Ý kiến của Bà Trần Thanh Hương tại Hội thảo

Thứ Ba 09:04 20-09-2011

Đăng ký doanh nghiệp: người ta đòi hỏi gì khi chứng minh trụ sở của doanh nghiệp. Người ta nói rằng chứng minh trụ sở bằng hợp đồng thuê nhà, chứng nhận quyền sở hữu đều chính đáng … nên bổ sung cho phép doanh nghiệp đăng ký trụ sở với địa chỉ ảo, có nghĩa là khi doanh nghiệp cần địa chỉ giao dịch tại một địa điểm thuận lợi nhưng người ta không có tiền để thuê địa điểm đó hoặc không có chỗ, người ta chỉ đăng ký địa chỉ tại địa điểm đó để giao dịch trong khi hoạt động tại địa chỉ khác. Tôi thấy rằng nước ngoài làm nhiều, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí. Chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này trong văn hóa kinh doanh và cân nhắc tính khả thi, điều nào có lợi cho doanh nghiệp cái nào bất cập trong quản lý của nhà nước.

Nhất quán trong quy định tại Điều 104 và 108 tại Luật Doanh nghiệp hiện tại. Thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông, điểm 2d, đại hội cổ đông có quyền bán tài sản có giá trị >50% tổng giá trị tài sản của năm gần nhất của công ty … Vậy mua thì sao? Như vậy có quyền xem xét về vấn đề kỹ thuật hay không hay là nhà làm luật có sự phân biệt giữa bán và mua? Nếu chúng ta so sánh điều này với Điều 108 2.g có một chút mâu thuẫn làm cho doanh nghiệp lúng túng, quyền của hội đồng quản trị quyết định thông qua hợp đồng mua bán, vay cho vay, hợp đồng khác có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất của công ty. Như vậy là đều bán tài sản trên 50%, nếu Điều lệ không quy định khác. Như vậy, quy định này là không nhất quán, đây là quyền của Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị? Có người giải thích là bán tài sản ở đây là bán tài sản nào? Bán tài sản cố định? Ở đây, quy định bán tài sản cố định  là như thế còn bán tài sản khác lại không. Ở đây tôi lấy ví dụ, có hoạt động thương mại mua bán hàng hóa bình thường, mua bán hàng hóa có bị ràng buộc quy định này hay không? Quy định như vậy sẽ làm cho doanh nghiệp lúng túng, không biết làm như thế đúng hay sai, ai có thẩm quyền giải quyết những điều này.

Điều 120: Người có liên quan, những giao dịch tư lợi. Chúng tôi thấy có 1 điểm mà Ban soạn thảo chú ý một chút: Luật phân biệt đối với công ty cổ phần thì có những giao dịch đối với tài sản có giá trị từ bao nhiêu đến bao nhiêu thì phải thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Trường hợp thông qua Hội đồng quản trị đối với những hợp đồng < 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn nêú Điều lệ có quy định, trong trường hợp đó người đại diện theo pháp luật phải gửi đến Hội đồng quản trị … thủ tục thế này thế kia nhưng lại nói thêm một câu Hội đồng quản trị quyết định chấp thuận việc giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết và thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết. Khi người ta là thành viên Hội đồng quản trị thì được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, khi đó tư cách của người đó là tư cách của người của Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thành viên của HĐQT chứ không phải là người đại diện phần vốn góp của cổ đông để nói người ta là người có lợi ích liên quan. Như vậy, ý của nhà làm luật là gì? Lấy ví dụ, Hội đồng quản trị có 5 thành viên, 4 người đại diện cho 1 cổ đông nào đó, như vậy giao dịch chỉ có 1 người biểu quyết à? à Nên làm rõ hay bỏ đi.

Các văn bản liên quan