Vận động chính sách để ổn định phát triển doanh nghiệp thép
HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM
HỘI THẢO
VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH ĐỂ ỔN ĐỊNH PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP THÉP
I.
Đặc điểm và tình hình:
Xuất phát từ yêu cầu thực tiến của các doanh nghiệp sản xuất thép trong cả nước trước đòi hỏi của cơ chế thị trường, tổ chức Hiệp hội Thép Việt Nam được thành lập theo quyết định số 42/2001/QĐ-BTCCBCP của Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ngày 6/8/2001. Đầu năm 2002, Đại hội lần thứ 1 được tổ chức với 19 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. Tháng 1/2005, Đại hội lần thứ 2. Đến nay, Hiệp hội Thép đã được mở rộng, phát triển với 65 doanh nghiệp thành viên, được chia làm 3 ngành chuyên môn chính là thép xây dựng, ống thép và tấm lá tôn mạ, bao gồm:
4 DN Nhà nước
5 DN Liên doanh với nước ngoài
56 DN 100% vốn nước ngoài, TNHH, CP và tư nhân
Các doanh nghiệp thép có tốc độ phát triển khá nhanh.
Thép xây dựng bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ, làng nghề có công suất thiết kế trên 7.000.000 tấn/năm; Ống thép hàn các loại (mạ kẽm, đen, loại tròn và hình hộp) có công suất thiết kế đạt: 1.200.000 tấn/năm; Tấm lá, tôn mạ có công suất tấm lá cán nguội 720.000 tấn/năm, tôn mạ hơn 1.000.000 tấn/năm.
Qua gần 2 nhiệm kỳ hoạt động có thể khái quát như sau:
- Đáp ứng 100% nhu cầu thị trường về thép dài xây dựng, ống thép hàn các loại bao gồm ống tròn, ống hộp cả mạ kẽm và đen. Tôn mạ các loại bao gồm: tôn mạ kẽm và sơn phủ màu... Tấm lá cán nguội đáp ứng 20- 30% nhu cầu trong nước.
Kết quả sản lượng hàng năm từ 2002- 2006 và 10 tháng 2007
Đơn vị: tấn
|
Năm |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
10/2007 |
1 |
Thép xây dựng Sản xuất Tiêu thụ |
2.181.000 2.006.000 |
2.387.000 2.438.000 |
2.364.000 2.320.000 |
2.663.000 2.552.000 |
2.756.000 2.868.000 |
2.559.000 2.632.000 |
2 |
Ống thép hàn Sản xuất Tiêu thụ |
|
|
235.000 220.000 |
211.000 204.000 |
240.000 240.000 |
334.000 328.000 |
3 |
Tấm lá, tôn mạ Tấm lá nguội Tôn mạ |
|
|
|
200.000 |
213.000 331.000 |
41.848 478.000 |
- Đầu tư phát triển đã có nhiều dự án mới được đăng ký gồm cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nhiều dự án đề cập đầu tư vào các lĩnh vực hiện nay đang yếu và thiếu như: gang, phôi thép, thép tấm lá cán nóng, cán nguội và cả liên hợp thép... Nếu được thực thi thì sẽ mở ra một giai đoạn mới cho ngành thép đầy triển vọng tốt đẹp.
- Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007- 2015 và có xét đến 2025. Đây là định hướng quan trọng để phát triển ngành thép Việt Nam.
- Diễn biến giá cả tăng tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn đã gây bao khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép, ống thép, tấm lá tôn mạ và kinh doanh thép... Nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về ngành thép của một số cơ quan Nhà nước, giới báo chí truyền thông và 1 bộ phận nhân dân có mặt tích cực và cũng có cả mặt tiêu cực. Đến nay rất đáng mừng là ngành thép vẫn đứng vững và phát triển.
- Tổ chức Hiệp hội Thép ngày càng vững mạnh, thực hiện cầu nối giữa các doanh nghiệp ngành thép với cơ quan Nhà nước; được các cấp đánh giá cao, có uy tín, tạo điều kiện, phối hợp hoạt động có kết quả; và được các doanh nghiệp thành viên tin tưởng, tín nhiệm.
