Trích ý kiến ĐBQH Trần Hồng Việt – Tỉnh Cần Thơ

Thứ Ba 13:36 15-08-2006

Qua nghiên cứu tiếp thu giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng tôi thấy việc sửa một số nội dung Bộ Luật lao động mà chủ yếu là liên quan đến việc đình công, các thủ tục đình công. Quan điểm của tôi muốn sửa là sửa hết, nhưng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình vậy thì tôi cũng nhất trí theo giải trình và xin phát biểu theo giải trình.
Chúng ta biết rằng đình công là một giải pháp cuối cùng tự vệ của người lao động, của công nhân, bản chất người lao động của chúng ta là người ta đi kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình chứ không phải đi kiếm chuyện, tôi muốn khẳng định vấn đề đó, cho nên những ràng buộc quá ngặt nghèo trong quy định pháp luật về đình công trước đây mình thấy rằng bị vô hiệu hoá. Mặc dù đình công xảy ra liên tục nhưng cũng chẳng xử người ta theo pháp luật được, ví dụ trong một lớp học có 1, 2 học trò vi phạm mà kỷ luật nó, bắt nó quỳ gối, nó cảm thấy bị xúc phạm về sĩ diện, nhưng ông thầy bắt cả lớp quỳ gối thì nó vỗ tay cười. Cho nên, luật mình như thế nào để quy định nó thực sự đi vào cuộc sống, khi có người vi phạm mình xử phạt, răn đe được, không khéo mình đưa ra về mặt lý luận, lý thuyết thôi chứ nó không đi vào cuộc sống.
Cho nên, muốn đưa ra tiêu chí để xem đình công là hợp pháp hay không hợp pháp là phải căn cứ vào nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động. Chúng ta biết trước khi có Bộ luật Lao động ban hành, đất nước chúng ta không có khái niệm gọi là đình công, không có vụ đình công nào xảy ra như thế. Nhưng sau khi có Bộ luật Lao động ban hành, hầu hết các đô thị đều xảy ra các cuộc đình công ở trong các doanh nghiệp, ngay cả trong doanh nghiệp quốc doanh cũng vẫn có đình công, bởi vì vi phạm pháp luật có những căn cứ đó mà mình không thực thi thì người ta mới đấu tranh, trước đây không có, trước đây tôi cũng từng làm cán bộ công đoàn, có những nơi trả lương cho công nhân không phải bằng tiền mà bằng hiện vật thay thế, thậm chí lấy than trả thay cho gạo nữa mà người ta đâu có đình công, bởi vì không có quy định trong luật. Bây giờ luật của mình có rồi mà mình vi phạm pháp luật là phổ biến thì buộc người ta phải tự vệ. Cho nên xem cái gốc của vấn đề là gì? Văn bản pháp luật của chúng ta có mà nguyên nhân gây ra vi phạm là gì? Tức là ở giới chủ vi phạm pháp luật lao động là phổ biến. Hôm nay có Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Viêt Nam ở đây có thể thống kê xem như thế nào, có thể cung cấp thêm thông tin để các đồng chí trong Thường vụ thấy.
Cho nên tôi nhất trí với ý kiến của anh Dũng ở Kon Tum, khái niệm phân biệt về tranh chấp lao động chia ra làm 2 loại: tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích là không khả thi. Cái này chỉ phù hợp cho những người ngồi trong phòng để nghiên cứu thôi, còn đi vào thực tế không thể phân biệt được. Bây giờ người vi phạm pháp luật trong luật đã quy định như vậy rồi, tiền lương, các lợi ích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà ông chủ vi phạm cái đó gọi là quyền tách ra, cái đó thuộc về lợi ích của người lao động, vi phạm đối với người ta rồi. Cho nên không thể tách biệt ra như chỗ anh Dũng ở Kon Tum nói đối với thực tế Việt Nam. Còn đối với một số nước trên thế giới mà các giải trình đưa vào đây thì họ phân biệt, vì luật của họ thực thi rất nghiêm. Các đồng chí đi các nước trên thế giới, có nước nào vi phạm pháp luật lao động phổ biến như Việt Nam chúng ta không? Tôi cảm thấy chưa có. Tôi cũng được các đồng chí cho đi làm công việc của Quốc hội, đi tôi thường hỏi ngang qua chỗ công đoàn với hoạt động của công nhân lao động thì chưa có nước nào trên thế giới vi phạm pháp luật lao động như Việt Nam mình. Trong khi chủ trương của chúng ta nói Nhà nước của dân, quyền lợi của dân phải được bảo đảm, lấy dân làm gốc, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân lao động, nhưng khi xảy ra xung đột quyền lợi giữa giới chủ và người lao động thì ai là người thiệt thòi, luôn luôn là người lao động thiệt thòi.
