, không phát biểu quan điểm trong khi đó cũng có quan điểm cho rằng viện kiểm sát không tham gia nhưng khi thấy có những dấu hiệu vi phạm đánh giá không đúng mà có quyền kháng nghị thì nếu viện kiểm sát phát hiện trước, tham mưu trước, tư vấn trước để Hội đồng xét xử đưa ra bản án vận dụng pháp luật chính xác thì sẽ rút ngắn kéo dài thời gian xét xử. Tôi xin hết.