II. Vận động chính sách
1. Khái quát diễn biến thị trường
Từ năm 2003 đến nay, thị trường có nhiều biến động, hầu hết các mặt hàng đều tăng giá không bình thường, trong đó có các nguyên liệu cơ bản, năng lượng và thép các loại, đã gây ra những phán ứng và đánh giá khác nhau. Thậm chí có những quyết sách thiếu bình tĩnh, không khách quan, không phù hợp với cơ chế thị trường như quy định Quy chế kinh doanh thép xây dựng, khống chế giá bán thép không được vượt quá 8.000.000VNĐ/tấn; Hạ thuế nhập khẩu phôi, thép xây dựng các loại xuống 0%; Ban hành cơ chế khuyến khích nhập khẩu thép xây dựng được cấp quota nhập xe máy Tây Âu... tưởng chừng đánh gục các công ty sản xuất và kinh doanh thép.
Lấy số liệu thực tế để so sánh chúng ta thấy:
Từ năm 2003 trở về trước, giá quặng sắt chỉ có 20 - 30 USD/tấn, dầu thô 20 - 30 USD/thùng, phôi thép nhập khẩu 200 - 230 USD/tấn, thép phế 100 - 120 USD/tấn...
Giá bán thép xây dựng ở mức 4.000.000 - 5.000.000VNĐ/tấn
Hiện nay, giá mới của các nguyên liệu nhập vào Việt Nam ở mức: phôi thép nhập khẩu giá bình quân 15 ngày đầu tháng 11/2007 là 568USD/tấn, thép phế 355USD/tấn, quặng Fe thô >85USD/tấn trong đó chúng ta phải nhập khẩu >60% nhu cầu phôi thép và >60% thép phế liệu để sản xuất phôi thép.
Giá bán thép xây dựng hiện nay là >10.000.000VNĐ/tấn.
So sánh giá cả thời điểm cuối tháng 10/2007 với tháng 10/2006 ta thấy:
- Giá nhập khẩu bình quân phôi thép tăng 40,5%
- Giá bán thép thanh vằn xây dựng tăng 29%
- Giá bán thép cuộn Æ6- Æ8 tăng 35%
2. Tích cực tham gia vận động chính sách
Từ thực tiến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép và với chức năng nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội Thép là so sánh giữa pháp luật hiện hành và thực tế của kinh tế thị trường, Hiệp hội Thép đã kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thép và không đi vào cuộc sống.
Sau đây là 1 số thí dụ cụ thể:
Năm 2005, Bộ Thương mại nay thuộc Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định Quản lý kinh doanh thép xây dựng. Đây là quyết định có tính pháp quy nhưng thiếu tính thực tiễn, vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại. Hiệp hội Thép đã tham gia góp ý kiến xây dựng từ lúc còn là dự thảo, tổ chức nhiều Hội nghị, chuyên đề, thuê 2 văn phòng luật sư và nhờ Ban pháp chế VCCI hỗ trợ tư vấn và được các cơ quan: Tổ 23, Vụ Pháp chế - Văn phòng Chính phủ, VCCI, Bộ Công nghiệp, Bộ Tư pháp ủng hộ. Đến tháng 1/2007 quyết định này đã được ngừng hiệu lực thực hiện.
Mãi đến tháng 10/2005 Hiệp hội Thép mới phát hiện có văn bản quyết định của Bộ Thương mại cho phép công ty Pomihoa được miến thuế nhập khẩu phôi thép 5% trong cả năm 2005, doanh nghiệp được lợi 110 tỷ đồng, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất thép. Các văn bản ban hành vụ việc này có ý đồ thiếu trong sáng, chúng tôi đã nhanh chóng kiến nghị và Bộ Tài chính đã có văn bản đình chỉ ngay việc miễn thuế nhập khẩu phôi thép.
