Ý kiến của Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam

Thứ Hai 18:01 22-05-2006
Góp ý Dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

Ngày 25 tháng 5 năm 2005 Thường trực Ban chấp hành Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận được văn bản số 3031/GTVT-VT ngày 23 tháng 5 năm 2005 của Bộ GTVT kèm theo bản dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Vì thời hạn yêu cầu quá ngắn, chưa thể lấy ý kiến rộng rãi của doanh nghiệp, Thường trục BCH Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam xin có một số ý kiến dưới đây:

1- Điều 3: đề nghị bổ sung tiếp sau từ “khách” ở khoản 1, khoản 4 và sau từ “hàng” ở khoản 5 cụm từ “bằng ô tô”.

2- Điều 4, khoản 4: đề nghị sửa đoạn cuối “cước tính theo số ki-lô-mét xe chở khách và thời gian chờ đợi theo yêu cầu của khách được biểu thị trên đồng hồ tính tiền”

3- Điều 5, khoản 4: đề nghi thay “người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải” bằng “người đứng đầu hoặc người đại diện pháp nhân”; bổ sung tiếp sau cụm từ “chuyên ngành vận tải” bằng cụm “ô tô hoặc quản lý kinh tế”; bỏ từ “hoặc” (sau cụm “trở lên”) và thay tế bằng dấu phẩy (,)

4- Điều 6, khoản 2: đề nghị bổ sung tiếp sau cụm “9 ghế” một đoạn đặt trong ngoặc đơn như sau: “(kể cả ghế người lái)”; khoản 5 để nghị sửa lại như sau: “Doanh nghiệp có đăng ký giá cước với Sở Tài chính vật giá tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh”; khoản 6 đề nghị thêm vào cuối như sau “theo quy định của Bộ GTVT”; thêm khoản 7 với nội dung như sau: “Người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ giao tiếp và vận tải khách do Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tổ chức và cấp giấy chứng nhận”.

5- Điều 7: đề nghị bỏ cụm “hộ kinh doanh cá thể” vì hộ kinh doanh cá thể không thể đáp ứng yêu cấu tổ chức điều hành chạy xe theo biểu đồ bởi tính chất riêng lẻ của hộ cá thể; khoản 3 đề nghị sửa lại như sau: “Ô tô có từ 12 ghế trở lên (kể cả ghế người lái), ô tô có từ 17 ghế trở lên (kế cả ghế người lái) phải là ô tô được sản xuất theo thiết kế dùng cho xe buýt, số chỗ đứng nhiều hơn số chỗ ngòi tương ứng với diện tích sàn xe theo quy định của Bộ GTVT”. Không thể ghi như dự thảo: “Sức chứa hành khách không phụ thuộc vào tải trọng đăng ký của ô tô” bởi sức chứa của xe buýt vẫn được thiết kế tương thích giữa diện tích sử dụng của sàn xe và trọng lượng hành khách (theo tiêu chuẩn).

6- Điều 8: đề nghị bỏ cụm từ “hộ kinh doanh cá thể” vì thực tiễn nhiều năm nay hoạt động vận chuyển khách bằng taxi thuộc sở hữu của hộ kinh doanh cá thể là hiện tượng “taxi dù” tranh giành khách, chèn ép giá, gian dối, xảo trá, gây gổ…có nhiều hành vi thiếu văn hoá với khách và đồng nghiệp. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp đã có hình thức doanh nghiệp tư nhân và cần khuyến khích hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập DNTN để kinh doanh vận chuyển khách bằng taxi; khoản 4 đề nghị quy định màu sơn thống nhất đặc trưng để chống xe dù, giúp khách dễ nhận biết, đồng thời tránh được hiện tượng mượn tên hãng taxi hoặc dịch vụ hợp đồng gửi xe đang gây hỗn loạn thị trường taxi các tỉnh, thành phổ; khoản 5 đề nghị bỏ từ “phục vụ” vì nội dung tập huấn bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp của lái xe taxi, các quy định về vận chuyển khách bằng taxi, trong đó có yêu cầu và tiêu chí chất lượng phục vụ khách…

7- Điều 9: đề nghị cần làm rõ “điều kiện kinh doanh vận chuyển khách bằng ô tô theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng du lịch, lễ hội…”; thêm khoản 5 với nội dung như sau: “Người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ giao tiếp và vận tải khách do Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tổ chức và cấp giấy chứng nhận”

8- Điều 10: đề nghị sửa lại khoản 2 như sau: “Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ”.

9- Điều 11, khoản 2: đề nghị sửa lại cho phù hợp với nội dung quy định tại khoản 2, Điều 7: “Có đăng ký với Sở GTVT địa phương” về tham gia vận chuyển khách bằng xe buýt và khoản 3, Điều 7: “Ô tô có từ 12 ghế…theo quy định của Bộ GTVT” về tiêu chuẩn thiết kế sàn xe và mức chất đầy của xe buýt. Dự thảo Nghị định ghi nội dung khoản 2 này là: “quy định việc đăng kiểm…quy định tại khoản 7, Điều 7” là không đúng vì việc đăng kiểm ô tô, kể cả xe buýt vẫn đang được thực hiện theo Điều 48 và Điều 50 Luật Giao thông đường bộ và các quy định của Bộ GTVT ban hành theo khoản 5 Điều 48, khoản 6 Điều 50 Luật GTĐB. Mặt khác dự thảo Nghị định không có khoản 7 tại Điều 7.

10- Điều 12: đề nghị viết lại như sau đây để tránh hiểu sai nội dung: “Phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh của địa phương thực hiện việc thông báo cho Sở GTVT (GTCC) sở tại về các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho các doanh nghiệp, hộ cá thể có ngành nghề kinh doanh vận tải bằng ô tô (như Điều 3 Nghị định này) để kịp thời theo dõi quản lý và hướng dẫn chấp hành các quy định pháp luật về quản lý tổ chức và hoạt động vận tải đường bộ”

11- Điều 13: đề nghị thêm vào đầu câu cụm từ “Phối họp với Bộ GTVT”, tiếp theo “hướng dẫn…kinh doanh vận tải bằng ôtô”

12- Điều 12: đề nghị thêm vào đầu câu cụm từ “Phối hợp với Bộ GTVT”

13- Điều 16: đề nghị bỏ khoản 3 vì đã bao gồm trong những quy định về vận tải khách ở khoản 1, Bộ GTVT cũng đã có Quyết định số 09/2004.

14- Điều 17: đề nghị bỏ khoản 2 và thêm vào khoản 1 tiếp sau cụm từ “hàng hoá đường bộ” một đoạn như sau: “…, quy định về vận tải, xếp dỡ, bảo quản hàng nguy hiểm, hàng siêu trường, siêu trọng và quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông vận tải đường bộ”

15- Đề nghị quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 Chương II của dự thảo này thuộc cơ quan nào, cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm (không có đủ) các điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định này, đặc biệt là quyền thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng ô tô.

TM. Thường trực BCH
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
Tổng thư ký
Nguyễn Võ Liễu

Các văn bản liên quan