Trích ý kiến của ĐBQH Ngô Thị Minh – Tỉnh Quảng Ninh

Thứ Năm 10:09 31-08-2006

Kính thưa các đồng chí chủ tọa.
Kính thưa toàn thể các đồng chí.
Tôi xin tham gia vào một số điều trong Luật Cư trú. Trước hết về những vấn đề chung trong dự thảo, tôi thấy cũng đã tiếp thu nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và qua tiếp thu đó, tôi cũng thấy nhiều ý kiến trước tôi đã phát biểu còn những vấn đề mà cũng chưa khắc phục được những cơ bản mà trong nhược điểm của việc quản lý hộ khẩu trong giai đoạn vừa qua, đó là những nguyên tắc, những thủ tục. Qua nghiên cứu Dự thảo này chúng tôi thấy còn có những phiền hà và cũng chưa đảm bảo quyền tự do cư trú và tự do tìm việc làm của công dân, vẫn còn nặng về tư tưởng quản lý có tính chất hạn chế quyền của công dân là quyền tự do cư trú của công dân. Đặc biệt tôi thấy chưa phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Tức là có những quy định ở trong đó tôi xin chốc nữa phần cụ thể tôi sẽ nói sâu hơn.
Thứ hai, có một số quy định trong luật cũng chưa phù hợp với chủ trương đổi mới quản lý và cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục để tăng cường quản lý chống phiền hà cho người dân. Nghiên cứu Dự thảo luật cũng thấy còn có những xác định như xác định cơ sở đăng ký cư trú là các hộ gia đình chỉ gồm những người có quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng là đúng, nhưng tôi nghĩ chưa đủ. Vì thực tế diễn ra cũng có trong cùng một nhà cùng một căn hộ ngoài gia đình ra, cũng còn có người thân quen có những người mà cùng mua hoặc cùng thuê hoặc cùng ở nhờ hoặc trong cùng một nhà cũng có nhiều hộ cùng cư trú. Thực tế diễn ra ở trên địa bàn Hà Nội và cũng một số nơi khác. Vì vậy tôi nghĩ rằng khái niệm hộ gia đình hộ khẩu nếu mà không mở rộng, tôi cho chưa đầy đủ và chưa chính xác.
Về quản lý theo sổ hộ khẩu hay sổ cư trú như một số đại biểu, nói tôi nghĩ cần thiết, cũng cần phải duy trì, chứ không thể có riêng cho từng công dân được. Đây là quan điểm tôi cho là phần sau tôi sẽ phân tích cụ thể hơn. Tôi nghĩ quản lý theo sổ hộ khẩu, sổ cư trú cũng cần phải khắc phục những nhược điểm cơ bản trong quản lý hộ khẩu hiện hành. Chẳng hạn tôi thấy luật này chưa quy định được rõ việc gắn kết giữa hộ khẩu với quản lý dân số. Trong hộ khẩu chưa ghi được mã số công dân và quản lý hộ tịch, di biến động về dân số, tính toán dân số, thiếu sự phối hợp với các cơ quan hữu quan như là tư pháp, lao động thống kê công an v.v... tức là thực trạng đó của thời gian vừa qua quản lý bản hộ khẩu, trong luật này tôi thấy chưa rõ điều đó và các cơ quan hoạt động độc lập, cũng còn hoạt động độc lập chứ chưa có sự gắn kết trong quản lý hộ khẩu này. Chính vì thế cũng làm cho người dân có thủ tục khai báo trùng lắp và cũng tốn kém thời gian và phiền hà của người dân. Vậy thì đi vào cụ thể, tôi xin tham gia như sau.
Thứ nhất, ở Chương I những quy định chung Điều 3 về giải thích từ ngữ tôi thấy tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 ta nên bỏ cụm từ "sinh sống" bởi vì nói như vậy sẽ làm cho người dân hiểu tức là cả làm việc và cả nghỉ ngơi sinh sống ở đó. Như chúng ta biết không phải ai cũng biết cứ làm việc một nơi sinh sống có chỗ ở khác nhau. Tôi đề nghị nên giải thích từ ngữ cho dễ hiểu hơn và không bị chồng chéo, khó hiểu, ví dụ như trong Khoản 1 điều này ra chưa giải thích được khái niệm về thường trú, tạm trú mà người ta lại đưa ngay vào ngay từ Khoản 1 để diễn giải cho Khoản 1, tôi cho là không phù hợp.
