Trích ý kiến của ĐBQH Dương Kim Anh – Tỉnh Trà Vinh

Thứ Năm 09:34 17-08-2006

Kính thưa Quốc hội,
Về cơ bản tôi thống nhất với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi tham gia đóng góp như sau:
Thứ nhất, về số lượng chi nhánh doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để việc quản lý của doanh nghiệp tương đối chặt chẽ hơn, tránh được nhiều tiêu cực mà chính người lao động phải gánh chịu. Tôi nhất trí với phương án 1 là doanh nghiệp chỉ được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là không quá 3 chi nhánh là vừa.
Ở Điều 20 và Điều 21 về tiền môi giới và tiền dịch vụ tôi tán thành phương án 1, nhưng ở Khoản 3 Điều 20 và Khoản 4 Điều 21 tôi đề nghị quy định như dự thảo cũ. Tức là tiền môi giới, tiền dịch vụ phải quy định phù hợp với điều kiện từng thị trường, ví dụ điều kiện của thị trường Châu Á thì phí đó lại khác với thị trường Châu Âu và thị trường Châu Phi. Cho nên, phương án 1 nó hợp lý hơn dự thảo cũ ở khoản này nó hợp lý hơn. Cho nên, theo tôi đề nghị nên ở dự thảo cũ ở Khoản 3, Điều 20 và Khoản 4 Điều 21.
Điều 18 quy định về đăng ký hợp đồng cung ứng lao động, tôi đề nghị sửa lại là sau 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 19 luật này, nếu đồng ý thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản. Còn trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bởi vì luật phải quy định chặt chẽ chứ không thể nói: Nếu không có ý kiến thì coi như đã chấp thuận, sau này nếu xảy ra chuyện gì thì cơ quan pháp luật hỏi là văn bản nào đồng ý, giấy trắng mực đen ở đâu thì rất khó. Do đó, tôi đề nghị chấp thuận hay không chấp thuận cũng phải trả lời bằng văn bản để người ta biết.
Ở Khoản 3, Điều 9 quy định người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp phải có trình độ đại học trở lên và quy định này thì được rồi. Ở khoản 2 nói có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài của doanh nghiệp phải có trình độ đại học trở lên, quy định này là được rồi, nhưng ở khoản 2 nói là có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài, tôi thấy quy định như vậy chưa chặt chẽ vì ai chứng minh được, cũng như lấy cái gì đo được rằng người đó có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Do đó, để đảm bảo chặt chẽ, luật nên quy định rõ ràng hơn, tránh lách luật xảy ra là những doanh nghiệp ma. Theo tôi, nên chỉnh sửa lại là có một cơ quan xác nhận, tức là có ít nhất 3 năm liền làm việc trong doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ở Khoản 8, Điều 7 quy định về bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động, quy định này không rõ ý. Vì ở Khoản 9, có nói là tự ý bỏ nơi đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Tôi thấy nếu giữ hai khoản, Khoản 8 và Khoản 9 ở Điều 7 thì Ban soạn thảo cũng giải thích thế nào là bỏ trốn và thế nào là tự ý bỏ, nếu không nên giữ Khoản 9 là đủ, tức là tự ý bỏ nơi làm việc là đủ, không cần phải ghi Khoản 8. Điều 27 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, Khoản 2 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp. Có mấy dẫn chứng là mấy điều, nhưng ở đây tôi chưa thấy điều nào nói về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thông báo giá cả sức lao động của người lao động ở nước ngoài cho người lao động biết. Đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm quy định này cho rõ như ý của đồng chí Tráng A Pao.

Các văn bản liên quan