Trích ý kiến góp ý của Trần Du Lịch – TP Hồ Chí Minh về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ Hai 17:20 08-06-2009

Trần Du Lịch  - TP Hồ Chí Minh

Trước hết chúng tôi cũng bày tỏ một số ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng được ghi trong biên bản là đã được tiếp thu. Chúng tôi cũng có ý thức rất rõ lần này sửa một số điều liên quan đến xây dựng cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng, một khâu đột phá về thủ tục hành chính, nếu chúng ta không sửa luật gốc thì không sửa luật, nghị định, không giải quyết được thắt cổ chai về xây dựng. Chúng tôi cũng ý thức được hiện nay trong tình trạng nền kinh tế trì trệ thế này, lĩnh vực xây dựng là dư địa lớn nhất để chúng ta tăng trưởng nhanh và bù đắp suy giảm kinh tế. Chính vì vậy, ngay khi có chủ trương Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh từ Sở kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng, Sở tài nguyên và môi trường, Sở quy hoạch kiến trúc và ngay cả Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lấy ý kiến, tổ chức thực tiễn vướng cái gì để chúng tôi kiến nghị.
Thưa Quốc hội ngày 18 tháng 5 chúng tôi đã ký một văn bản gửi cho Đoàn thư ký, Ủy ban Kinh tế, cơ quan soạn thảo rất chi tiết những nội dung từ thực tiễn vướng mắc và đề nghị xem xét. Tiếp theo sau thảo luật ngày 29 tháng 5 thì mùng 2 tháng 6 chúng tôi tiếp tục một văn bản nữa ghi rất cụ thể từng điều, khoản một nên sửa cái gì và đây là thực tế đang vướng mắc tại Thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều nơi khác. Chính vì vậy tôi rất mừng thấy trên Đoàn thư ký có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, người chỉ huy, tôi nghĩ rằng rất quan tâm vấn đề này và kiến nghị văn bản, chúng tôi gửi ngày 2/6 cho Uỷ ban Kinh tế và Đoàn thư ký đề nghị Phó Thủ tướng đọc chi tiết từng điều, khoản chúng tôi kiến nghị sửa cái gì để tháo gỡ cái này. Ở đây tôi xin nhất mạnh 2 ý lớn mà trong biên bản có ghi.
Ý thứ nhất, Luật xây dựng điểm gút nhất hiện nay là vướng về thời gian chuẩn bị dự án liên quan đến Điều 54 và Điều 59, tức là 3 giai đoạn chuẩn bị thiết kế, thiết kế cơ sở, thiết kế công trình xây dựng. Thực tế Sở xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các quy định liên quan đến giấy phép xây dựng là gần giống nhau do đó vướng lớn nhất và chậm nhất là ở chỗ này. Về quan điểm chúng tôi đề nghị đối với các công trình của Nhà nước sử dụng vốn ngân sách đã quyết định thiết kế công trình, thiết kế cơ sở 1,2,3 công đoạn, đã quyết định rồi, các cơ quan đã thẩm định rồi thì không cần xin giấy phép xây dựng vì nếu xin giấy phép xây dựng thì lại quay trở lại một lần nữa, lâu nhất là giai đoạn này. Đối với khu vực tư nhân ngoài ngân sách, khi cấp giấy phép xây dựng không còn phần trước nữa mặc dù điều, khoản có sửa như mấy công đoạn trùng nhau.
Do đó khu vực Nhà nước đã có phần trước thì không cần giấy phép xây dựng vì trong đó quy định rất rõ rồi, quản lý xây dựng là quản lý quy hoạch, quản lý tầng cao, quản lý mật độ, trong đó giải quyết các vấn đề đã có hết rồi đề nghị đột phá chỗ này, đây là khâu quyết định. Nếu không sửa chỗ này thì chúng ta vẫn tiếp tục kéo dài thời gian chuẩn bị dự án và chúng ta không thể nào đột phá về khâu hành chính, đó là điểm rất mấu chốt liên quan đến Điều 54 và Điều 59 tôi đề nghị nên sửa điểm này.
Thứ hai, liên quan đến Luật đấu thầu có nhiều ý nhưng từ thực tế của Thành phố Hồ Chí Minh thì vấn đề liên quan đến hình thức mà chúng tôi gọi là tổng thầu chìa khóa trao tay. Dĩ nhiên 5 loại tổng thầu chi tiết là loại EPC và các loại nhưng loại tổng thầu chìa khóa trao tay thì đề nghị xem lại Luật đấu thầu và Luật xây dựng các quy định không phù hợp nhau, nên sửa có hình thức này, đặc biệt những công trình rất lớn đó là tổng thầu chìa khóa trao tay, rạch ròi hơn là đề nghị xem lại Điều 2, Điều 11 và Điều 12 của Luật Đấu thầu thì đây chúng tôi nói 2 điều rất cụ thể. Ngoài ra những chi tiết và chúng tôi có rà giữa Luật xây dựng và Luật đấu thầu là những khái niệm cách dùng từ nó không nhất quán và chính chỗ đó nó sẽ tạo nên là khi các nghị định sau này nó sẽ trùng nhau. Cuối cùng tôi kiến nghị Đoàn thư ký là văn bản tôi gửi ngày 2 tháng 6 chi tiết từng điều, khoản một và tham khảo cái này.
Ý kiến cuối cùng, Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh rất ủng hộ phần sửa các điều, khoản liên quan đến Luật nhà ở và Luật đất đai mà liên quan đến một giấy theo nghị quyết của Quốc hội, tức lấy nền là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên đó là vấn đề đăng ký các tài sản nhất là nhà ở thì điều này chúng tôi đồng tình. Tuy nhiên, chúng tôi kiến nghị đưa toàn bộ cái này đưa qua sửa chung Điều 121 và Điều 126 thành một luật, phần còn lại xây dựng cơ bản chỉ tập trung Luật đấu thầu, Luật xây dựng và một vài luật liên quan. Chúng tôi đề nghị bê nguyên căn, nguyên cư bỏ bên kia, như vậy thì nó hợp lý và chúng tôi ủng hộ cả 2 cái.

Các văn bản liên quan