Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường – Thành phố Hà Nội

Thứ Tư 09:19 16-08-2006

Kính thưa các đồng chí chủ trì Hội nghị.
Kính thưa các vị đại biểu.
Về mặt cơ bản tôi tán thành theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 7 vấn đề lớn và cũng như 8 vấn đề cụ thể nêu trong giải trình và trình bày vừa rồi. Cũng có rất nhiều ý kiến các đồng chí đã phát biểu trước tôi so với kỳ họp thứ 9 vừa qua thì dự thảo này đã được Ban soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý khá nhiều nội dung, bớt một chương, bỏ 18 điều và kết hợp những nội dung đã được thảo luận rất tập trung. Trên cơ sở những ý kiến các vị đại biểu nêu, tôi xin được đề xuất 2 ý cụ thể sau đây:
Thứ nhất, tôi có cảm nhận Luật dạy nghề ở đây có những điều các đồng chí rất chi tiết, nhưng vì chi tiết quá cho nên dễ bị trùng lặp. Và việc trùng lặp này cho đến thời điểm này chúng ta vẫn còn điều kiện để chỉnh sửa vì không thể cho phép có trùng lặp trong một đạo luật. Trùng lặp ở đây thứ nhất là ở Điều 4 vừa rồi đồng chí Hoài Thu có nêu, cùng với Điều 4 này có Điều 10, Điều 17 và Điều 24 đều nói mục tiêu cả, không những trùng ở đuôi đằng sau mà trùng cả tính chất, nội dung.
Vì vậy theo tôi đề nghị nên có một cách thức chỉnh sửa theo hai hướng: một là bỏ Điều 4, nhưng cũng có nhiều ý kiến nêu là nên để Điều 4 vì nó khái quát được hết hơn. Mặc dù cũng có nhiều đại biểu không thích có mục tiêu trong luật bởi vì mục tiêu mang tính định hướng, luật thì phải quy định cụ thể. Mục tiêu mang tính chủ trương định hướng, luật thì cụ thể được áp dụng vào từng điều và thể hiện trong từng điều luật để có chế tài, có điều kiện quy định. Nhiều ý khuyến khích kiểu định hướng này có nghĩa là trong Luật giảm bớt các tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao.
Tóm lại rất cụ thể, nhưng nếu đưa mục tiêu này, thì vì nó có đặt ra một yêu cầu trong tình hình mới. Nếu như chấp nhận này thì chỉnh sửa lại các điều như tôi trình bày: Điều 10, Điều 17 và Điều 24 mà chỉnh sửa này đưa vào Chương II thì rất khó, phải chăng nên có một vài bổ sung trong thiết kế bố cục lần này, thì Điều 5 giải thích từ ngữ các đồng chí chỉ có 3 phần giải thích. Theo tôi nghĩ nên có giải thích nữa áp dụng hơn, bởi vì chúng ta đưa tên là Luật Dạy nghề, dạy nghề đây không chỉ đối với cơ sở dạy nghề, những người dạy nghề mà điều chỉnh cả cá nhân thực hiện tham gia trong quá trình hoạt động dạy nghề. Hoạt động dạy nghề trực tiếp và liên quan, vì vậy để đảm bảo chặt chẽ, logic của Luật tôi đề nghị nên bổ sung từ giải thích từ ngữ là hoạt động dạy nghề là gì thì nó chặt chẽ.
Thứ hai, để giúp bỏ các Điều 10, 17 và Điều 24 thì nên khái niệm trình độ vào đây. Như vậy bỏ luôn mục tiêu các Điều 10, 17, 24, như vậy sẽ khái niệm thế nào là trình độ sơ cấp nghề, thế nào là trình độ trung cấp nghề và thế nào là trình độ cao đẳng nghề. Như vậy, chúng ta có mục tiêu này nếu đưa và giải thích từ ngữ thì trình độ sơ cấp nghề là trình độ qua đào tạo người học nghề thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề như vậy. Giải thích rất đơn giản, bỏ toàn bộ các khâu và tương tự như vậy khái niệm về trình độ Trung cấp nghề là trình độ qua đào tạo người học nghề có kiến thức và năng lực thực hành các công việc của 1 nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc. Như vậy nó bỏ hết, khi đó chúng ta sẽ chặt chẽ cả bố cục luật và đầy đủ hơn. Tôi đề nghị như vậy.
Thứ ba, một vấn đề rất lớn, qua giải trình báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu tại kỳ họp thứ 9 rất nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị nên có một chính sách, chính sách về dạy nghề, về quan điểm là hoàn toàn đúng, bởi trong luật nên thể hiện chuyên môn và quan điểm cụ thể chính sách. Nhưng tôi đọc rất kỹ về các dự thảo nêu ra trong điều luật lần này, về nội dung của chính sách, về dạy nghề liên quan đến cơ sở, những người trực tiếp học nghề được quy định rất cụ thể và chi tiết.
Như vậy, nếu chúng ta để Điều 7 này, đây là một sự tiếp thu theo giải trình của Thường vụ, chúng tôi có cảm nhận là quá chung chung. Bởi nếu phát triển dạy nghề thì nó bao hàm trực tiếp cả cơ sở, kể cả các chính sách Nhà nước đối với cơ sở và nghề học. Trong các điều luật và các chương, có 17 điều quy định đối với cả cơ sở, đối với giáo viên, đối với người học nghề, đối với các đối tượng cụ thể trực tiếp, kể cả đầu tư cũng quy định rất chi tiết. Việc gì chúng ta phải nêu như thế này, tôi có cảm giác là nếu chính sách này mang tính mục tiêu nhiều hơn, ví dụ góp phần nâng cao.v.v..chính sách này như thế nào, mà chính sách là được cụ thể bằng điều luật. Vì vậy, quan điểm của tôi là nếu như đưa vào Điều 7 Chương này, khi dẫn chiếu vào các điều khác, tôi cảm nhận chính sách này không làm rõ toát lên mà nên chăng không cần thiết bổ sung Điều 7 nữa.
Bản thân thực tế trong luật này đã thể hiện đến 17 điều rất rõ về chính sách của chúng ta đối với phát triển nghề, kể cả cơ sở, kể cả đối với các đối tượng cũng như vấn đề đầu tư, rất cụ thể. Tôi không đọc lại nữa, trong dẫn chiếu của Thường vụ nêu chỉ một số điều thôi, đồng chí Tâm Đan trình bày nhưng đọc lại đến 17 điều nói rất chi tiết, rất cụ thể. Vì vậy tôi đề nghị nên cân nhắc lại là đưa vào có phù hợp không? Có thể nói đây là một điều luật về cách thức hướng dẫn thi hành theo Điều 92 tôi rất hoan nghênh cách như thế này, chỉ có nắm điều này là rất nhanh, chắc chắn sẽ thực hiện ngay sau khi ban hành thì luật chúng ta sẽ đi ngay vào thực tế cuộc sống

Các văn bản liên quan