Trích ý kiến của ĐBQH Trần Văn Kiệt – Tỉnh Vĩnh Long

Thứ Năm 15:12 26-10-2006
Kính thưa Quốc hội.

Trên cơ bản, tôi thống nhất nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo Luật Cư trú và tiếp thu, giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ở đây, tôi xin tham gia phát biểu mấy vấn đề quan tâm lớn.

Vấn đề thứ nhất, hiện nay vấn đề cư trú, tạm trú, lưu trú ở nhiều địa phương hết sức phức tạp. Tình trạng như một số đại biểu phát biểu trước tôi, tức là một số bộ phận nhân dân cư trú, ở không đăng ký kéo dài thời gian, thậm chí những cơ quan chức năng ở địa phương phải nhập hộ khẩu cho họ. Hoặc lưu trú, tạm trú là không rõ thời gian nào, ở mãi, do đó nhiều vấn đề về quyền lợi ở địa phương những hộ này không được hưởng, đồng thời điều tra dân số một số địa phương đúng là cũng không nắm chặt.

Vấn đề thứ hai, các ngành chức năng quản lý Nhà nước về quản lý hộ khẩu ở địa phương, phải nói là chưa giỏi, bởi vì nếu ngay bây giờ so với trước đây thì đúng là quản lý hộ khẩu, lưu trú, tạm trú của chúng ta có những hộ lưu trú, tạm trú khoảng độ một vài năm thì ở nhiều địa phương chưa nắm chặt được, chưa biết. Do đó dân số biến động của nhiều địa phương lên xuống bất thường. Từ tình hình trên tôi đề nghị Ban soạn thảo nên đưa một số điều, khoản vào, tức là vấn đề chế tài để cho một số địa phương tổ chức thực hiện tốt vấn đề này. Nếu điều, khoản chế tài không tốt, luật này khi thi hành khó có khả thi. Cho nên tôi xin đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên xem xét vấn đề này, tình trạng hiện nay như vậy.

Vấn đề thứ hai, tôi xin phát biểu Điều 32 về quy định lưu trú và thông báo lưu trú, còn 2 vấn đề tôi thấy chưa rõ.

Ý thứ nhất, công dân ở lại trong một thời gian nhất định, đoạn này đúng. Nếu luật quy định thời gian nhất định là bao lâu? Tôi nhớ không nhầm trước đây có nhiều luật, cả thời kỳ chế độ trước quy định là 24 tiếng đồng hồ, 36 tiếng đồng hồ, 3 ngày, 5 ngày, 1 tháng cụ thể, chứ không quy định thời gian nhất định. Thời gian nhất định không có định lượng được, do đó khó cho quản lý địa phương. Tôi đề nghị nên xem xét vấn đề đã là luật nên quy định khá cụ thể.

Vấn đề thứ hai trong Điều 32, Tiết 2 quy định: "Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ và cơ sở khác có người từ 18 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo đến phường, thị trấn" Vấn đề này đúng là hiện nay đang thực hiện, nhưng tôi chưa rõ "cơ sở chữa bệnh" không biết tư nhân hay Nhà nước, bệnh viện? Cơ sở bao trùm có tư nhân, có Nhà nước, theo tôi nếu quy định cơ sở chữa bệnh của Nhà nước phải báo cáo. Xin thưa Quốc hội khó lắm, trước 23 giờ cũng được, trước 23 giờ cũng được vì ngay như bệnh viện biến động xuất viện, nhập viện liên tục, do đó quy định này, tôi cho là nếu quy định bệnh viện, cơ sở chữa bệnh tư nhân thì đúng là vấn đề khác. Nếu là cơ sở chữa bệnh của Nhà nước thì vô cùng khó, quy định như vậy không khả thi. Quy định là phải báo trước 23 giờ hoặc sau 23 giờ thì báo lại sau. Đã là bệnh viện thì đúng là nhập viện, xuất viện liên tục. Cả giám đốc bệnh viện cũng chưa nắm được số bệnh nhân bao nhiêu, thì làm sao báo cáo được. Do đó tôi đề nghị Quốc hội xem xét vấn đề này, nên quy định đã là luật thì phải có điều kiện để thực hiện khả thi thì ta mới nên quy định, nếu không thì ta nên bỏ vấn đề bệnh viện. Đó là vấn đề thứ hai. Vấn đề thứ ba, Điều 42, hướng dẫn thi hành. Điều này Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành. Tôi nhớ điều này thì Quốc hội nhiều kỳ họp cũng đã góp ý Ban soạn thảo, nếu đã cần Chính phủ quy định chi tiết điều khoản nào thì nên ghi rõ cụ thể. Tránh tình trạng ghi chung chung, thách đố nhau hoài. Chính phủ cũng biết là điều nào phải hướng dẫn thi hành, do đó tôi đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ban soạn thảo nên xem xét vấn đề này đã được đại biểu Quốc hội góp nhiều lần, nhưng phải nói Ban soạn thảo đúng là sửa vấn đề quá chậm. Bởi vì cái này bây giờ ta quy định trong luật này cần Chính phủ cụ thể, chi tiết điều khoản nào. Bây giờ theo Luật Cư trú này đúng là cũng khá cụ thể rồi, theo tôi còn một số điều khoản chưa cụ thể thì Chính phủ hướng dẫn quy định điều mấy, điều mấy, Chính phủ hướng dẫn cụ thể, chúng ta quy định chung chung như thế này thì đúng là khó.

Các văn bản liên quan