VCCI góp ý Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2006/NĐ-CP về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Thương nhận nước ngoài tại Việt Nam
VCCI góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt
VCCI góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Kính gửi: Thanh tra Bộ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trả
lời Công văn số 5265/BKHĐT-TTr của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị góp ý
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2013/NĐ-CP
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
trên cơ sở góp ý của doanh nghiệp, hiệp hội, có một số ý kiến như sau:
1.
Các
sửa đổi, bổ sung về một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn
đầu tư công (khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 1 sửa đổi,
bổ sung một số quy định tại Mục 1 Nghị định 155)
–
Về
việc xác định chủ thể bị xử phạt
Dự
thảo bổ sung, sửa đổi một số hành vi vi phạm đối với các hoạt động trong lĩnh vực
quản lý và sử dụng vốn đầu tư công để phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công,
trong đó có các hành vi vi phạm trong các hoạt động do cơ quan Nhà nước thực hiện.
Ví dụ, đối với các hoạt động lập, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư,
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án có sử
dụng vốn đầu tư công, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân …) tùy từng trường hợp cụ thể là
chủ thể thực hiện và vì vậy phải chịu trách nhiệm đối với vi phạm.
Theo
quy định tại Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP[1]
thì cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành
công vụ, nhiệm vụ; cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản
lý nhà nước được giao không thuộc đối tượng
xử phạt vi phạm hành chính.
Ban
soạn thảo cũng nhận thấy thiếu cơ sở pháp lý để xử phạt vi phạm hành chính một
số hành vi vi phạm Luật Đầu tư công như nói ở trên và đã có kiến nghị sửa đổi
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 trong Tờ trình.
Tuy
nhiên, theo quy trình, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định
81/2013/NĐ-CP sẽ phải sửa đổi trước rồi mới có thể thiết kế quy định như trong
Dự thảo này. Nói cách khác, trước khi sửa đổi các văn bản pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính thì những quy định về hành vi vi phạm mà chủ thể thực hiện là
cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong Dự thảo này là chưa phù hợp.
Do
đó, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại phần quy định về hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công (Mục 1) xác định
chính xác chủ thể thực hiện hành vi để xử phạt vi phạm hành chính, và bỏ các trường
hợp xử lý vi phạm trong các hoạt động mà theo quy định tại Luật Đầu tư công thì
do cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện (ví dụ: sửa đổi, bổ sung Điều 5
Nghị định 155).
–
Về
vi phạm báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động đầu tư công (khoản 4 Điều 1
Dự thảo bổ sung Điều 5a Nghị định 155)
Dự
thảo quy định xác định các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin không trung thực,
không khách quan trong đó xác định lỗi của chủ thể vi phạm là “cố ý”.
Nếu
xét trong tổng thể các hành vi vi phạm được quy định trong Dự thảo thì quy định
này là chưa hợp lý, bởi các hành vi vi phạm khác đều không xác định lỗi của chủ
thể có hành vi là “cố ý” hay “vô ý” mà miễn có hành vi vi phạm là sẽ bị xử phạt.
Hơn nữa, hành vi vi phạm về cung cấp thông tin không trung thực, không khách
quan cũng có mức độ tương đương về tính chất vi phạm đối với một số hành vi
khác trong Dự thảo (ví dụ về một số hành vi cung cấp thông tin không chính xác,
thiếu trung thực khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp,
thủ tục đầu tư, …), do đó xác định yếu tố “lỗi” đối với hành vi này là chưa nhất
quán khi xác định các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt.
Ngoài
ra, cần chú ý rằng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cấu thành vi phạm
hành chính không có yếu tố “cố ý” hay không “cố ý” mà chỉ có “lỗi”; vấn đề “cố
ý” chỉ xuất hiên liên quan tới một số chủ thể nhất định (ví dụ chủ thể vi phạm
là vị thành niên) hoặc trong các biện pháp xử lý nhất định (ví dụ tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm…).
Đề
nghị Ban soạn thảo bỏ cụm từ “cố ý” đối với các hành vi
quy định tại khoản 3 Điều 5a.
2.
