Ý kiến của Phòng Kinh tế – Quân chủng Hải quân

Thứ Sáu 09:41 26-05-2006
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP DỰ ÁN LUẬT DOANH NGHIỆP THỐNG NHẤT

Lê Văn Hoàng
Phòng Kinh tế - Quân chủng Hải quân


1. Có nên cho phép một cá nhân thành lập công ty TNHH? Hay chỉ có "tổ chức" mới được quyền thành lập công ty TNHH như hiện nay?

Theo Luật doanh nghiệp năm 1999. Chỉ cho phép cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân. Còn công ty TNHH một thành viên thì lại là một tổ chức. Theo tôi nghĩ không nên cho phép một cá nhân thành lập công ty TNHH vì một số lý do sau: (Căn cứ vào địa lý pháp lý của mỗi loại hình doanh nghiệp).

Thứ nhất: Công ty TNHH mặc dù chỉ có một thành viên vẫn là pháp nhân, có tài sản độc lập với tài sản của thành viên, kinh doanh với danh nghĩa riêng và là chủ thể kinh doanh độc lập, trong khi đó DNTN không phải là pháp nhân vì: không có tài sản riêng...mà tài sản của doanh nghiệp là tài sản của chủ doanh nghiệp. ở đây không có sự tách bạch rõ ràng về tài sản. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp làm ăn phát đạt thu nhiều lợi nhuận, chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ số lợi nhuận đó, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng số lợi nhuận đó vào hoạt động kinh doanh hay mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu cho gia đình. Chủ DNTN và DNTN không phải là 2 chủ thể pháp lý độc lập với nhau, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là chủ doanh nghiệp và ngược lại.

Thứ hai: Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản (chịu trách nhiệm vô hạn) của mình đối với nợ của doanh nghiệp và do đó khi DNTN bị tuyên bố phá sản cũng có nghĩa là chủ DNTN bị tuyên bố phá sản, trong khi đó chủ Sở hữu của Công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về số nợ của Công ty trong phạm vi giá trị số vốn góp vào công ty mà thôi, và do đó nếu công ty bị tuyên bố phá sản thì thành viên duy nhất chỉ có thể mất phần vốn góp mà không bị phá sản theo.

Thứ ba: Thành viên chủ sở hữu duy nhất của công ty TNHH một thành viên chỉ có thể là tổ chức, còn chủ DNTN chỉ có thể là một cá nhân có đầy đủ hành vi dân sự. Từ những sự khác biệt cơ bản đó, dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau trong thành lập DNTN chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho công ty, DNTN không có điều lệ... còn công ty TNHH một thành viên thì ngược lại.

Công ty TNHH phải thực hiện chế độ kế toán tài chính nghiêm ngặt và là đối tượng chịu thuế độc lập. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên cũng có thể có HĐQT và Giám đốc hoặc chủ tịch công ty và giám đốc. Công ty TNHH một thành viên là chủ thể kinh doanh độc lập do đó pháp luật hạn chế một số quyền của chủ sở hữu:

- Chủ sở hữu Công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ tài sản đã góp vào công ty.
- Chủ sở hữu Công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Có ý kiến cho rằng việc cho phép thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ triệt tiêu hiệu lực của DNTN và cho phép một cá nhân được thành lập công ty TNHH như hiện nay. Điều này sẽ không xảy ra được vì nó là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau, có những ưu điểm và hạn chế riêng. Mặc dù về hình thức DNTN và công ty TNHH một thành viên có điểm giống nhau vì đều thuộc quyền sở hữu của một chủ. Tuy vậy về bản chất của chúng hoàn toàn khác nhau.

2. Về quy định "Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự".

Khái niệm "Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự" nó được tính từ khi có QĐ khởi tố vụ án hình sự theo Điều 104 BLTTHS khi có dấu hiệu của tội phạm (theo điều 100 BLTTHS). Nó khác với người có tội: một người chỉ coi là có tội khi có QĐ của tòa án (khoản 1 điều 227 trả lại tự do cho bị cáo). Như thế theo tôi hiểu để đưa ra xét sử cần nhiều thời gian cụ thể là thời hạn (Điều 119 BLTTHS): không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng... thời hạn chuẩn bị xét sử (Điều 176 BLTTHS) 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng, 40 ngày đối với tội nghiêm trọng... Theo tôi cần quy định cụ thể về vấn đề này. Giai đoạn nào (Điều tra hay truy tố...) thì không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp.