Ở đây vắng Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng có Thứ trưởng, xin thưa vừa qua cuộc tranh chấp lao động, tổ chức công đoàn đứng ra đầu sóng ngọn gió để đấu tranh bảo vệ chứ còn bên cơ quan ngành lao động ít tham gia chỗ này và tôi xin nói thật chính quyền cũng ít can thiệp. Cho nên vi phạm pháp luật dẫn tới đình công chỗ này cần xem xét, theo tôi không nên phân biệt tách ra hai khái niệm đó giữa quyền và lợi ích, nó không phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Về thẩm quyền đình công cho rằng lãnh đạo đình công là quyền duy nhất của tổ chức công đoàn, theo như giải trình thì nó cũng không phù hợp với Việt Nam của chúng ta. Bởi vì đối với các nước trên thế giới họ không phải có một hệ thống công đoàn duy nhất mà họ có nhiều tổ chức công đoàn, cho nên công đoàn này không đứng ra thì có công đoàn khác. Còn Việt Nam của mình chỉ có một hệ thống công đoàn duy nhất thôi, trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Thực tế hiện nay còn trên 30% các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh có đầy đủ điều kiện để thành lập tổ chức công đoàn nhưng họ cố tình không thành lập tổ chức công đoàn, nhưng cũng không có một biện pháp chế tài nào mặc dù luật đã quy định. Do vậy, bắt buộc lãnh đạo đình công nhất thiết phải là tổ chức công đoàn thì cũng không phù hợp với thực tế của Việt Nam.
Tôi đề nghị chọn một phương án là nếu những nơi không có tổ chức Công đoàn thì đại diện của người lao động đứng ra tổ chức để lãnh đạo tổ chức đình công, họ chỉ báo với Công đoàn cấp trên, như thế mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam hơn.
Lấy ý kiến của tập thể người lao động về Luật Đình công, tôi chọn phương án 2 vì phương án 1 lấy ý kiến trực tiếp của người lao động thì khó khả thi. Bây giờ điều kiện làm việc phân tán rất khó lấy ý kiến trực tiếp mà phải chọn phương án 2 lấy ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn hoặc đại diện lao động bằng cách là bỏ phiếu của các thành viên Ban chấp hành Công đoàn, Tổ trưởng Công đoàn và tổ sản xuất.
Ở Điều 174, tôi chọn phương án 2 nhưng có điều đắn đo mong Ban soạn thảo xem xét thêm: "Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác" theo quy định của pháp luật thì theo như thế nào? Tôi chưa thấy rõ, nhưng nếu tôi đình công đúng nội dung, đúng pháp luật thì thời gian đình công đó có được trả lương hay không? Tiền của tôi mất, tôi phải bỏ chi phí, bỏ công lao động để tôi đi đòi lại mà trong lúc này tôi đòi là đúng, không trả lại quyền lợi mà trong thời gian tôi phải đình công, tôi đi đòi quyền lợi mà anh không trả thì cái này phải xem có công bằng hay chưa? Chỗ này cũng cần cân nhắc xem thêm. Giải quyết cuộc đình công tại tòa, theo tôi giải quyết tính hợp pháp của cuộc đình công thì phải giải quyết yêu cầu của công nhân về nội dung tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật lao động và thỏa ước lao động, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền. Bởi vì mục đích đình công của công nhân tức là đòi hỏi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị vi phạm, chứ không phải họ cố ý làm sai. Nếu trình tự, thủ tục đình công của họ chấp hành đúng pháp luật về nội dung đúng theo quy định pháp luật thì cái này Tòa án phải giải quyết luôn nội dung đình công đó đúng hay không đúng để cho họ biết

Các văn bản liên quan