Một
số quy định tại Dự thảo chưa đảm bảo tính thống nhất với các văn bản pháp luật
khác có liên quan
Về
mặt nguyên tắc, các quy định về chế tài hành chính tại Dự thảo phải thống nhất
với quy định tại các văn bản pháp luật quy định về “nội dung” (các văn bản xác
định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể) và các văn bản pháp luật khác, để đảm bảo
các quy định có thể thực hiện trên thực tế và tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa
các quy định, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Nhìn
chung, phần lớn các quy định tại Dự thảo đã tương thích với các văn bản pháp luật
khác có liên quan, tuy nhiên vẫn còn một số quy định chưa đáp ứng được yêu cầu
này, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét để hoàn thiện.
a. Một
số trường hợp có chồng lấn về các hành vi bị xử phạt giữa các văn bản pháp luật
–
Chồng
lấn về thẩm quyền xử phạt với các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan đến
hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh
Dự
thảo bổ sung một số quy định xử phạt hành vi vi phạm về:
·
Không đáp ứng các điều kiện để đầu tư
kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (khoản 8 Điều
1 Dự thảo sửa đổi điểm đ khoản 6 Điều 10 Nghị định 155);
·
Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm
đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư (sửa đổi điểm b khoản 8 Điều 10
Nghị định 155);
·
Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng
đối với hành vi kinh doanh ngành nghề bị cấm (khoản 29 Điều 1 Dự thảo bổ sung
Điều 39a, khoản 1 Nghị định 155);
·
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
khi không đáp ứng điều kiện theo quy định (khoản 27 Điều 1 Dự thảo sửa đổi khoản
2 Điều 37 Nghị định 155);
·
Không duy trì mức vốn pháp định đối với
hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề có vốn pháp định (khoản 30 Điều 1 Dự thảo sửa
đổi điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định 155)
Như
vậy, Dự thảo này quy định về xử phạt đối với trường hợp vi phạm các quy định về
ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, pháp luật chuyên ngành trong mỗi
lĩnh vực kinh doanh có điều kiện lại đã có quy định xử phạt vi phạm về điều kiện
kinh doanh trong lĩnh vực đó. Ví dụ: đối với lĩnh vực bảo hiểm, doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm đã bị xử phạt vi phạm hành chính khi không đáp ứng các điều
kiện kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP[2] rồi;
và nếu theo Dự thảo này thì họ tiếp tục bị xử phạt lần nữa cho cùng hành vi vi
phạm.
Trong
khi đó, theo nguyên tắc tại Luật Xử lý vi phạm hành chính (Điều 3) thì “Một
hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”
Vì
vậy, để đảm bảo thống nhất giữa các văn bản trong hệ thống pháp luật, đề nghị
Ban soạn thảo bỏ các quy định xử phạt các hành vi vi phạm về điều kiện kinh
doanh nói trên.
–
Chồng
lấn về thẩm quyền xử phạt với cơ quan có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực khoa
học công nghệ
Khoản
23 Điều 1 Dự thảo bổ sung Điều 35a xử phạt hành vi vi phạm về đặt tên doanh nghiệp.
Quy
định này có nguy cơ chồng lấn về thẩm quyền xử phạt đối với cơ quan quản lý nhà
nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bởi vì Nghị định 99/2013/NĐ-CP[3] có
quy định về hành vi tương tự như hành vi vi phạm về đặt tên doanh nghiệp quy định
tại Dự thảo.
Để
đảm bảo tính thống nhất, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định bổ sung Điều
35a, trong trường hợp có lý do hợp lý để giữ, thì đề nghị kiến nghị sửa đổi Nghị
định 99 theo hướng loại bỏ xử phạt đối với hành vi tương tự như hành vi vi phạm
đặt tên doanh nghiệp trong văn bản này.
b. Một
số trường hợp chưa thống nhất với các văn bản pháp luật được hướng dẫn
–
Vi
phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam (khoản 8 Điều 1 Dự thảo sửa
đổi Điều 10 Nghị định 155)
·
Khoản 2 Điều 10 Nghị định 155 (sửa đổi)
quy định “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không
thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư, báo
cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư
theo quy định”.
Theo quy định tại
Luật Đầu tư năm 2014 thì không còn
báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư, vì vậy đề nghị Ban soạn thảo bỏ
cụm từ “báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư” trong quy định tại khoản 2 Điều
10 Nghị định 155 (sửa đổi).
·
Khoản 6 Điều 10 Nghị định 155 (sửa đổi)
quy định khung xử phạt đối với hành vi “không thực hiện hoạt động đầu tư theo
đúng nội dung quy định tại văn bản chấp
thuận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”. Theo quy định tại Luật Đầu
tư năm 2014 không có thuật ngữ “văn bản chấp thuận đầu tư” mà là Quyết định chủ trương đầu tư, đề nghị
Ban soạn thảo điều chỉnh lại thuật ngữ này để đảm bảo thống nhất, đồng thời
rà soát toàn bộ Dự thảo để điều chỉnh lại thuật ngữ này.
