VCCI góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt

Thứ Tư 18:04 07-10-2015

Kính gửi: Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam

Trả
lời Công văn số 6696/NHNN-TT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đề nghị
góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng
tiền mặt (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, có ý kiến như sau:

Về khái niệm “phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt”

Khoản
1 Điều 1 Dự thảo bổ sung khái niệm “phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt”
vào Điều 4 Nghị định 101 theo cách thức liệt kê các loại phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt.

Về
cơ bản, việc bổ sung khái niệm này là cần thiết và tương đối hợp lý, rõ ràng,
tuy nhiên vẫn còn một số bất cập sau cần được lưu ý làm rõ/điều chỉnh:

(i)
Về mục tiêu loai bỏ các loại tiền ảo,
tiền điện tử

Quy
định bổ sung làm rõ nhưng phương tiện thanh toán nào được cho là phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt tại Dự thảo được cho là để hướng tới mục tiêu
“thực hiện vai trò quản lý nhà nước về các phương tiện thanh toán trong nền
kinh tế, cũng như làm cơ sở để đưa ra các quy định “không thừa nhận” những
phương tiện thanh toán khác”[1]
đang tồn tại hiện nay (như tiền ảo, tiền điện tử).

Trong
khi mục tiêu này có thể là phù hợp, cách xử lý bằng việc bổ sung khái niệm mang
tính giới hạn các loại phương tiện thanh toán dường như không phải biện pháp
triệt để và chính xác để thực hiện mục tiêu này, bởi:


Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
về mặt bản chất chỉ là các cách thức để giao dịch tiền, bản thân chúng không phải
là “đồng tiền” và luôn được quy chiếu về một “đồng tiền” nhất định. Vì vậy, mặc
dù cách thức giao dịch tiền cũng là vấn đề cần được kiếm soát, do đó quy định về
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là cần thiết, quy định này hoàn toàn
không giải quyết được vấn đề “đồng tiền” nào là loại tiền được thừa nhận và làm
đơn vị quy chiếu cho các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tất nhiên,
hiện một số loại tiền điện tử vẫn quy chiếu về đơn vị tiền tệ chính thức, và do
đó ở khía cạnh nào đó tiền điện tử gần giống với “phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt”, và vì vậy việc quy định kiếm soát về các loại phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt cũng sẽ góp phần vào việc loại trừ tiền điện tử, tiền ảo.
Dù vậy, về mặt bản chất, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt luôn có
giá trị quy chiếu cố định (gắn với giao dịch thanh toán gốc) trong khi giá trị
của tiền ảo/tiền điện tử lại thay đổi mà không gắn với giao dịch thanh toán gốc
nào (ví dụ ngày A thì 01 bitcoin trị giá tương được X đô la, ngày B thì lại tương
đương Y đô la). Như vậy tiền ảo, tiền điện tử gần về bản chất với đơn vị tiền tệ
hơn là “phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt”. Và việc chỉ kiểm soát các
loại “phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt” sẽ không xử lý triệt để được
vấn đề tiền ảo, tiền điện tử;


Giải pháp cơ bản nhất để giải quyết vấn
đề này là quy định đồng tiền (đơn vị tiền tệ) nào là đồng tiền được thừa nhận
trong hệ thống tiền tệ. Ví dụ nếu không thừa nhận các loại tiền ảo, tiền điện tử…
thì cần một quy định liệt kê các đơn vị tiền tệ được thừa nhận (ví dụ VND, các
đơn vị tiền tệ được phát hành bởi các Chính phủ nước ngoài…), để qua đó loại bỏ
giá trị pháp lý của các loại tiền ảo, điện tử.


vậy, để phục vụ cho mục tiêu đề cập tại Tờ trình liên quan đến các loại tiền ảo,
tiền điện tử… , bên cạnh việc quy định về các loại phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt như tại Dự thảo, chắc chắn Ban soạn thảo cần cân nhắc những quy định
khác trực tiếp về loại đơn vị tiền tệ cũng như kiểm soát về các vấn đề khác
liên quan.

(ii)
Về các loại phương tiện thanh toán

Dự
thảo quy định liệt kê rõ 07 loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và
01 loại “quét” (“các phương tiện khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sử
dung trong giao dịch thanh toán”).

Liên
quan tới loại “quét”, về mặt thực tế thì đây là quy định linh hoạt, cho phép có
thể bổ sung thêm vào danh sách các loại phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt các loại mới bắt kịp với sự phát triển của công nghệ cũng như cơ chế thanh
toán trên thế giới.

Tuy
nhiên, việc để Ngân hàng Nhà nước tùy ý quyết định về “loại phương tiện thanh
toán” mới mà không có tiêu chí, điều kiện hay trình tự cụ thể nào cho việc “chấp
nhận” của Ngân hàng Nhà nước (ví dụ: khi nào thì một loại phương tiện mới có thể
được chấp thuận, chấp thuận ở mức độ nào, với các đối tượng nào, chấp thuận
theo thủ tục nào…).

Việc
thiếu vắng các quy định này dẫn tới các nguy cơ:


Rủi ro về pháp lý: Trong khi các loại
phương tiện thanh toán truyền thống thì phải được quy định trong văn bản cấp
Nghị định thì các loại mới, rủi ro hơn, khó nhận diện hơn, lại chỉ cần bằng văn
bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước – và cũng không rõ tiêu chí gì để chấp
thuận (ví dụ nếu Ngân hàng Nhà nước chấp thuận coi bitcoin, one-coin là phương
tiện thanh toán thì có được không);


Rủi ro cho doanh nghiệp: cơ chế quá mở
(mà thực tế là không có cơ chế) đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể nhìn
thấy trước, dự đoán trước về xu hướng liên quan tới việc chấp thuận/không chấp
thuận các phương tiện thanh toán mới, cũng không có cơ sở nào và cách thức nào
để có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.

Từ
những phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo quy định cẩn trọng hơn ít nhất
là về các tiêu chí và thẩm quyền quy định về những phương tiện thanh toán khác
ngoài 07 loại nêu trên.

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính
phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Ngoài ra gửi kèm theo một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một
số doanh nghiệp gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.

Trân trọng cảm ơn cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan.

 

 


[1]
Giải trình
tại trang 2 Thuyết minh Dự thảo