Ý kiến góp ý của TS Đặng Văn Lợi, Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 09:31 07-11-2011

1.     Phần chung.

     Thứ nhất, trong phần tổng quan đề nghị thêm phần cách làm để người đọc biết làm thế nào để ra kết quả này.

     Thứ hai, phần đánh giá về nhược điểm bổ sung thêm 2 ý. Thứ nhất, một số nội dung khắc phục quản lý nhà nước về các lĩnh vực do chưa nghiên cứu kỹ đã vội đưa vào luật mà đáng lý ra những vấn đề này cần đưa vào các văn bản dưới luật để qua một thời gian vận hành thực tiễn rồi sửa đổi, khi nào ổn định đưa vào luật. Thứ hai, điều kiện bảo đảm để triển khai thi hành các luật cũng như các nội dung luật cũng chưa được chuẩn bị chu đáo đã ban hành. Vì vậy khi các VBPL có hiệu lực thì trên thực tế có những nội dung không thi hành được. Ví dụ, cơ quan thanh tra xử phạt gì đó nhưng trên thực tế khi luật có hiệu lực thì cơ quan thanh tra lại chưa có luật để xử lý, và những quy định ấy có thể chưa được tốt.

     2. Về cụ thể, trong Luật bảo vệ môi trường:

     Thứ nhất trong Luật bảo vệ môi trường,  chủ yếu nặng về các quy định mang tính bắt buộc mà chưa đưa nhiều các quy định, các công cụ pháp lý. Chúng ta mới chỉ đề cập hai công cụ mà còn rất nhiều công cụ trong lĩnh vực môi trường liên quan đến kinh tế mà các doanh nghiệp phải áp dụng rất nhiều. Chúng ta phải bổ sung trong thời gian tới. Đối với doanh nghiệp không nên xử lý họ về mặt hình sự nhiều mà chủ yếu là đánh vào túi tiền của họ.

     Thứ hai về trách nhiệm của doanh nghiệp trong luật chưa rõ nét trong khi doanh nghiệp là đối tượng chủ yếu của Luật bảo vệ môi trường. Hiện nay chúng ta cho họ quá nhiều quyền năng nhưng trách nhiệm thì lại chưa được quy định nhiều. Có một nguyên tắc quan trọng trong Luật bảo vệ môi trường là người gây ô nhiễm thì phải trả tiền, người được hưởng thụ sự trong sạch của môi trường cũng phải trả tiền. Cần phải quy định rõ hơn.

     Thứ ba về thủ tục cấp phép. Ví dụ thủ tục cấp phép xả nước thải, thủ tục xử lý và vận chuyển chất thải nguy hại, thủ tục thảm định đánh giá tác động môi trường… thì một số thủ tục còn rườm rà. Trong thời gian tới cần rút ngắn những thủ này.

     Thứ tư, các quy định lược hóa về môi trường trong Luật bảo vệ môi trường nói chung và các văn bản hướng dẫn nói riêng chưa cụ thể để làm cơ sở cho việc xác định đền bù thiệt hại. Như vụ Vedan khi nói về trách nhiệm bồi thường thì chúng ta không có cơ sở pháp lý để xử lý.

Các văn bản liên quan