Trích ý kiến góp ý của Đại biểu Phan Thị Thu Hà – Đồng Tháp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ Hai 17:17 08-06-2009

Tôi xin tham gia một số ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản như sau.
Thứ nhất, tôi tán thành với sự cần thiết về sửa đổi, bổ sung luật cũng như quan điểm sửa đổi, bổ sung luật theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Cụ thể, tôi xin tham gia góp ý vào 2 luật là Luật xây dựng và Luật đấu thầu.
Về Luật xây dựng, ở Điều 40a, điều bổ sung quy định giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình theo từng loại nguồn vốn Nhà nước, vốn khác. Bên cạnh đó giao Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về việc đánh giá này. Nhưng trong quy định của Chính phủ, trong lưu nội dung thì quy định của Chính phủ sẽ chỉ đánh giá vấn đề phù hợp với tính chất nguồn vốn. Theo tôi quy định như Khoản 2 dự thảo là chưa đủ, cần phải bổ sung thêm về đánh giá giám sát về chất lượng và hiệu quả của công trình. Bởi vì hiện nay vấn đề chất lượng công trình và vấn đề chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm cũng như cử tri rất quan tâm đến vấn đề này. Lâu nay có nhiều công trình vốn dù là của Nhà nước hay nguồn vốn khác so sánh thì thấy các nguồn vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản chặt chẽ các quy trình thì chất lượng công trình rất tốt. Còn về nguồn vốn của Nhà nước ở các cấp độ khác nhau thì chất lượng công trình có nơi, có lúc không đảm bảo được yêu cầu, đôi khi thực hiện vừa xong đưa vào nghiệm thu đã thấy nó xuống cấp. Cho nên chúng tôi đề nghị phải đánh giá cả về chất lượng và hiệu quả của công trình.
Thứ hai, tại Điều 43 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Tại Khoản 2 quy định Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình và hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nhưng lại đặt ra một vấn đề vì lý do các cơ quan quản lý Nhà nước chậm trễ trong việc ban hành, công bố các định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, do vậy đặt ra vấn đề đưa tổ chức xã hội nghề nghiệp vào trong việc thực hiện công bố định mức, nhưng với tính chất là cho chủ đầu tư tham khảo hoặc tư vấn cho chủ đầu tư. Chúng tôi thấy như thế không phù hợp, bởi vì trong quá trình nếu như chủ đầu sử dụng thông tin của tổ chức xã hội nghề nghiệp trong vấn đề định mức kinh tế kỹ thuật, thì liệu rằng cơ quan thẩm định dự án đầu tư có chấp nhận hay không. Nếu không chấp nhận thì chủ đầu tư phải thực hiện lại quy trình và như vậy vừa mất thời gian vừa tốn kém, vừa chậm tiến độ và tất cả trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Cho nên chúng tôi xin đề nghị trong luật này khi sửa đổi Chính phủ cần có biện pháp để nâng cao năng lực, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và nếu chúng ta đưa tổ chức kinh tế, đưa tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia vào vấn đề công bố định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, thì phải pháp lý hóa cơ quan này.
Thứ hai, về Luật đấu thầu trong Điều 20 về việc quy định gói thầu được chỉ định thầu và quy định Chính phủ, quy định cụ thể hạn mức chỉ định thầu. Tôi thống nhất với dự thảo của luật, quy định này hết sức cần thiết phù hợp với thực tiễn, thực tế, theo tôi luật hiện hành chúng ta thể hiện quan điểm "sợ" nhiều hơn là "tin". Trong phân cấp trách nhiệm thì cũng chưa được đầy đủ và cũng chưa xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, tôi nghĩ đồng thời với việc hoạt động giám sát đánh giá thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua cũng chưa được tổ chức thường xuyên, kịp thời, liên tục. Do vậy để đảm bảo theo luật định với những gói thầu thực hiện ở những vùng khó khăn như vùng sâu, vùng xa hoặc những gói thầu đặc biệt, đặc thù thị trường cung ứng không rộng rãi, ví dụ như ở lĩnh vực giáo dục gói thầu trang cấp thiệt bị giáo dục quốc phòng cho các nhà trường thì định mức vượt hơn so với quy định của luật hiện hành. Để giải quyết tiến độ cũng như hiệu quả sử dụng và đáp ứng được yêu cầu, khi xảy ra tình trạng xé thầu, giảm định mức thầu hoặc phải xin các cấp thẩm quyền cho phép thực hiện việc chỉ định thầu nhưng trách nhiệm này sau đó hậu kiểm thuộc về ai, người tham mưu hay cấp thẩm quyền quyết định chưa kể đến tình trạng trong quá trình đấu thầu chúng ta nặng về yếu tố tài chính hơn là yếu tố kỹ thuật. Do vậy chúng tôi thống nhất với sửa đổi dự thảo luật Điều 20, nhưng tôi đề nghị cũng nên có giới hạn về định mức như thế nào để tránh tình trạng tùy tiện chỉ định thầu.
Về Luật đấu thầu, tại Điểm a, Điểm c, Khoản 1, Điều 75 dự thảo quy định có hai mức độ chế tài là cảnh cáo và cấm. Tôi thấy hai chế tài này nó vẫn không có tính răn đe cao, bởi vì trong cái "cấm" có ba nội dung là cấm khi nhà thầu trúng thầu mà không tham gia thương thảo hoàn thiện hợp đồng hoặc không có thực hiện hợp đồng trọn vẹn. Thứ hai, trong quá trình thực hiện chỉ thực hiện một phần của gói thầu và thứ ba là thực hiện gói thầu vừa chậm tiến độ, vừa không đảm bảo chất lượng. Tôi cho rằng điều này sẽ không khả thi và nói chung xử phạt chế tài này còn rất nhẹ. Bởi lẽ làm sao chúng ta biết được nhà thầu vi phạm và vi phạm liên tục ba lần và trong ba lần vi phạm nhưng không liên tục thì chúng ta giải quyết như thế nào? Nếu vi phạm với chủ đầu tư khác địa bàn dự thầu khác, thì có xem là vi phạm liên tục hay không? Và cơ chế nào để chúng ta biết được thông tin vấn đề mà không đảm bảo được chất lượng, tiến độ của gói thầu thì cũng chỉ ở mức cảnh cáo.
Tôi cho rằng tất cả những vi phạm trên đều gây khó khăn cho chủ đầu tư gây hậu quả trong việc triển khai thực hiện dự án và chất lượng của dự án công trình cũng như hiệu quả đầu tư. Do vậy chúng tôi xin đề nghị, Nhà nước nên có một quy định như thế nào để chặt chẽ hơn, tránh tình trạng dễ lách luật hoặc trong chế tài chưa cao thì không đảm bảo được tính răn đe và chưa giải quyết được thực trạng hiện nay.
Với những lý do trên, tôi đề nghị thứ nhất ở Tiết 3, Điểm a, Khoản 1 thì chuyển xuống Điểm c, Khoản 1 của Điều 75 là nhà thầu thực hiện gói thầu không đảm bảo chất lượng và tiến độ thì sẽ cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
Đề nghị thứ hai, cần quy định việc bồi thường và bồi thường nặng đối với cả hai mức chế tài như trên.
Đề nghị thứ ba, về hồ sơ tham gia dự thầu tôi đề nghị chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu phải có một văn bản xác nhận về uy tín nhà thầu đối với các gói thầu đang thực hiện trong khoảng thời gian này, có như vậy thì chủ đầu tư mới có cơ sở để lựa chọn, chọn nhà thầu.

 

Các văn bản liên quan