Ý kiến của TS Nguyễn Hồng Nhung, Khoa Luật Đại học Quốc gia

Thứ Hai 11:25 12-09-2011

Bà Nguyễn Hồng Nhung - Khoa Luật ĐHQGHN

Tôi đã nghiên cứu bản báo cáo rà sóat. Đây là một báo cáo tương đối công phu. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi có một số trao đổi trực tiếp vào các nội dung. Trong bản báo cáo, tôi thấy TS. Phương đã đi sâu vào 6 nhóm vấn đề nổi cộm. Có một vấn đề tôi thấy cần trao đổi lại với Ban rà soát, đó là tiêu chí vi phạm. Nếu như vi phạm thế nào thì căn cứ vào đâu để xác định. Cần phải có những vấn đề liên quan đến sử dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch, công nghệ tái tạo và khuyến khích, các cơ sở, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các công nghệ tái tạo, công nghệ tái tạo, năng lượng xanh, năng lượng sạch để phát triển đất nước. Phải có chi phí rất lớn cho công nghệ xanh, sạch này thì liệu Nhà nước và các cộng đồng dân cư có chung tay để sử dụng công nghệ đó không? Còn nếu như sử dụng công nghệ như trước nay thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là môi trường làng nghề.

Một vấn đề tôi thấy thiếu trong báo cáo này là nhãn sinh thái, những vấn đề tài chính phục vụ cho môi trường, vấn đề thời hiệu, khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó môi trường. Pháp luật cũng có tính dự báo, tính lường trước trong tương lai, vậy thì khi chúng tôi sử dụng các công nghệ đó thì có sự hỗ trợ gì của Nhà nước, cộng đồng không?

Một vấn đề nữa là giải quyết tranh chấp môi trường theo pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế. Ở đây tôi thấy có đề cập đến vấn đề thải ra biển. Nhưng một bài toán của Úc ở những năm 50, họ đã phải trả giá rất lớn khi đổ 30.000 tấn lốp ô tô xuống bờ biển. Sau đó, họ phải trả gấp 5 lần giá trị chi phí để khôi phục lại dải san hô ở đó. Thế nên, nếu có biện pháp xả thải ra môi trường chung thì cần có quy trình được nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra quy phạm đổ ra biển. Đây là một bài toán đã có bài học kinh nghiệm từ quốc gia khác trên thế giới rồi. Tôi đồng tình với quan điểm của ông Vũ Ngọc Bảo về việc không dùng thuật ngữ "phế liệu" nữa mà sử dụng "chất thải". Chất thải của ngành này sẽ trở thành nguyên liệu của một ngành khác, công nghệ khác. Có thể sử dụng chất thải tái tạo chứ không nên dùng thuật ngữ "phế liệu".

Đó là điểm tôi muốn trình bày tại Hội thảo này. Xin cảm ơn!

Các văn bản liên quan