Trích ý kiến của ĐBQH Phương Hữu Việt – Thành phố Hà Nội

Thứ Ba 10:08 30-05-2006

... Về các điều, khoản cụ thể, chúng tôi xin có một số ý kiến như sau:

Về Điều 4, quy định một số nguyên tắc hoạt động thị trường chứng khoán. Chúng tôi đề nghị thêm có nguyên tắc tập trung, nguyên tắc trung gian.

Về Điều 6, Khoản 16 Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai, những thông tin liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. Chúng tôi đề nghị thêm từ là: Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin, thì thêm là "chính xác, trung thực, khách quan". Vì bản chất Bản cáo bạch được hiểu là Bản báo cáo thể hiện tính chính xác về số liệu, thông tin và phải trung thực, khách quan về việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. Bản cáo bạch cũng là một tài liệu rất quan trọng, với tư cách là một nhà đầu tư Bản cáo bạch là phương tiện giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi nhà đầu tư quyết định có đầu tư vào công ty không?

Về khoản 17, Điều 6 về niêm yết chứng khoán, Điều 34 nói về Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm chứng khoán. Hiện nay chúng ta có Trung tâm chứng khoán Sài Gòn và Trung tâm chứng khoán Hà Nội, nhưng qua bản Dự thảo này chúng ta thấy phân biệt rõ giữa Trung tâm chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán. Qua nghiên cứu các điều khoản liên quan, chúng tôi thấy ở đây mô hình tổ chức và các phương thức hoạt động giống nhau, chỉ khác nhau một chút về vấn đề kỹ thuật. Cho nên trong tình hình hiện nay, chúng tôi nghĩ giữa Sở giao dịch và Trung tâm giao dịch đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu: làm sao để người đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn, các doanh nghiệp lên sàn có nhiều cơ hội để lựa chọn công bằng, chống sự độc quyền không cần thiết.
Về việc thành lập Công ty chứng khoán và Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán và các điều liên quan đến doanh nghiệp, tức là từ Điều 68 đến Điều 79 và các điều khoản liên quan đến doanh nghiệp nói chung. Chúng tôi thấy rằng các điều khoản này cũng đều quy định là các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường chứng khoán đều là công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần. Nhưng về bản chất thì tất cả những điều khoản trong này đều khẳng định đấy là các doanh nghiệp và thực hiện theo Luật doanh nghiệp. Trong các quy định liên quan của Luật này, chúng tôi thấy rằng chỗ liên quan đến doanh nghiệp thì cũng đề ra rất nhiều điều liên quan đến hoạt động.

Thực tế thảo luận trong thời gian vừa qua đối với việc thành lập các doanh nghiệp của các luật liên qua, ví dụ, như là Luật Luật sư, Luật Hàng không, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Điện ảnh, chúng tôi thấy hình như có một xu hướng là các Bộ, các ngành rất muốn ra giấy phép thành lập doanh nghiệp. Nếu như vậy, không nghiên cứu kỹ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung thì đều quy định và hướng các doanh nghiệp ra đời đều thành lập theo Luật doanh nghiệp. Còn những lĩnh vực đặc thù thì kinh doanh theo những giấy phép mang tính đặc thù, nhưng cơ bản các doanh nghiệp phải kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Trong Luật doanh nghiệp đã quy định rất rõ ràng, cụ thể cả cuộc đời của một doanh nghiệp, từ lúc thành lập cho đến khi hoạt động và có thể là chia, tách hoặc phá sản thì đều được quy định rất rõ. Đồng thời chúng tôi thấy rằng, đối với một doanh nghiệp hoặc một cá nhân ai đi thành lập một doanh nghiệp hoặc kinh doanh lĩnh vực gì người ta ý thức được phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan, đồng thời đây là lĩnh vực đặc thù thì sẽ kinh doanh theo lĩnh vực đặc thù. Ở khía cạnh làm sao để các doanh nghiệp ý thức được kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp thì trong đấy có rất nhiều điều kiện của Luật Doanh nghiệp quy định và các doanh nghiệp hoặc các cá nhân đi kinh doanh những lĩnh vực đặc thù này chỉ có thêm về lĩnh vực đặc thù còn chính vẫn là tuân thủ những điều kiện của Luật Doanh nghiệp cũng như các luật khác có liên quan.

Vấn đề thứ 3 theo tôi nghĩ thì chỗ thống nhất quản lý theo Luật Doanh nghiệp, cũng như cơ quan đăng ký kinh doanh thì Nhà nước dễ quản lý hơn. Bởi vì chúng tôi cũng không hiểu là sau khi các luật ra đời như Luật Luật sư, có hàng ngàn doanh nghiệp ra đời thì luật này cũng thế, nhưng luật này chắc là ít hơn. Không biết các bộ ngành này báo cáo đâu để Chính phủ công bố rằng hàng năm chúng tôi có hàng chục nghìn doanh nghiệp và bao nhiêu nghìn doanh nghiệp ra đời. Đồng thời hỗ trợ của Chính phủ sẽ là hỗ trợ qua các bộ máy này, hay là hỗ trợ qua cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan quản lý kinh doanh. Đồng thời ở khía cạnh bộ máy quản lý các doanh nghiệp này của các bộ, ngành mà cấp phép như thế này thì sẽ có tăng thêm, nhưng tăng thêm có được mang tính chuyên nghiệp như chúng ta củng cố bộ máy đăng ký kinh doanh và quản lý kinh doanh chung hay không. Vậy thì chúng tôi thấy trước đây và bây giờ cũng vậy, các giấy phép con gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhưng hiện nay qua thảo luận một số luật vừa rồi chúng tôi thấy không những giấy phép con, mà giấy phép thành lập các doanh nghiệp đó trái với những thảo luận cũng như thực tế mà Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung chúng ta vừa thảo luận thời gian vừa qua.

Cho nên chúng tôi nghĩ rằng kinh doanh về mặt chứng khoán mang tính đặc thù, nhưng trong tất cả luật này đều khẳng định kinh doanh lập Công ty quản lý quỹ, hoặc Công ty chứng khoán cũng hoạt động theo công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần thì trước hết phải hoạt động theo hai công ty đó và đồng thời các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp theo chỗ Luật Doanh nghiệp quy định và có những điều kiện đặc thù của lĩnh vực chứng khoán thì chúng ta phải tuân thủ theo lĩnh vực đặc thù này

Các văn bản liên quan