Tôi xin đề nghị thiết kế lại như sau: Khoản 1 thiết kế rằng cư trú là việc công dân ở thường xuyên hay tạm thời tại một chỗ ở có địa chỉ rõ ràng thuộc phạm vi xã, phường hoặc thị trấn, tôi thấy giải thích như vậy nó đã bao hàm được 4 nội dung cụ thể, đó là nơi công dân ở.
Về thời gian là thường xuyên hoặc tạm thời và có địa chỉ rõ ràng, đồng thời thuộc phạm vi của xã, phường, thị trấn, nếu như công dân thay đổi trên phạm vi của xã, phường, thị trấn, đó tức là phải đi xã, phường khác thì mới gọi là thay đổi nơi cư trú, vẫn trong xã, phường đấy thì tôi nghĩ không coi là thay đổi nơi cư trú. Khoản 2 cũng nêu khái niệm, định nghĩa cho rõ hơn, tức là nơi cư trú , ở đây chỉ nêu là nơi thường trú, nơi tạm trú. Nên đưa một khái niệm chung nơi cư trú là địa điểm, là chỗ ở thường xuyên hay tạm thời của công dân, bởi vì tạm trú hay thường trú đấy cũng chỉ là h ình thức của c ư trú, cho nên tôi nghĩ cũng cần phải đưa khái niệm của nơi cứ trú vào. Tương tự như vậy th ì các khái niêm khác, từ đó suy nghĩ Khoản 6, Khoản 7 tôi đề nghị nên nhập thành một khoản và thiết kế lại như sau, đăng ký cư trú là việc công dân kê khai các thủ tục về nơi ở, về thời gian cư trú theo quy định của pháp luật với cơ quan quản lý Nhà nước để được cấp các giấy tờ xác nhận nơi cư trú hợp pháp của họ. Tôi nghĩ quy định như thế là đủ và đồng thời đề nghị bổ sung một khái niệm về mã số công dân, đưa vào giải thích từ ngữ. Tức là trong sổ hộ khẩu theo cái mới bây giờ quản lý bằng công nghệ thông tin nên có mã số công dân và đưa vào giải thích từ ngữ về một nội dung một khoản mới. Tôi xin đề xuất nội dung của khoản này là mỗi công dân được mang một mã số đó là một dãy gồm các số và chữ mà thông qua đó người ta có thể biết được người đó sinh ra ở địa phương nào , vào năm nào, giới tính, chữ cái đầu của tên hoặc mã số của công dân, ng ười ta có thể dễ dàng tra cứu và hiểu được về thân nhân của người đó, bất kỳ người đó đang cư trú ở đâu. Tôi nghĩ trong sổ hộ khẩu, theo quan điểm mới bây giờ quản l ý nên có mã số của từng công dân trong quyển hộ khẩu chung đó.
Điều 5 về nguyên tắc cư trú và nội dung quản l ý c ư trú, tôi đề nghị bổ sung thêm một cụm từ vào Điều 5, tức là nội dung quản l ý c ư trú cho r õ ràng, chốc nữa tôi xin thiết kế nội dung quản lý cứ trú đó. Nên bổ sung Điều 5 cụm từ như vậy, tại Khoản 1 đề nghị bổ sung vào đoạn cuối là đảm bảo lợi ích của nhà nước, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, từ đó Khoản 1 được thể hiện là: "Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nước, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân", như vậy sẽ đầy đủ hơn.
Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 tôi thấy cũng chưa phù hợp, tôi đề nghị thiết kế lại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 mới . Thứ nhất là Khoản 2, tức là kết hợp quản lý cư trú với quản lý dân số và lao động, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Khoản 3 là đơn giản điều kiện, trình tự, thủ tục đăng ký quản lý cư trú, đảm bảo nhanh chóng chính xác , không gây phiền hà cho dân và tăng cường công tác quản l ý một cách có hiệu quả.
