Trích ý kiến ĐBQH Đặng Như Lợi – Tỉnh Cà Mau

Thứ Ba 14:13 15-08-2006

Kính thưa các đồng chí.
Tôi cũng đã phát biểu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban. Ở đây tôi xin nói một số ý kiến qua trao đổi. Tôi thấy việc đình công là thiệt hại cho cả hai bên, cả giới chủ và giới thợ đều thiệt hại, chắc Nhà nước nào cũng vậy, không ai khuyến khích đình công. Vậy luật pháp của ta bàn nên viết như thế nào để có thể thể hiện quan điểm này, cho nên sẽ phải lựa chọn ra cách viết.
Thứ hai, chế tài pháp luật liệu có nương nhẹ cho ai không. Ví dụ những người yếu thế, thiếu hiểu biết pháp luật thì ta xử lý có mức độ cái đó có nên không? Để có định hướng trong vấn đề luật. Tôi nghĩ việc đình công ở đây viết là viết cho giới thợ đình công với giới chủ, chẳng ai là giới chủ đình công với giới thợ, chỉ có bàn chuyện là giới thợ đình công, nó chỉ có một phía, đối với giới chủ người ta chỉ có trường hợp là "bế xưởng", chủ người ta chỉ có trường hợp là "bế xưởng", đối với nước ngoài người ta dùng cái gọi là bế xưởng, tức là không cho vào làm việc, đấy là trường hợp của doanh nghiệp đối với giới chủ.
Đi vào nội dung cụ thể, tất cả những vấn đề lớn bàn nhiều là tranh chấp với cái gì mà dẫn đến đình công, ta bàn quyền và lợi ích, xung quanh quyền và lợi ích thì hiểu như thế nào cho chính xác. Cách đây hai ngày tôi có dự hội thảo do Liên đoàn giới chủ của Nauy, do ông Phó chủ tịch Liên đoàn giới chủ Nauy ông giới thiệu về vấn đề đình công, trong đó có nội dung đình công, ông nói cái đó không chỉ áp dụng cho các nước ở Bắc Âu mà toàn bộ Châu Âu cũng áp dụng theo cái đó, bởi đấy là mô hình đã lựa chọn. Ta hiểu vấn đề ở đây là dịch chữ "quyền và lợi ích" là cái gì? họ chỉ nói đến cái cao nhất là quyền, nó thể hiện trong việc theo tài liệu người ta nói là tranh chấp về quyền là tranh chấp về cách hiểu trong thoả ước lao động tập thể hiện có, chứ không phải là bàn về cái đó nó trái với pháp luật, tức là trong thoả ước không có điều khoản nào được quyền trái với pháp luật cả. Tức là các luật pháp họ đã quy định rồi, thì thoả ước đó không có quyền trái vì giới chủ thực ra toàn phải thuê luật sư thông thạo tất cả các điều khoản và luật đã quy định về chính sách, quyền lợi liên quan đến người lao động. Giới thợ thông qua Công đoàn cũng phải thuê toàn bộ luật sư làm rất giỏi. Cho nên không có chuyện gọi là thỏa ước lao động tập thể là trái pháp luật. Nhưng hiểu về cái đó như thế nào, còn khi đã ký rồi thì khi thời hiệu của thỏa ước có hiệu lực, cấm anh không được đình công, đấy là luật. Thỏa ước đã ghi 2 năm thì nhất định chỉ có 2 năm đó anh không được đình công. Chỉ có tháng gần cuối cùng tháng thứ 21 trở đi, bắt đầu bàn về chuyện này sẽ bắt đầu hết hiệu lực một cái thì không đồng ý với nhau là tăng lên. Trong trường hợp đó người ta lại gọi là tranh chấp về lợi ích. Tranh chấp về lợi ích là gì? Theo giới thiệu thì người ta tranh chấp về nội dung tương lai của thỏa ước sẽ thỏa thuận. Như vậy họ không có chuyện bàn về cái như của Việt Nam ta. Cho nên quyền ở Việt Nam nó khác, bây giờ áp dụng dụng hai từ "quyền và lợi ích" của nước ngoài vào đây là rất gay. Cho nên phải nói là quyền là thế nào ở Việt Nam, "lợi ích" là thế nào ở Việt Nam để có thể bàn đến chuyện đình công hay không đình công, còn áp dụng ở nước ngoài vào thì không làm được, vì ở họ cao nhất cũng chỉ là thỏa ước lao động tập thể, chứ không chỉ bàn đến chuyện áp dụng pháp luật không nghiêm, không đúng, không có chuyện đó. Bởi vì trong thỏa ước người ta đã quy định chuyện thỏa ước không có chuyện đó rồi.
