Tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự quốc tế

Thứ Hai 16:23 22-05-2006
Tiến sỹ luật học Nguyễn Trung Tín
Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam


Ngoài mục đích chung trên, ở đây còn có mục đích đảm bảo cho việc uỷ thác tư pháp của Việt Nam được thực hiện tốt ở nước ngoài.

- Về Điều 420:
Khoản 1, Điều 420 cần sửa là: "Việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự quốc tế giữa toà án Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được thực hiện trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế".

Bởi vì, các nguyên tắc nêu trong khoản 1 Điều 420 của Dự thảo là chưa đủ và từ "phù hợp với điều ước quốc tế và Pháp luật Việt Nam là khó hiểu và không chính xác. Bởi, việc quy định trên cơ sở nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế như trên đã thể hiện đầy đủ tinh thần đó, còn cụm từ phù hợp với pháp luật Việt Nam là vô lý vì có trường hợp phải cần phù hợp với pháp luật nước ngoài thì sao? Ngoài ra, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam ở đây cũng cần phải được chi phối bởi các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Còn việc tiến hành cụ thể trong các trường hợp cần phải theo pháp luật Việt Nam thì chúng ta quy định ở dưới.

Khoản 2 Điều 420 cần sửa là: "Toà án Việt Nam thực hiện việc tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại"

Bởi vì, cách quy định như vậy rõ hơn so với Dự thảo vì khoản đó quy định không chính xác, và không phù hợp. Cụ thể, cụm từ "Chưa ký kết điều ước quốc tế..." không chính xác vì không phải sau này Việt Nam và nước ngoài sẽ phải ký hoặc gia nhập, còn cụm từ nhưng không trái với Pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế là không cần thiết vì các điều khác đã ghi nhận rồi.

- Về điều 421 thực hiện uỷ thác tư pháp:
Khoản 1 Điều 421 cần sửa là: "Toà án Việt Nam tiến hành ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của Bộ luật này trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác".

Cách quy định trong Dự thảo là chưa chính xác vì:
- Theo nguyên tắc có đi có lại đã được quy định như trên về vấn đề có thực hiện hay không, còn ở đây cần giải quyết vấn đề về việc thực hiện như thể nào ở Việt Nam nếu toà án Việt Nam thực hiện.
- Về khoản 2 Điều 421:
Cần thêm mục c khoản 2 Điều 421 như sau: "c, Việc thực hiện ủy thác tư pháp về vụ việc thuộc thẩm quyền đặc biệt của toà án Việt Nam được quy định tại Điều 417 của Bộ luật này hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập".

Bởi nếu đã thuộc thẩm quyền đặc biệt mà Việt Nam vẫn thực hiện uỷ thác thì có nghĩa là Việt Nam cũng không tôn trọng các quy định của chính mình.
- Về Điều 422. Thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp:
+ Khoản 1, Điều 422 cần sửa là: "Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ủy thác tư pháp cho toà án Việt Nam phải làm thành văn bản theo quy định của Điều 423 Bộ luật này trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác".
Bởi vì cách quy định của khoản 1 Điều 422 là không chính xác: vì, việc toà án Việt Nam ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cần phải tuân thủ theo thủ tục của pháp luật nước ngoài chứ không chỉ theo pháp luật Việt Nam nếu điều ước quốc tế không quy định khác.
+ Cần thêm khoản 2 Điều 422 (K2 của Dự thảo đổi thành khoản 3, Điều 422) như sau:
"Toà án Việt Nam uỷ thác cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phải làm thành văn bản theo quy định tại Điều 423 của Bộ luật này nếu pháp luật nước ngoài nơi nhận uỷ thác không quy định khác, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập không quy định khác".

Các văn bản liên quan