Trích ý kiến của ĐBQH Lê Đủ – Tỉnh Phú Yên

Thứ Sáu 15:47 01-09-2006

Kính thưa các đồng chí, tôi chưa nghiên cứu kỹ, nhưng qua ý kiến gợi ý tôi xin có một số ý kiến sau:
Trước khi đi dự Hội nghị này tôi cũng có điều kiện tổ chức gặp mặt các đại biểu ở ngành tư pháp và các người tham gia công tác công chứng ở tỉnh và có một số trao đổi ý kiến. Tôi thấy qua ý kiến trao đổi với cán bộ tư pháp ở địa phương thì xem lại Báo cáo giải trình và chỉnh sửa luật này phải nói rằng cơ bản cũng đã theo ý kiến đa số nguyện vọng của cán bộ tư pháp ở địa phương. Trong này còn một số ý kiến, của các đại biểu ở địa phương như sau:
Thứ nhất, Điều 17 người được miễn đào tào nghề công chứng, có ý kiến đề nghị đưa vào đối tượng chấp hành viên. Tức là ngoài đối tượng thẩm phán, kiểm soát viên, điều tra viên, thì đối tượng chấp hành viên đề nghị đưa vào diện được miễn đào tào nghề. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu ý này.
Thứ hai, Điều 20 bổ nhiệm công chứng viên, đa số ý kiến đề nghị sau khi người đã hoàn thành việc tập sự, có quyền đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương, nơi mình đăng ký tập sự và trình cấp bổ nhiệm là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, chứ cũng nên phải trình lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Theo ý kiến đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền thành lập phòng tư pháp hay Văn phòng, người theo dõi sát đội ngũ cán bộ tư pháp ở địa phương cũng như đội ngũ công chứng viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền bổ nhiệm thì nhanh hơn.
Khoản 3 thời gian xem xét hồ sơ sửa lại là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ngay cả Khoản 2, Điều 20 cũng thế. Sang đến Khoản 4, thời hạn theo dự thảo là 30 ngày, đề nghị lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, còn lại 15 ngày là vừa. Nếu chúng ta thống nhất việc bổ nhiệm giao cho Chủ tịch Uỷ ban tỉnh bổ nhiệm thì thời hạn đề nghị ngắn lại.
Điều 23, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, trong Dự thảo trước thấy nó rõ và cụ thể hơn Dự thảo lần này. Tôi thấy nên xem xét lại Điều 23 này là quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trong hành nghề công chứng, nó quá ngắn gọn. Đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét hướng cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ theo như Dự thảo trước.
Điều 36, trong này chúng ta dùng từ "bản sao", hồ sơ bản sao giấy tờ tuỳ thân, bây giờ ta dùng bản phô tô hay bản sao. Bản sao theo tôi nghĩ bản sao phải có chứng thực, chứng nhận. Đây cần phải bản sao không hay chỉ bản photo thôi, Ban soạn thảo cũng nghiên cứu chỗ này.
Điều 40, địa điểm công chứng, trong Khoản 2 Mục b ta nên thêm một đối tượng, trước đây chúng ta có nói rằng, dự thảo cũ có đưa một bệnh là bệnh không đi lại được thì được công chứng tại nơi ngồi, tại trụ sở, nhưng bây giờ chúng ta nên bổ sung thêm một điểm là người già yếu, nhưng phải bệnh tật, tức là bệnh tật không đi lại được.
Thứ hai, đối tượng tạm giam, tạm giữ, có những trường hợp tạm giữ thôi, còn đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác thì chúng ta bổ sung cái đó thì được rồi. Tôi thấy nên đưa thêm bệnh tật và tạm giữ vào cho rõ hơn.
Điểm tiếp theo là Điều 55 về chế độ lưu trữ của công chứng, Khoản 2 cũng có nhiều ý kiến nêu rằng bản chính văn bản công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là 50 năm. Cho rằng thời hạn lưu trữ này không biết theo quy định nào, vì dài quá, nếu như vậy thì các phòng công chứng hồ sơ lưu trữ rất khó giữ. Đề nghị Ban soạn thảo xem lại 50 năm mà dài quá thì có thể thời gian nào thích hợp hơn, 30 năm hay 40 năm, vì ở đây mang tính chất nghiệp vụ. Mà như vậy sinh Văn phòng công chứng các quy định sau này chuyển đổi như thế nào sẽ quy định nhưng tôi thấy việc tồn tại mà Văn phòng công chứng này 50 thì rất khó, ngay cả đối với Phòng công chứng. Điểm cuối cùng, tôi cũng mới phát hiện thấy rằng Điều 3, Khoản 4 là tuân thủ quy tắc, đạo đức hành nghề công chứng. Trong luật này tôi xem cũng chưa thấy cụ thể những quy tắc, đạo đức hành nghề công chứng được quy định ở đâu, đề nghị Ban soạn thảo cũng làm rõ. Liên quan đến Điều 7 về công chứng viên, một điều nói về công chứng viên như thế này tôi thấy cũng chưa phù hợp lắm. Ở đây quy định công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Tôi cho rằng đây có phải định nghĩa công chứng viên, định nghĩa công chứng viên như thế này tôi cho rằng không chuẩn. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại vấn đề này

Các văn bản liên quan