Trích ý kiến ĐBQH Nguyễn Viết Chức – Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGD – TN- TN và NĐ

Thứ Tư 15:13 09-08-2006
Tôi xin góp một vài ý, có thể nói trong toàn bộ dự thảo Luật nó toát lên một điều là khuyến khích việc chuyển giao công nghệ, tôi thấy rất đồng tình. Rõ ràng đối với nước ta và với tình hình hiện tại bây giờ thì không khuyến khích chuyển giao công nghệ thì chắc chúng ta còn lạc hậu, còn khó khăn. Ý đó trong văn bản của dự thảo Luật cũng khá rõ ý khuyến khích. Tuy nhiên, tôi đồng tình với một vài ý kiến của các đồng chí cho rằng khuyến khích nhưng khuyến khích làm sao cho rõ, nếu không ngay cả địa bàn, các loại công nghệ, khuyến khích chuyển giao như Điều 9, Điều 10 thì cũng không phải rõ rệt lắm, đặc biệt về địa bàn, không phải cứ khó khăn, cái gì cũng kinh tế khó khăn, điều kiện khó khăn rồi ta ưu ái. Nhưng không khéo chỗ chúng ta ta ưu ái nó lại khó khăn thêm, tại sao khó khăn thêm, tôi muốn nói đến khía cạnh thứ hai là mặt trái của vấn đề, khuyến khích rồi, nhưng còn có một khía cạnh nữa tôi đọc, tôi chưa thấy đó là có yếu tố ngăn ngừa, ngăn chặn những lợi dụng chuyển giao công nghệ gây thiệt hại rất lớn cho đất nước cả kinh tế và kể cả về tri thức, xã hội. Tôi nói như vậy, cái đó nếu tôi dẫn ra thì mất thời gian, cho nên xin phép không dẫn ra, chứ quá nhiều việc nhiều anh đã lợi dụng việc đó, lợi dụng chữ công nghệ nghe vẻ oách lắm, nhưng nhập những cái lung tung vào thiệt hại lớn lắm, những chuyện từ mía đường cho đến lò đứng, một loạt những dây chuyền công nghệ chúng ta nhập vào. Tại sao nó thế, ở đây tôi sẽ nêu một vài cái để chúng ta tính toán xem khía cạnh ngăn chặn như thế nào, khuyến khích nhưng đồng thời cũng khuyến khích cái tốt.
Thứ hai là ngăn chặn những biểu hiện trong cuộc sống rất rõ cái này, đó là chuyện dùng tiền của Nhà nước, dùng tài sản của Nhà nước.
Điều 9 công nghệ cao nói thì ai cũng thấy nhưng cao đến đâu? mấy mét? cụ thể thế nào? nếu không quy định ra thì rất là phiền phức, tôi nghĩ như vậy. Vậy thì về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật có lẽ cũng phải tính, phải giải thích cao là như thế nào cũng phải tính, cũng phải giải thích.
Thứ hai, ở Điều 11 công nghệ chuyển giao có điều kiện tôi nghĩ là rất cần. Rõ ràng là đọc tất cả những điều kiện này thì đương nhiên là cũng không phải cái gì cũng định lượng ra được, nhưng cũng phải tính toán định lượng. Còn một cái mà tôi cho rằng phải tính đó là những công nghệ lỗi mốt, lạc hậu, có khi đối với mình có cao đấy, chưa bao giờ có, nhưng đối với thế giới cái đấy nó quá cũ rồi, cuối cùng vì những lợi ích này nọ chúng ta cứ nhập vào thì ở đây không thấy ghi, ít ra ghi những công nghệ lạc hậu không được nhập.
Tôi nghĩ trong Điều 12 công nghệ không được chuyển giao, không rõ điều này, dứt khoát là không cho nhập chứ nếu không cuối cùng đất nước mình trở thành bãi rác của công nghệ lạc hậu, có thể công nghệ đó là cao nhưng nó là thế hệ 1, 2 mà bây giờ nó đến thế hệ thứ 10, 15 rồi mà mình vẫn cứ nhập công nghệ có khi chỉ cách ta 5, 6 năm thôi, có nhiều công nghệ phát triển hơn, mỗi ngày ra một thế hệ mới. C húng ta một là do năng lực, cũng có thể do lợi ích cuối cùng cứ nhập bừa về. Tại sao tôi nói chuyện lợi ích, những điều sau tôi muốn nói rằng những điều khoản tạo ra cho người ta có những lợi ích riêng, khuyến khích là một mặt nhưng mặt ngăn cản những hành vi, những cái gây thiệt hại cho đất nước. Toàn bộ điều 9, 10, 11, 12 cũng không bật ra được điều đó, đặc biệt điều 11, 12 những điều về công nghệ chuyển giao có điều kiện và công nghệ không được chuyển giao , cũng không làm rõ được ý ấy, tôi rất muốn làm sao đưa vào ý đó để làm rõ.