–
Vi
phạm quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (khoản
17 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Điều 20 Nghị định 155):
Dự
thảo quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về “đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh” là chưa phù hợp, bởi
theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ
tục “thông báo” (chứ không phải là “đăng ký”) khi thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp (chứ không phải là đăng ký “kinh
doanh”). Đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại quy định này để đảm bảo
thống nhất với Luật Doanh nghiệp.
3.
Một
số hành vi vi phạm cùng tính chất nhưng lại khác khung xử phạt
Về
nguyên tắc, những hành vi vi phạm hành chính sẽ có cùng khung xử phạt nếu có
cùng tính chất vi phạm. Tuy nhiên, một số hành vi vi phạm được xác định trong Dự
thảo lại có các khung xử phạt khác nhau, mặc dù về bản chất lại có cùng tính chất.
Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét để điều chỉnh:
a.
Vi
phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Khoản 8 Điều 1 Dự thảo sửa
đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 155)
Dự
thảo sửa đổi quy định tại Điều 10 Nghị định 155 theo hướng, khung phạt tiền đối
với hành vi “không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung quy định tại
văn bản chấp thuận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” là “từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng” (khoản 6 Điều 10), còn khung phạt tiền đối
với với hành vi “thực hiện dự án chậm so với tiến độ quy định trong văn bản chấp
thuận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép” là “từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng” (khoản 4 Điều
10).
Theo
quy định tại Luật Đầu tư (Điều 33, 39) thì trong của Quyết định chủ trương đầu
tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có nội dung về “tiến độ thực hiện dự án”,
như vậy thì hành vi “không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung quy định
tại văn bản chấp thuận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” đã bao gồm cả
hành vi “thực hiện dự án đầu tư chậm so với tiến độ quy định trong văn bản chấp
thuận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không được cơ quan nhà nước
cho phép”, trong khi theo quy định tại Dự thảo thì hai hành vi này ở hai khung
xử phạt khác nhau, do đó là chưa hợp lý.
Do
đó, để đảm bảo sự tương thích trong các quy định, đề nghị Ban soạn thảo:
–
Loại trừ hành vi quy định tại điểm b khoản
4 Điều 10 khi xác định hành vi vi phạm tại điểm a khoản 6 Điều 10 (tức là bổ
sung cụm từ “trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này” trong
quy định tại điểm a khoản 6 Điều 10), nếu xác định các hành vi vi phạm khác
liên quan đến nội dung trong văn bản chấp thuận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư có tính chất nguy hiểm hơn hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều
10 (nên phải chịu khung xử phạt cao hơn);
–
Trong trường hợp các hành vi vi phạm
liên quan đến nội dung trong văn bản chấp thuận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư có tính chất tương đương nhau, thì xác định khung xử phạt phù hợp
và bỏ quy định về hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10.
b.
Vi
phạm các quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài (khoản 9 Điều 1 Dự thảo sửa
đổi Điều 12 Nghị định 155)
Điểm
a khoản 3 Điều 12 quy định “phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng” đối
với hành vi “lập hồ sơ không chính xác, không trung thực để được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài”. Cũng là hành vi “lập hồ sơ dự án đầu tư
không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”
nhưng khung phạt tiền là “từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng” (điểm a khoản
4 Điều 10). Xét về tính chất, hai hành vi vi phạm này có mức độ tương đương
nhau, đó là thiếu trung thực khi thực hiện thủ tục để được cấp giấy phép, vì vậy
khung xử phạt đối với hai hành vi này phải giống nhau. Đề nghị Ban soạn thảo
điều chỉnh lại khung xử phạt của hai hành vi này tương đương nhau để đảm bảo
tính hợp lý.
c.
Vi
phạm quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) (khoản 10 Điều 1 sửa
đổi Điều 14 Nghị định 155) và đầu tư công (khoản 3 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Điều
5 Nghị định 155)
Khoản
6 Điều 14 quy định “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với
hành vi lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi
không đúng quy định” (trong lĩnh vực PPP).
Các
hành vi này tương đương với các hành vi vi phạm các quy định về Báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi
tại Điều 5 (Nghị định 155 sửa đổi) trong lĩnh vực đầu tư công.
Tuy
nhiên khung xử phạt đối với các hành vi tại Điều 5 lại thấp hơn hẳn so với
khung xử phạt đối với các hành vi tại khoản 6 Điều 14.
Đề
nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại khung xử phạt của các
hành vi trên để đảm bảo khung xử phạt giống nhau đối với các hành vi vi phạm có
tính chất tương đương.
