Ý kiến góp ý của ông Vũ Quốc Tuấn về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 08:25 07-11-2011

Một, tôi nghĩ hôm nay chúng ta hoàn thiện báo cáo tổng hợp và tôi có ý kiến thế này: có lẽ phải nâng tầm của báo cáo tổng hợp cao hơn nữa với tiếng nói của cộng đồngdoanh nghiệp mà Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam là đại diện, nếu không thì sẽ chỉ ở mức cung cấp thông tin, nêu thực trạng, đề nghị Đảng, Nhà nước cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp trước tình hình chúng ta bước vào thời kì mới: đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu doanh nghiệp. Theo tôi, về khách quan, phần đánh giá được là có. Đảng, Nhà nước ta đề ra rất nhiều luật, chúng ta rà soát 16 luật, và được rất nhiều.

Hai là về rà soát, tôi đề nghị nên tập trung vào những vấn đề có mâu thuẫn chồng chéo giữa các luật khác nhau làm Luật doanh nghiệp thi hành không hiệu quả. Trong 16 bài, các đồng chí có phân tích cái được và không được của từng luật , nhưng tôi nghĩ vấn đề giữa các luật với nhau cần nói nhiều hơn. Cách đây 10 năm chúng ta từng nói luật chúng ta có 6 cái “không”: không thống nhất, không minh bạch, không công khai… đến bây giờ vẫn có ý nghĩa. Vậy nên rà soát giwuax các luật với nhau, đưa ra 16 luật, đề nghị các bộ các ngành quan tâm, sửa đổi, bổ sung 16 luật này thì rất lâu. Trong việc rà soát cần thêm doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì chưa có luật, mới có 2 nghị định. Yêu cầu rà soát cả các Nghị định, thông tư, thì nên rà soát cả việc ban hành thực thi việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba nên ban hành cách làm luật. Càng ngày, luật nghị định và cả thông tư của chúng ta xa cuộc sống quá. Hiện nay so với nhiều năm trước doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn về các thủ tục hành chính, gây phiền hà doanh nghiệp? Giữa các luật với nhau, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp đá nhau lung tung mà 6,7 năm nay không sửa. Trong bài tôi không thấy câu nào nói về việc bãi bỏ Luật đầu tư, tôi xin đề nghị nên bỏ Luật đầu tư. Vì khi làm Luật doanh nghiệp, chúng tôi có đề nghị chỉ có Luật doanh nghiệp và Luật khuyến khích và bảo hộ đầu tư, không phải Luật đầu tư. Chúng tôi là những người dự thảo tư tưởng chủ đạo, nội dung chủ yếu của Luật doanh nghiệp và Luật khuyến khích và bảo hộ đầu tưtừ 2003 trình thủ tướng Phan Văn Khải, mà lại đẻ ra Luật đầu tư. Luật dầu tư và Luật doanh nghiệp quá chồng chéo.

Về nguyên nhân làm luật, trước hết phải nói về tư làm làm luật của chúng ta nhiều điều chưa được sáng tỏ cho nên nó lung nhùng, lằng nhằng trong việc soạn thảo các luật. Những năm gần đây, tư duy nhiệm kì và tư duy lợi ích nhóm đã có tác động nhất định chúng nào vào việc soạn thảo luật, nghị định và rõ hơn là trong các thông tư.

Tôi xin kiến nghị: phải có Luật doanh nghiệp mới thay thế Luật doanh nghiệp 2005 trong đó có quy định liên quan đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, những điểm gì mới, cần thiết, nhìn hiện nay, tương lai để xác định trong luật. Và Luật doanh nghiệp mới đó, Phong thương mại có đủ tư cách, năng lực, nguồn lực để đứng ra tập hợp trí tuệ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự để kiến nghị Quốc hội. Thêm đó, cần phải sửa đổi cơ bản cách làm luật của chúng ta, luật không nên chỉ là khung, không xử lý được đẩy cho Nghị định, nghị định không xử lý được đẩy cho thông tư. Luật phải cụ thể thêm, nghị định chỉ là hướng dẫn 1 số điều trong luật, tốt hơn nữa là xóa hẳn thông tư. Nếu còn thông tư thì chỉ hướng dẫn hợp đồng mẫu, nghiệp vụ, kĩ thuật tính toán, không có chính sách trong thông tư. Bây giờ thông tư cũng đề ra chính sách, thậm chí văn bản dưới thông tư của Cục, vụ cũng rất tai hại, doanh nghiệp thực hiện và lo cái đó nhiều hơn.

Các văn bản liên quan