Khoản 4 tôi xin đề nghị, đó l à nội dung quản lý c ư trú bao gồm xác định m ã số công dân, cấp các giấy xác nhận n ơi cứ trú hợp pháp của công dân, chẳng hạn như sổ hộ khẩu, số cư trú hay giấy xác nhận đăng k ý tạm trú, ghi sổ theo dõi c ư trú của công dân , quản lý di biến động về dân số và giải quyết các thủ tục chuyển đi, chuyển đến, cấp giấy chứng nhận chuyển đi, tôi nghĩ nội dung quản lý c ư trú r õ nh ư vậy th ì ng ười thực hiện cũng thuận.
Điều 6, Điều 7 tôi đề nghị bỏ, đưa Khoản 2, Điều 7 vào Điều 8 để trở thành Khoản 2 của Điều 8 mới, như vậy Điều 8 sẽ có 3 khoản. Về Chương III, tôi xin lấy tên là "cư trú và đăng ký cư trú" thay cho "việc đăng ký thường trú", bởi vì như phân tích ở trên tôi nói cư trú gồm có thường trú và tạm trú, nó chỉ là hình thức của cư trú. Tôi xin đề nghị lấy tên là "cư trú và đăng ký cư trú", như vậy nó sẽ kéo theo nội dung cần phải có thay đổi. Điều 20 là đăng ký thường trú, tôi nghĩ rằng đăng ký hộ khẩu thường trú chủ yếu là có nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp và chỗ ở hợp pháp, các điều kiện khác chỉ là các điều kiện đi kèm theo và cũng cần có sự phân biệt đối với người sở hữu nhà ở hợp pháp hoặc được ủy quyền, có quyền định đoạt đối với tài sản, nhà ở hợp pháp nếu họ có nguyện vọng đăng ký thường trú thì không cần có điều kiện gì kèm theo. Với suy nghĩ đó, tôi xin đề nghị nhập Điều 20 và Điều 21 thành một điều chung và xin được thiết kế lại, chứ không phải phân ra thành ở Trung ương và ở tỉnh, tôi thấy các quy trình cũng như nhau. Ở đây tôi xin đề nghị đăng ký thường trú ở Khoản 1 là "người có nhà ở, có quyền sở hữu hợp pháp hoặc đã được ủy quyền, được sử dụng và định đoạt nhà ở hợp pháp" chẳng hạn những trường hợp nhờ người mua hộ, nhưng người ta chưa có hộ khẩu, nên chưa xác định được quyền sở hữu, điều này cũng phải tính. Khoản 2, tức là được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập hộ khẩu của mình thuộc một trong các trường hợp ở trong Điều 21, chẳng hạn a, b, c, e. Ở Khoản 2 của Điều 21, tôi nghĩ đưa nó vào Khoản 2 của điều mới này và bổ sung thêm một Điểm g tôi nghĩ cần quy định như sau: Người giúp việc độc thân đã làm việc và tạm trú trên 3 năm và được hai bên đều có nguyện vọng ở lâu dài, được hai bên thỏa thuận coi như thành viên của gia đình thì cũng nên đưa vào trong trường hợp này. Tôi cũng đồng ý với một số đồng chí là phải được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập khẩu, như thế mới đảm bảo quyền hơn. Nhưng cũng không phải tất cả như vậy. Ví dụ: Mình thuê nhà, nhưng nhà mình thuê đó mình không phải nhập hộ khẩu người ta, mà mình làm hộ khẩu mới. Bởi vì mình có hợp đồng thuê nhà và mọi thứ rất thuận. Đơn cử như trường hợp của tôi chẳng hạn, tôi về tôi thuê nhà và người đó có quen biết với gia đình người ta đồng ý cho tôi nhập, không phải nhập hộ khẩu với hộ khẩu nhà người ta, đây là tôi làm hộ khẩu mới cũng địa chỉ đấy và hợp đồng thuê nhà, cho nên Công an vẫn đồng ý cho tôi làm bình thường. Tôi cho là không phải nhập vào, mà ở đây là ở ổn định 2 năm.

Các văn bản liên quan