Bây giờ ở đây Việt Nam ta bàn, tôi thấy thế này, quyền ở Việt Nam là gì? Quyền là các chế độ chính sách đối với người lao động mà theo quy định của pháp luật nó chưa được thực hiện đầy đủ. Cái đó do giới chủ vi phạm, đấy là một việc.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, tức là giới chủ được quyền, được sử dụng quyền của mình để quy định những cái nội dung cụ thể liên quan đến chính sách người lao động mà cao quá người ta không thực hiện được. Bây giờ chỗ đó có quyền được đình công ở Việt Nam hay không? Xem xét thì tôi thấy quyền quy định pháp luật giới chủ thực hiện không nghiêm, trách nhiệm thuộc về ai? Trách nhiệm thuộc về Nhà nước, Nhà nước có làm được không với bộ máy hiện nay và chất lượng cũng như tổ chức bộ máy hiện nay với hiệu lực quản lý Nhà nước hiện nay có làm được không? Không làm hết được. Vì sao không làm hết được? Chủ trương của ta thì giảm biên chế, tinh giảm đến mức gọn nhất cho nên đẻ ra các bộ phận là không đồng ý, mà có đi chi tiết cũng không làm nổi. Nếu xảy ra chuyện vi phạm về việc này thì người lao động có quyền phản ánh hoặc tổ chức công đoàn đó có quyền không khi họ đã đề đạt không đạt được thì chuyện đó nên thế nào? Nên quy định phù hợp với thực tế Việt Nam, theo tôi đi theo hướng như thế có khi nó hay hơn.
Cho nên phải phân tích về vấn đề quyền theo các mức khác nhau. Là những chuyện vi phạm thuộc về cái của Nhà nước ở đây thì khi Nhà nước chưa làm hết được và tổ chức bộ máy có đẻ ra cũng chưa thể làm hết được. Cái này liên quan đến ngành lao động là nhiều, tất nhiên có cả anh khác nữa, nhưng liên quan đến lao động là nhiều, cái này có làm được không giờ ta tính. Giới chủ được sử dụng quyền của mình để quy định cái cao hơn mà người lao động không thực hiện được, có thể nó rất nhiều nhưng tôi xin ví dụ để các đồng chí biết. Ví dụ chế độ tiền lương và xếp lương người ta quy định Nhà nước họ thực hiện đúng rồi. Nhưng bắt đầu giao nhiệm vụ, công việc cho người đó để thực hiện công việc đã được xếp lương thì người ta giao định mức quá cao không thực hiện được, đấy là quyền của người ta chứ Nhà nước không quy định chuyện này, không có pháp luật nào quy định về chuyện này cả. Người ta đưa ra một định mức quá cao không làm được cho nên công nhân phải làm việc cả ngoài giờ mới thực hiện được định mức. Vậy cái đấy là cái gì? Tôi nói ví dụ một trường hợp về vấn đề tiền lương thôi, 90% nguyên nhân hiện nay là tiền lương, cho nên cứ thấy bảo làm thêm giờ mà không được trả lương, bởi chuyện đó nhưng mình không biết nguyên nhân. Đó là của ta, vấn đề quyền hiểu ở Việt Nam, chữ quyền cho rõ ở cái gì và ở các góc độ đó thì người công nhân đến đâu, giới chủ đến đâu và họ có quyền gì trong việc tranh chấp và giải quyết tranh chấp này.
Bàn đến vấn đề thứ hai nói về lợi ích, lợi ích của nước ngoài cũng chỉ nằm trong thỏa ước lao động tập thể thôi. Tức là cái mà chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị là xử lý trong thỏa ước đã ký, thì chúng tôi chuẩn bị sẽ nâng cao lên, nâng lên nữa khi đến hết thời hạn của thỏa ước lần trước đã ký, mà không đạt được thì mới xảy ra đình công. Nhưng của ta có phải như thế không? ở ta vấn đề không phải vậy. Mà là quyền lợi của người lao động do pháp luật quy định, thứ nhất là nó đã lạc hậu, không phù hợp nữa, sáng nay anh Đồng có ví dụ về mức lương tối thiểu là Nhà nước quy định lạc hậu so với thực tế và nhiều cái khác quy định lạc hậu với thực tế, đã quy định rồi nhưng lạc hậu. Việc ấy mà lại bảo đình công thì không đúng vì đình công như vậy là đình công của toàn bộ công nhân với anh ban hành quy phạm pháp luật đấy, chứ không phải đình công trong một doanh nghiệp.
Thứ hai, là thực tế phát triển, đưa đến chế độ anh chưa quy định kịp và chưa có, cái đó cũng không phải trong một doanh nghiệp. Nội dung nữa trong quyền đó là các quy định của doanh nghiệp mà người ta so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề mà mức lại thấp hơn trong khi bên kia lại hưởng cao hơn, vấn đề này tôi cho đúng là theo nghĩa của nó là có thể đưa ra đình công thì nó hợp lý. Nhưng đình công đó cũng phải tùy thuộc vào thời hạn của thỏa ước lao động tập thể. Mà thỏa ước lao động tập thể lại liên quan đến tổ chức Công đoàn có hay không? chất lượng của đội ngũ ở đấy như thế nào để có thể đạt được thỏa ước lao động tập thể? Trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, tôi thấy nếu cho thật rành rẽ cũng rất khó, mà nhập vào cũng có chuyện, cho nên phải chăng có thể tách ra nhưng vẫn quy định trong trường hợp nào được đình công

Các văn bản liên quan