Theo luật Doanh nghiệp 1999. Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng đã quy định rõ:
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù cũng không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh.
Điều 9 Luật Doanh nghiệp thì mọi tổ chức cá nhân có quyền thành lập công ty trừ những trường hợp: (khoản 6)

"Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vi phạm các tội buôn lâu, làm hàng giả..."
Theo tôi nên để vấn đề quy định hiện hành như hiện nay: vì quyền tự do của họ đã bị hoặc có thể bị hạn chế, họ ở trong tù thì khó có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh. Có thể nói đây là hình phạt đối với những kẻ không trung thực, không có chữ tín. Để họ kinh doanh sẽ làm hại cho xã hội, cho người tiêu dùng.
Đối tượng nêu trên không được tham gia thành lập và quản lý công ty chứ không cấm họ góp vốn vào công ty với tư cách là cổ đông góp vốn (cổ đông phổ thông) hay góp vốn vào công ty Hợp danh... Mà pháp luật chỉ cấm những đối tượng sau:
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Các đối tượng mà pháp luật về cán bộ, công chức đã quy định là không được góp vốn.

3. Về công ty Nhà nước và Luật Doanh nghiệp thống nhất.

Theo dự thảo của Luật Doanh nghiệp thống nhất bao gồm: Luật DNNN; Luật doanh nghiệp; Luật ĐTNN. Để nhằm mục đích tạo sự bình đẳng trong kinh doanh của các thành phần kinh tế, giữa người Việt Nam với người nước ngoài... Để trước khi ta được gia nhập vào tổ chức WTO.

Trên cơ sở thực tế thì hiện nay công ty Nhà nước, giá trị tài sản, vốn thuộc về Nhà nước (100% cổ phần hay có cổ phần chi phối). Do đó các chế độ chính sách kéo theo nó. Như vậy cũng không nên hiểu là không có lý do.

Theo tôi nghĩ ta nên để 2 Luật này cùng tồn tại song song. Bên cạnh đó ta cũng đẩy nhanh vấn đề cổ phần hóa, để tránh những gánh nặng cho Nhà nước khi các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, những DNNN được cổ phần hóa chuyển thành công ty TNHH hay Công ty cổ phần thì các công ty này mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thống nhất.

Lý do để cho 2 Luật này cùng song song tồn tại ở chỗ:

Thứ nhất: Vai trò của Công ty Nhà nước có tính chất định hướng, thúc đẩy nền kinh tế.
Thứ hai: Một số công ty quốc phòng - an ninh, có nhiều cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho Quốc phòng (Thuộc về bí mật Quốc gia). Kể cả sau khi hạch toán làm ăn có lỗ nhưng Nhà nước vẫn phải đầu tư để tránh phá sản.

4. Về hạn chế hay khống chế vào doanh nghiệp khác.

Theo tôi nên khống chế mức vốn góp vào doanh nghiệp khác theo Luật dự thảo hay theo NĐ 199/2005 về quản lý tài sản, vốn vào doanh nghiệp khác là 50% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Bởi vì nếu mức cao quá khi mà xảy ra sự phá sản của doanh nghiệp mà mình góp vốn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn của doanh nghiệp mình thậm chí phải phá sản theo (liên quan đến vấn đề bảo toàn vốn).Muốn bảo toàn và phát triển vốn: như đầu tư bằng tài sản chẳng hạn ta nên mua bảo hiểm cho loại tài sản dó...

Để đảm bảo được hiệu lực của quy định khống chế mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác tránh rủi ro cho các chủ sở hữu cũng như các chủ nợ ta nên quy định cụ thể trong điều lệ của công ty số lượng đầu tư là bao nhiêu ai quyết định vấn đề này.

Các văn bản liên quan