Ý kiến của Bà Lê Thị Thùy Dương – Giám đốc phát triển Thương mại cấp cao của Chính phủ Australia tại Việt Nam về Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

Thứ Sáu 00:45 15-04-2011

Xin kính chào tất cả các quý vị đại biểu và xin chân thành cảm ơn Ban chủ tọa cho tôi có cơ hội đứng đây phát biểu. Tất cả các ý kiến từ đầu tôi thấy rất hữu ích cho những người làm công tác như tôi.

Tôi xin có 3 ý kiến, trong đó có 2 ý kiến và một chia sẻ. Đầu tiên tôi xin chia sẻ: về phía Chính phủ Úc, họ chia thực phẩm theo mục đích tiêu dùng và chỉ có một nguyên tắc duy nhất thống trị hoạt động liên quan kiểm soát, tiêu dùng và kinh doanh đó là theo "human consumption". Nếu thực phẩm cho con người sử dụng thì thực phẩm đó do Bộ Y tế quản lý. Để người ta có tất cả các trang thiết bị, nhân lực, nguồn lực, vật lực để nghiên cứu làm sao cho đủ độ an toàn nhất cho người sử dụng, và tất cả các bộ máy khác đều phải tuân theo. Trong trường hợp có vấn đề gì xảy ra thì Bộ Y tế sẽ là người phân tích mục tiêu nguy cơ, nguyên nhân vì đâu, hậu quả ra sao, ai là người phải chịu trách nhiệm?

Hai ý kiến của tôi là về "time line" - về thời gian. Như các đại biểu trước vừa phát biểu, với tư cách đại diện các nhà nhập khẩu vào Việt Nam. Tôi đồng ý với ý kiến rằng chúng ta chỉ có thể kiểm soát khi thực phẩm vào lãnh thổ Việt Nam mà thôi. Vì thế hay chăng chúng ta quy định là  "đơn vị nhập khẩu sản phẩm phải chịu trách nhiệm toàn bộ về sản phẩm". Ý nói là có vấn đề gì xảy ra, họ phải là người chịu trách nhiệm. Bây giờ có rất nhiều trường hợp: sản phẩm nhập vào có lỗi nhưng đơn vị nhập khẩu nói là tại vì bảo quản, vận chuyển...vậy thì ai đứng ra bảo vệ quyền lợi và ai là người đứng ra chịu trách nhiệm đây?

Tất nhiên Bộ Y tế trước đó phải là người kiểm soát vấn đề. Khi họ vào thì phải chuẩn bị các giấy tờ, nhưng quan trọng nhất mà các doanh nghiệp phàn nàn là vấn đề thời gian. Chúng ta chỉ có thể làm việc hiệu quả khi chúng ta có một khoảng thời gian nhất định, dưới áp lực về mặt thời gian. Bao nhiêu tháng thì doanh nghiệp sẽ có câu trả lời? Hoặc bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày, bao nhiêu tuần mà anh không đáp ứng đủ các giấy tờ, chúng tôi có quyền phủ quyết cho anh? Trong Luật hoặc trong Nghị định phải yêu cầu rõ về vấn đề nhập khẩu: đến ngày tháng này không có đủ các giấy tờ, chúng tôi phủ quyết cho anh. Và sau 5 tuần tôi có trách nhiệm trả lời cho anh. Đó là vấn đề các doanh nghiệp phàn nàn.

          Về hạn sử dụng "product expiration date". Trong một số công việc của tôi có liên quan đến hạn sử dụng "best before" "production date" và một số sản phẩm như thịt bò của Úc nhập vào Việt Nam thì họ chỉ để "production date" mà thôi. Tại sao lại có vấn đề này? Điều quan trọng của sản phẩm được nhập về đây không phải là lúc nhập mà là lúc bán ra thị trường (ví dụ sản phẩm phải được bảo quản đông lạnh hoặc để mát, vì tiết kiệm điện hay vì lý do nào khác, ban đêm họ tắt thiết bị làm lạnh đó đi và đến ngày hôm sau đã mốc meo hết, trong khi mác vẫn còn hạn sử dụng). Vậy thì trách nhiệm đó thuộc về ai khi người tiêu dùng mua phải một sản phẩm như vậy? Làm mất uy tín của các nhà nhập khẩu. Thế thì "sử dụng tốt nhất trước ngày" phải đi kèm điều kiện bảo quản đúng. Thịt bò Úc chỉ ghi "ngày sản xuất" thì thời hạn sử dụng trong vòng 18 tuần với điều kiện bảo quản cho phép thì mới dám ghi là "best before". Còn nếu ghi là "hạn sử dụng đến ngày" thì không dám chắc được là thịt lúc đó còn có thể sử dụng. Theo Luật Việt Nam thì phải ghi "best before". Vậy thì có làm được không? Đồng ý là thời hạn sử dụng với điều kiện bảo quản theo yêu cầu. Phần này nằm ở đâu trong Luật hay là được quy định trong Nghị định? Chúng tôi rất muốn được làm rõ để trao đổi lại vấn đề này với các nhà xuất khẩu của các nước, đặc biệt là từ nước Úc.

Tôi xin hết ý kiến.

Lê Thị Thùy Dương - Giám đốc phát triển Thương mại cấp cao của Chính phủ Australia tại Việt Nam.

 

Các văn bản liên quan