Tại sao không làm rõ mấy cái này, khuyến khích người ta nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra cái vì lợi ích cá nhân, người ta sẽ giải quyết theo chiều hướng rằng nó cũng chưa chắc gây tổn hại gì cho đất nước, kể cả về công nghệ thế nọ, thế kia nhưng có thể tổn hại về kinh tế rất rõ. Vì nếu nhập cái lạc hậu về mà chúng ta khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Điều 34 thì quyền tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Khoản 1, Điểm b nhận thù lao dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận. Điều quy định này rất khuyến khích, nhưng đồng thời mục tiêu của anh làm dịch vụ chuyển giao công nghệ không khéo sẽ bằng mọi giá để nhập được công nghệ đó. Còn chuyện tác hại đến đâu tôi đọc thì chưa thấy có chỗ nào ghi rằng nếu có tác hại thì ông phải chịu cái gì, phần sau là phần nghĩa vụ. Các đồng chí đọc toàn bộ phần sau là nghĩa vụ Điều 35 thì không thấy, chỉ có những bí mật hay chịu trách nhiệm v.v... còn giả sử ông tư vấn cho tôi nhập cái đó bằng tiền Nhà nước, tiền tư nhân thì tôi xin nói thật tôi cũng không quan tâm lắm, vì tiền tư nhân thì cẩn thận lắm, nhưng tiền Nhà nước thì làm sao giúp cho ông nhập được càng nhiều dịch vụ càng tốt, tiền thì hỏa hồng theo thỏa thuận nữa thì giả sử nhập công nghệ là dây chuyền sản xuất thì càng tốt. Tôi đọc gần đây 61 tỷ nhập vào rao bán có 4 tỷ chịu chết không ai mua, số tiền ấy ai chịu, cho nên khoản b rất thú vị, thù lao dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận. Nhưng thỏa thuận như thế nào, bao nhiêu phần trăm phải rõ ràng, nếu không nhập vào khoảng 60 tỷ nhận lại chỉ 10 tỷ thì phức tạp lắm.
Có một điều nữa tạo thông thoáng cho chuyện nhập đó là Điều 48 thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước giao vốn có quyền thế chấp, cầm cố tài sản thuộc vốn Nhà nước giao để vay vốn thực hiện chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật. Vậy thì quy định ở chỗ nào, tôi là chủ chỗ đấy tôi cứ cầm cố tài sản của tôi, cuối cùng tôi cứ nhập, nhất là tôi lại sắp sửa có những việc chuyển khác chẳng hạn, tôi nhập xong, ông sau có khi gánh đủ về chuyện tôi nhập. Tôi băn khoăn là băn khoăn phía gọi là có những quy định chặt chẽ để không cho bất kỳ tổ chức và cá nhân nào lợi dụng việc chuyển giao công nghệ gây tổn thất nặng nề cho kinh tế của Nhà nước, còn những mặt khác tôi không đề cập nhiều, tôi thiên về chuyện kinh tế trước mắt.
Điều 55 đúng là nhiều ý kiến cho rằng là bây giờ có Luật thi đua, khen thưởng rồi thì cũng không cần, nhưng tôi nghĩ rằng cần, vì ở đây nó có đặc thù, chuyện ta muốn khuyến khích nhập công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ có hiệu quả thì có thể có giải thưởng, nhưng giải thưởng ở đây thì ghi rõ thế nào thì được hưởng, có lẽ cũng dài dài ra một tý, đã ghi thì ghi cụ thể luôn, không ghi là những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động chuyển giao công nghệ, là nguy hiểm lắm, bệnh thành tích, thành tích xuất sắc, họp bình một lúc, tôi với ông Cừ cùng họp xong tôi giới thiệu đồng chí Cừ là xuất sắc, cuối cùng tập thể giơ tay thế thì chết. Xuất sắc là thế nào? Chẳng hạn tôi lại bầu cho tôi nữa, thì hai ông cùng xuất sắc nhận giải thưởng là rắc rối lắm. Cho nên nếu chỗ này thực sự khuyến khích thì có lẽ cũng phải luật hoá cụ thể, tức là giả sử anh nhập công nghệ đấy vào nó tạo ra được bao nhiêu việc làm mới, tạo ra được bao nhiêu về lãi suất thì sẽ được hưởng bao nhiêu phần trăm của lãi suất đó, chẳng hạn như vậy thì nó mới ra. Nếu luật chúng ta lại cứ chung chung như thế này, lại thành tích xuất sắc thì cuối cùng có nhiều người thành tích xuất sắc mà chuyện chuyển giao công nghệ cũng chẳng đến đâu. Tôi muốn cảnh báo rằng sau khi luật này thì phải làm sao đất nước ta phải là đi trước đón đầu, Đảng ta đưa ra những nghị quyết, những chỉ thị, những chủ trương đường lối quá hay, không biết ta đã đi trước đón đầu được cái gì, hay là ta toàn đi sau, đi cuối, thì rất là nguy hiểm. Tôi nghĩ trong lĩnh vực này thì phải đi trước, đón đầu, công nghệ mà không đi trước, đón đầu thì sau rất nguy hiểm.

Các văn bản liên quan