4.
Một
số góp ý khác
a.
Vi
phạm quy định về việc thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (khoản 20
Điều 1 Dự thảo sửa đổi Điều 30 Nghị định 155)
Điểm
đ khoản 1 Điều 30 quy định xử phạt hành vi “không thông báo hoặc thông báo
không đúng thời hạn quyết định giải thể doanh nghiệp” – đây là hành vi xử phạt
đối với cá nhân, bởi theo quy định tại
khoản 8 Điều 202 Luật Doanh nghiệp thì nghĩa vụ thông báo này là của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Các
hành vi quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 30, theo quy định tại Luật
Doanh nghiệp là hành vi của tổ chức –
tức là doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ thông báo này.
Nếu
gộp hành vi tại điểm đ khoản 1 vào cùng khung với các hành vi còn lại thì việc
xác định mức xử phạt sẽ như thế nào, trong khi về nguyên tắc pháp luật xử lý vi
phạm hành chính, các hành vi vi phạm trong cùng khung được hiểu là cùng tính chất
vi phạm, và mức phạt đối với tổ chức gấp
đôi mức phạt đối với cá nhân.
Đề
nghị Ban soạn thảo tách hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 1
Điều 30 ra khỏi khung xử phạt với các hành vi còn lại.
b.
Vi
phạm quy định về doanh nghiệp tư nhân (khoản 24 Điều 1 Dự thảo bổ sung Điều 35b
Nghị định 155)
Điểm
b khoản 2 Điều 35b quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm
của doanh nghiệp tư nhân “góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp
trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần” là
“buộc rút vốn thành lập hoặc rút vốn mua cổ phần đối”.
Liên
quan đến việc rút vốn trong công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy
định:
–
Đối với cổ đông sáng lập: các cổ đông
sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập
khác, nếu chuyển cho người ngoài thì phải được sự đồng ý của đại hội đồng cổ
đông và cổ đông sáng lập có dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu
quyết (Điều 119) – Như vậy, đối với trường hợp là cổ đông sáng lập thì không được
rút vốn mà chỉ có thể chuyển nhượng vốn cho chủ thể khác;
–
Đối với cổ đông phổ thông: Không được
rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ
trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần (Điều 155).
Áp
dụng các quy định này vào trường hợp nêu trên của Dự thảo thì doanh nghiệp tư
nhân liên quan chỉ có thể rút vốn ra khỏi công ty cổ phần bằng cách chuyển nhượng
vốn cho người khác hoặc được công ty mua lại cổ phần. Việc chuyển nhượng vốn
cho người khác phải phụ thuộc vào tự do ý chí của người khác trong khi ở đây lại
đang là biện pháp xử lý vi phạm hành chính bắt buộc thực hiện nên khả năng này chỉ
là khả năng lựa chọn (ưu tiên). Vậy chỉ còn khả năng duy nhất bắt buộc (nếu khả
năng chuyển nhượng cho người khác không thực hiện được) là công ty mua lại cổ
phần (suy đoán là trong trường hợp này công ty là chủ thể có liên quan và có thể
bị áp đặt được biện pháp này mà không có quyền tự do ý chí)..
Cũng
theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty mua lại cổ phần
theo 02 cách sau đây:
–
Theo yêu cầu của cổ đông trong trường hợp
cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi
quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty (Điều 129): Cách này
không áp dụng được cho trường hợp đang xem xét (vì ở đây không có nghị quyết
nào của công ty cả)
–
Hội đồng quản trị có quyền mua lại không
quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng, trường hợp
khác việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định nhưng tổng không
vượt quá 30% cổ phần đã chào bán (Điều 130): Đây là cách duy nhất thích hợp cho
trường hợp đang xem xét.
Như
vậy có thể thấy, đối với khả năng công ty cổ phần mua lại cổ phần của DNTN đã
góp vốn thì lại bị ràng buộc bởi quy định khống chế trần mua lại (10%-30%), do
đó là giải pháp không triệt để (bởi rất có thể số cổ phần mà DNTN nắm giữ và cần
rút khỏi công ty cổ phần cao hơn các mức 10%-30% này).
Do
đó, có thể nói biện pháp xử lý quy định tại Dự thảo theo đó doanh nghiệp tư
nhân – với tư cách là cổ đông, phải rút vốn ra khỏi công ty cổ phần là không
triệt để và khó khả thi từ góc độ các
quy định liên quan khác của Luật Doanh nghiệp.