Vụ gian lận thương mại nhập khẩu cuộn cán nguội có xuất xứ Philippines vào Việt Nam được miễn thuế 7% (không có C/O Form D) cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp sản xuất cuộn cán nguội trong nước, cuộc đấu tranh khá căng thẳng nhưng chúng tôi kiên quyết đấu tranh và được Cục Hậu kiểm - Tổng Cục Hải quan ủng hộ, xử lý kịp thời, thu về cho Nhà nước trên 30 tỷ đồng.
Vụ Công ty CP Thép Việt Ý hợp đồng gia công sản xuất thép thanh vằn C3 tại Trung Quốc mang nhãn mác VIS, nhập về Việt Nam để bán, đây là việc làm mà chúng tôi cho rằng không trong sáng, thiếu đạo đức trong kinh doanh. Việc xảy ra hết sức căng thẳng, nhiều cơ quan đã phải nhảy vào tìm hiểu, Hiệp hội Thép lại thuê 2 văn phòng luật sư và nhờ Ban pháp chế VCCI hỗ trợ và tư vấn, cuối cùng các cơ quan kết luận Công ty Thép Việt Ý không sai luật, chúng tôi hết sức băn khoăn và không yên lòng nếu sự việc này trở thành tiền lệ không ngăn cấm thì không những ngành thép non trẻ của chúng ta sẽ chết mà nhiều ngành khác cũng sẽ diễn ra tình trạng tương tự. Rất đáng mừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Thủ tướng đã tổ chức cuộc họp với các Bộ cùng Thường trực Hiệp hội Thép nghe lại và có kết luận có tình có lý hơn "Đây là 1 việc làm của Việt Ý tuy đúng luật nhưng Thủ tướng không khuyến khích và thiếu đạo đức kinh doanh, giao cho Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Hiệp hội Thép Việt Nam kiểm điểm, rút kinh nghiệm".
Thép phế liệu là nguyên liệu chính để sản xuất phôi thép tài lò điện hồ quang. Hàng năm ngoài thu mua gom trong nước còn phải nhập khẩu từ nước ngoài về với 1 lượng khá lớn. Hiện nay đang là 1 trở ngại ách tắc cho việc nhập khẩu thép phế liệu vì 1 số quan chức đang lẫn lộn giữa rác thải và phế liệu thép làm nguyên liệu chính để sản xuất phôi thép mà thế giới đang sử dụng để sản xuất thép. Một số nội dung tại điều 42 và 43 của Luật Bảo vệ môi trường chưa thực tiễn và 1 số văn bản dưới luật hướng dẫn lúng túng, không rõ ràng.
Đây là những nội dung còn tồn tại gây thiệt hại cho ngành thép, sự việc thật khó khăn nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì vận động hành lang để có nhiều người ủng hộ hơn và tiến tới thông thoáng hơn cho đẩy mạnh sản xuất thép và phát triển ngành thép.
III. Kinh nghiệm bước đầu về vận động hành lang
Những vận động như thí dụ nêu trên bước đầu đều được cấp trên quan tâm giải quyết. Sau đây tôi xin mạnh dạn nêu 1 số bài học nhỏ bé rút ra:
- Ngành thép Việt Nam còn rất trẻ, là 1 ngành chuyên sâu, cần kiên trì và có thời gian làm cho nhiều người, nhiều tổ chức hiểu được thực chất ngành thép thông qua vận động hành lang tích cực.
- Thực tế những hoạt động đã nêu có tác động tới những nhà hoạch định chính sách. Những người ra quyết định để tạo 1 chính sách phù hợp hơn. Những tác động đó phái xuất phát từ thực tế sản xuất và kinh doanh trong ngành thép hoạt động trên nền kinh tế thị trường đồng thời dựa vào luật pháp chính sách hiện hành.
- Phải thực sự cầu thị, lấy ý kiến đầy đủ, tranh thủ mọi cấp, đặc biệt cần đưa giới truyền thông vào cuộc, những nội dung nào quá sức phải nhanh chóng thuê văn phòng luật sư giúp đỡ tư vấn.
Trên đây là những ý kiến nhỏ bé và rất sơ lược để quý vị trong Hội thảo tham khảo.
Xin cảm ơn toàn thể quý vị đã theo dõi lắng nghe.
Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Thép Việt Nam
Nguyễn Tiến Nghi