Ý kiến của Ông Nguyễn Trần Tuyên – Công ty Tầm nhìn và liên doanh

Thứ Ba 00:02 27-09-2011

Trước hết tôi đồng ý với hầu hết các ý kiến của Ban soạn thảo. Tôi có 4 điểm muốn đưa vào bản sửa đổi bổ sung

Thứ 1, Điều 87 của Luật SHTT nói về quyền đăng ký nhãn hiệu. Đơn vị, tổ chức cá nhân nào có quyền đăng ký nhãn hiệu, nhưng thực tế nếu người ta không có quyền thì Cục SHTT lúng túng khi giải quyết các đơn mà người nộp không có quyền. Tôi cũng chưa thấy trường hợp nào đưa Điều 87 để từ chối 1 đơn nhãn hiệu, đây thực tế đề nghị Ban soạn thảo đưa vào để bổ sung lý do, căn cứ luật để từ chối nhãn hiệu nộp mà không đúng luật- gọi là bất hợp pháp.

Thứ 2 liên quan đến Điều 124.5 cũng là nhãn hiệu bởi vì Việt Nam bây giờ hầu hết là nhãn hiệu, liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu, điều này rất quan trọng chứng minh nhãn hiệu đó có được sử dụng ở Việt Nam hay không và thực thi đối với quyền và nhãn hiệu. Tôi đề nghị bổ sung hành vi xuất khẩu vào Điều 124.5c. Ở đây có nghịch lý là hành vi nhập khẩu thì được coi là sử dụng nhãn hiệu nhưng xuất khẩu thì không được coi là sử dụng nhãn hiệu và trên thực tế có những nhãn hiệu chỉ gia công và xuất khẩu ra khỏi VN thì theo Luật không được coi là sử dụng nhưng khi họ đưa ra bằng chứng chứng minh có gia công, gắn ở Việt Nam, có xuất khẩu, có lô hàng, có tất cả hồ sơ giấy tờ thì Cục lại đồng ý là có sử dụng. Đề nghị là có bổ sung hành vi xuất khẩu vào Điều 124.5c.

Thứ 3 liên quan đến Điều 211-xử lý SHTT về hành chính. Ở đây phải xác định rõ xử phạt vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm là xâm phạm quyền trật tự công, quyền quản lý nhà nước về SHTT, không cần về thiệt hại. nếu mà có về thiệt hại thì là thiệt hại cho cá nhân và cho những người áp dụng quan hệ về dân sự để kiện và đòi bồi thường thiệt hại theo quy định. Ở đây quy định là thiệt hại do vi phạm hành chính thì chỉ cần 1 hành vi vi phạm thì đã xâm phạm tới trật tự công cộng, quyền quản lý nhà nước rồi. Tại sao lại đưa hậu quả là gây thiệt hại, mà thiệt hại ở đây không phải là thiệt hại cho nhà nước, cho công cộng mà thiệt hại cho cá nhân. Tôi đề nghị bỏ hẳn gây thiệt hại ra khỏi Điêu 211.1a, điều này rất nguy hiểm và gây khó khăn trong quá trình thực thi vì Nghị định 97 cũng phải nghĩ mãi mới ra thuật ngữ là”quy mô thương mại” đề áp dụng thực thi cho việc gây thiệt hại này. Tôi đề nghị bỏ vì quan hệ pháp luật là không đúng.

Thứ 4: Tôi đồng ý quan điểm là nên thành lập tòa án chuyên trách về SHTT, vì đối với những trường hợp thủ tục hồ sơ đơn giản như tranh chấp về nhãn hiệu thì có thể xử lý hành chính được nhưng mà tương lai đối với những tranh chấp phức tạp, tranh chấp về sáng chế thì với thời gian hạn hẹp và tiền phạt mà nhà nước thu không đem lại lợi ích gì cho chủ sở hữu quyền thì cái giải pháp hành chính chỉ là tình thế và không khuyến khích sáng tạo. Và mục đích của Luật SHTT và thực thi này thì phải khuyến khích sáng tạo, tạo ra sự cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của Việt Nam chứ không phải chỉ quanh quẩn trong việc phạt và tương lai lâu dài nên áp dụng Tòa án SHTT để giải quyết tranh chấp và đem lại quyền lợi cho chủ sở hữu quyền vì thực ra là chủ sở hữu quyền mang tiền của mình đi nhưng nhà nước thu tiền phạt và mình chẳng được gì. Tôi thấy trong trường hợp đó không triệt để và không khuyến khích sáng tạo.

Các văn bản liên quan