Để
giải quyết trường hợp trên, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc các lựa chọn
sau:
–
Khả năng 1: Xử lý vô hiệu giao dịch mua
bán cổ phần trước đó giữa DNTN và công ty cổ phần
Theo quy định của pháp luật về dân sự thì trong trường
hợp này giao dịch giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty cổ phần để mua cổ phần
góp vốn là vô hiệu về chủ thể (doanh nghiệp tư nhân không được phép mua cổ phần
trong công ty cổ phần – do đó không đủ tư cách làm chủ thể trong giao dịch mua
cổ phần).
Và vì vậy, như với tất cả các trường hợp giao dịch
vô hiệu khác, theo pháp luật dân sự mỗi bên trả về cho bên kia những gì đã nhận
và bên nào có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường. Áp dụng vào trường
hợp này, doanh nghiệp tư nhân phải trả lại số cổ phần đã mua và công ty cổ phần
trả lại số tiền đã nhận, bên nào có lỗi mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải
bồi thường.
Nếu chọn giải pháp đi theo hướng này thì Dự thảo có
thể quy định theo hướng: yêu cầu doanh nghiệp tư nhân trả lại cổ phần cho công
ty cổ phần và yêu cầu công ty cổ phần phải trả lại số tiền tương ứng với số cổ
phần đã bán, đồng thời thực hiện các thủ tục theo quy định liên quan đến việc
không bán hết số cổ phần này. Có thể thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh để
thông báo đến Công ty cổ phần về việc phải trả lại số cổ phần, đồng thời giám
sát công ty cổ phần trong việc phải hoàn thành các thủ tục hành chính liên quan
đến vốn.
–
Khả năng 2: Sửa Luật Doanh nghiệp để bổ
sung trường hợp công ty mua lại cổ phần mà không bị khống chế trần mua lại. Tuy
nhiên, lựa chọn này có một số nhược điểm là: thứ nhất, không phù hợp với bản chất
của hợp đồng giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự (bởi theo
cách này thì giao dịch mua bán giữa DNTN và công ty cổ phần vẫn được thừa nhận
giá trị pháp lý); thứ hai, Luật Doanh nghiệp vừa được sửa đổi, khả năng sửa đổi
trong thời gian tới là không cao.
c.
Vi
phạm quy định đối với doanh nghiệp xã hội (khoản 25 Điều 1 Dự thảo bổ sung Điều
35c Nghị định 155)
Điều
35c quy định xử phạt đối với hành vi “sử dụng ít hơn 51% tổng lợi nhuận hàng
năm để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký” và biện
pháp khắc phục hậu quả là “buộc bổ sung đủ vốn để tái đầu tư thực hiện mục tiêu
xã hội, môi trường như đã đăng ký đối với hành vi vi phạm”.
Theo
quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì “sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận
hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
như đã đăng ký” (Điều 10) là một trong những tiêu chí căn bản để xác định một
doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp xã hội hay không. Nếu doanh nghiệp thiếu
đi tiêu chí này, thì không còn là doanh nghiệp xã hội nữa, đồng nghĩa với việc
không được hưởng các chính sách ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng với tư cách
là doanh nghiệp xã hội.
Do
đó, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt và yêu cầu bổ sung đủ vốn
để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký mà doanh
nghiệp vẫn không thực hiện, hoặc có hành vi tái phạm liên tục, cần phải có biện
pháp khác có tính răn đe và triệt để hơn, để hạn chế tình trạng trục lợi từ các
chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội, chẳng hạn như: hoàn
trả lại các ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng từ chính sách ưu đãi (trong khoảng
thời gian mà doanh nghiệp không thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí của doanh nghiệp
xã hội); yêu cầu doanh nghiệp chuyển từ doanh nghiệp xã hội thành doanh nghiệp
bình thường.
d.
Vi
phạm về con dấu doanh nghiệp
Con
dấu doanh nghiệp là một trong những quy định mới, thay đổi một cách căn bản về
phương thức quản lý của Nhà nước về con dấu, trong khi Dự thảo lại không có bất
kì sửa đổi, bổ sung nào liên quan đến quy định con dấu. Để đảm bảo tính bao
quát và tránh lỗ hổng pháp lý khi thực hiện, đề nghị Ban soạn thảo bổ
sung các quy định xử phạt vi phạm về quản lý, sử dụng con dấu theo quy định mới
tại Luật Doanh nghiệp.
Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn
thiện.
Ngoài ra gửi kèm theo một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một
số doanh nghiệp gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.
[1] Nghị định số
81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
[2] Nghị định
98/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và xổ số
[3] Nghị định
99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp